Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Nam – Nữ Hiện Nay
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn được tính dựa trên chỉ số BMI. Bảng này giúp bạn xác định được chỉ số cân nặng và chiều cao của bản thân đã đạt chuẩn hay chưa để có thể đưa ra phương án cải thiện cho phù hợp. Chỉ số đánh giá chiều cao, cân nặng của nam và nữ là khác nhau nên bạn cần lưu ý tránh tra cứu nhầm, từ đó có phương hướng kiểm soát vóc dáng tốt nhất.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn được tính dựa trên chỉ số BMI. Bảng này giúp bạn xác định được chỉ số cân nặng và chiều cao của bản thân đã đạt chuẩn hay chưa để có thể đưa ra phương án cải thiện cho phù hợp. Dưới đây là bảng chiều cao chuẩn nam nữ hiện nay bạn có thể tham khảo.
Cách tính chiều cao cân nặng chuẩn xác nhất
Chuyên gia cho biết, chỉ số cân nặng và chiều cao của cơ thể liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của mỗi người. Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra các yếu tố bất thường cũng như biết bản thân đang trong tình trạng thừa cân hay thiếu cân. Dựa vào đó, bạn có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như cách tập luyện sao cho phù hợp để có thể cải thiện vóc dáng và sức khỏe.
Cơ thể ở trạng thái cân đối nếu có chỉ số cân nặng phù hợp với chiều cao. Thông thường, chuyên gia dinh dưỡng sẽ sử dụng chỉ số BMI để kiểm tra xem chỉ số chiều cao và cân nặng của cơ thể đã đạt chuẩn hay chưa. Chỉ số này được tính dựa trên công thức sau đây:
BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao x chiều cao)(m))
Sau khi tính được kết quả, bạn chỉ cần so sánh với bảng tiêu chuẩn để đưa ra kết luận. Cụ thể là:
- Chỉ số BMI dưới 18.5: Cơ thể đang trong tình trạng thiếu cân
- Chỉ số BMI từ 18.5 – 22.9: Cơ thể hoàn toàn bình thường
- Chỉ số BMI từ 23.0 – 24.9: Cơ thể đang bị thừa cân
- Chỉ số BMI lớn hơn 25: Cơ thể đang trong tình trạng béo phì
Dựa vào công thức BMI ở trên, bạn có thể tính cân nặng tiêu chuẩn của bản thân theo hướng dẫn bên dưới đây:
18,5 x ((Chiều cao)x chiều cao) <= Cân nặng <= 22,9 x ((Chiều cao)x(chiều cao))
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam và nữ
Chuyên gia cho biết, chỉ số BMI không phải là cơ sở hoàn hảo để đánh giá xem chiều cao và cân nặng của bạn đang ở mức khỏe mạnh hay bất thường. Với những người làm nghề đặc biệt như người mẫu, diễn viên, huấn luyện viên thể hình,… thì chỉ số BMI sẽ có sự sai lệch, do tính chất công việc yêu cầu thể hình của họ phải tuân thủ theo một tiêu chuẩn đặc biệt khác.
Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng
Chiều cao và cân nặng của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc nắm rõ các yếu tố này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đưa ra các biện pháp can thiệp sao cho phù hợp. Các yếu tố đó là:
+ Di truyền
Gen di truyền của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến khoảng 23% chiều cao của trẻ khi sinh ra. Bố mẹ có chiều cao tốt thì có cái cũng sẽ được thừa hưởng loại gen này. Nếu kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe đúng cách thì con sẽ đạt được chiều cao tối đa ở độ tuổi trưởng thành. Ngược lại, nếu bố mẹ có chiều cao thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của con sau này.
+ Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố chiếm tỷ lệ lớn nhất trong việc quyết định chiều cao của mỗi người (khoảng 30%). Nếu trẻ có chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương sẽ giúp bé đạt được chiều cao vượt trội khi trưởng thành. Ngược lại, nếu chế độ ăn uống của trẻ bị nghèo nàn dưỡng chất sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển chiều cao của cơ thể.
Nếu có con đang trong độ tuổi phát triển chiều cao, mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho trẻ. Lúc này, khẩu phần ăn của trẻ cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất như đạm, chất béo, canxi, vitamin D, vitamin K, collagen,… Đồng thời, mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm làm giảm nồng độ canxi trong cơ thể như thức ăn nhanh, nước có gas, nước ngọt đóng chai, thực phẩm nhiều đường,…
+ Chế độ vận động
Tập luyện thể dục thể thao quyết định khoảng 20% chiều cao cơ thể. Chuyên gia cho biết, khi tập luyện cơ thể sẽ tăng sản sinh hormone tăng trưởng và tác động trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao ở trẻ. Nồng độ hormone tăng trưởng trong cơ thể càng cao thì chiều cao sẽ phát triển càng tốt.
Đồng thời, thói quen vận động mỗi ngày còn có tác dụng làm tăng mật độ xương và giúp xương trở nên dẻo dai hơn. Các bộ môn thể thao vận động toàn thân hoặc thiên về sức bật sẽ tác động rất tốt đến việc phát triển chiều cao cơ thể. Ví dụ như bơi lội, chạy bộ, bóng rỗ, bóng chuyền,…
+ Giấc ngủ
Giấc ngủ cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao của cơ thể. Khi ngủ, tuyến yên sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng nhiều hơn và hỗ trợ tăng chiều cao. Vì vậy, thói quen ngủ sớm có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao của cơ thể.
Từ 23h- 1h sáng là thời điểm tuyến yên sản sinh ra hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Vì thế, thời điểm thích hợp để rơi vào trạng thái ngủ là 22h – 1h. Tốt nhất, bạn nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể có thể phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất.
+ Môi trường sống
Ngoài các yếu tố được kể ở trên, chiều cao và cân nặng của cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bên trong môi trường sống. Ví dụ như ánh sáng, không khí, nguồn nước, tình cảm,…
Cách cải thiện chiều cao và cân nặng
Trên đây là tổng hợp các yếu tố gây ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của cơ thể. Bạn hãy dựa vào đó để đưa ra biện pháp cải thiện sao cho phù hợp. Cụ thể là:
- Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Thực đơn ăn uống cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng các thành phần dưỡng chất này sẽ có sự thay đổi dựa vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe,…
- Nên tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống các loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển chiều cao như hải sản, đậu nành, rau xanh đậm, cà rốt, sữa và chế phẩm từ sữa,… Cần hạn chế ăn thực phẩm mặn nhiều muối, các loại đồ uống có gas hoặc chứa chất kích thích, đồ ăn ngọt nhiều đường,…
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể dục thể thao mỗi ngày. Nên tập với cường độ cao ít nhất 30 phút/ngày và ưu tiên các bài tập như bơi lội, bóng rổ, nhảy dây, xà đơn,…
- Hình thành cho bản thân thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc, không thức khuya sau 23h. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên ngủ trong phòng rộng rãi, thoáng khí và không có tiếng ồn. Bạn có thể nghe nhạc, uống sữa ấm hoặc ngâm chân trong nước muối ấm trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn.
- Nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm hoặc sau 4 giờ chiều để cơ thể tự tổng hợp ra vitamin D phục vụ cho nhu cầu hấp thụ canxi của cơ thể. Tốt nhất, bạn nên dành khoảng 20 phút mỗi ngày để tắm nắng, hỗ trợ phát triển chiều cao một cách tối đa.
- Giữ cho tinh thần luôn trong trạng thái vui vẻ và thoải mái bằng cách cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, dành thời gian để thư giãn sau khi làm việc, suy nghĩ lạc quan,… Tránh tình trạng bị căng thẳng hoặc stress quá mức.
- Thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của bản thân để có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Thừa cân khiến xương chịu áp lực rất lớn và kìm hãm sự phát triển của xương. Điều này đã khiến cho xương không thể tăng trưởng đạt mức tối đa.
Bảng chiều cao cân nặng đạt chuẩn sẽ giúp bạn kiểm tra xem cơ thể đã ở trạng thái cân đối hay chưa để có thể đưa ra biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Cách này còn giúp bạn sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe bất thường để thăm khám và điều trị đúng cách ngay từ sớm. Nếu đang trong tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân, bạn nên điều chỉnh về mức bình thường để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!