Buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì
Hội chứng buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì là tình trạng rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy, buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh và thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa, tim mạch.
Định nghĩa
Buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS) là hiện tượng rối loạn nội tiết ở phụ nữ khiến nồng độ Testosterone và LH tăng cao bất thường. Tình trạng này ức chế sự phát triển của các nang noãn khiến trứng không trưởng thành và không rụng. Cùng với đó, trên bề mặt buồng trứng sẽ xuất hiện các nang nhỏ có kích thước <10mm có thể phát hiện khi siêu âm. Ở tuổi vị thành niên, bé gái có thể gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì.
Buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì là tình trạng nữ giới bị bế kinh, kinh nguyệt kéo dài, loãng kinh, khó có thai hoặc không rụng trứng do trở ngại về chức năng gây xuất huyết buồng trứng. Ở một số người bệnh, rối loạn tiết hormone làm buồng trứng bị nam hóa, xuất hiện các nang gây cản trở quá trình trứng phát triển và rụng.
Hình ảnh
Triệu chứng
Việc phát hiện sớm buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì gặp khá nhiều khó khăn do triệu chứng của bệnh tương đồng với những thay đổi sinh lý của nữ giới tuổi vị thành niên. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản thường xuất hiện:
- Rối loạn kinh nguyệt
Buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì khiến hoạt động tiết hormone tại buồng trứng trở nên bất thường. Đây là lý do khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt. Thậm chí, một số trường hợp còn không có kinh trong suốt 1 - 2 năm.
- Thừa cân béo phì
Thống kê cho thấy có từ 30 - 50% bệnh nhân buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì bị thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng khiến cơ thể dễ tăng cân.
- Mụn nhọt, rậm lông
Nồng độ Androgen tăng cao khiến lông tại các vị trí khác nhau trên cơ thể phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, androgen cũng ảnh hưởng đến hoạt động điều tiết của các tuyến bã nhờn trên cơ thể khiến người bệnh dễ bị mụn nhọt, rụng tóc.
- Hiếm muộn
Xuất phát từ nguyên nhân trứng khó trưởng thành và rụng ngăn cản quá trình thụ tinh khiến cho những người bị buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì khó có con hơn người bình thường.
Nguyên Nhân
Hội chứng buồng trứng đa nang tuổi dậy thì có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Buồng trứng tiết ra hormone không ổn định
Sự mất cân bằng nội tiết trong độ tuổi dậy thì là nguyên nhân khiến lượng androgen tăng cao và làm suy yếu các nang trứng. Lúc này, trứng không thể trưởng thành và khó hấp thu dinh dưỡng. Cùng với đó, thể vàng phát triển quá mức tạo cơ hội cho u nang phát sinh trên bề mặt buồng trứng.
- Insulin máu tăng cao bất thường
Theo các bác sĩ, Insulin trong máu cao bất thường sẽ thúc đẩy buồng trứng tăng sản xuất androgen mạnh mẽ. Sự gia tăng nồng độ của Androgen ức chế sự phát triển của các nang trứng và ngăn chặn quá trình rụng trứng xảy.Ngoài Insulin, sự tăng tiết hormone LH tại tuyến yên cũng được cho là sẽ đem đến hệ quả tương tự.
- Do di truyền
Số liệu thống kê cho thấy, đối tượng có người thân trong gia đình mắc buồng trứng đa ở tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn so với người khác.
- Dinh dưỡng mất cân đối
Chế độ dinh dưỡng mất cân đối khiến nữ giới độ tuổi dậy thì tăng cân quá mức. Mỡ thừa kích thích nồng độ Insulin tăng cao và là “thủ phạm” gián tiếp gây ra hội chứng buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì.
Biến chứng
Buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì không gây ra nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn tiến âm thầm và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
Khó thụ thai, vô sinh
Tình trạng rối loạn nội tiết khi bị buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì khiến trứng khó rụng. Trứng không rụng hoặc rụng ít làm quá trình thụ tinh không xảy ra. Hậu quả là các bệnh lý vô sinh, hiếm muộn xuất hiện.
Đái tháo đường type II
Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng kháng insulin xuất hiện ở đa số phụ nữ bị đa nang buồng trứng ở tuổi dậy thì. Insulin là một chất nội tiết đóng vai trò như “người vận chuyển” glucose (đường) từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng và đảm bảo hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Hiện tượng kháng Insulin khiến quá trình vận chuyển đường từ máu vào tế bào bị ức chế. Đường máu tăng cao trong khi tế bào bị thiếu năng lượng và không được nuôi dưỡng. Đây là con đường chính gây bệnh đái tháo đường type II ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
Buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì gây huyết áp cao
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi bị buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì sẽ kéo theo nguy cơ tăng huyết áp. Theo chuyên gia, đường máu cao liên tục trong thời gian dài có thể khiến mạch máu bị tổn thương. Ngoài ra, tình trạng này cũng gia tăng lắng đọng Cholesterol máu làm hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành mạch. Lâu dần, mảng xơ vữa tích lũy khiến lòng mạch bị hẹp lại. Điều này khiến áp lưc của máu lên thành mạch bị gia tăng và dẫn đến huyết áp cao. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
Ung thư nội mạc tử cung
Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ đa nang buồng trứng xuất hiện do sự rối loạn chu kỳ rụng trứng. Thông thường, hormone Estrogen được tiết ra sẽ kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên. Tác dụng của nó là chuẩn bị chỗ cho thai làm tổ hoặc bong ra để tạo thành kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh.Tuy nhiên, ở phụ nữ đa nang buồng trứng ở tuổi dậy thì, cả chu kỳ kinh nguyệt và hiện tượng thụ tinh đều không hoặc hiếm khi xảy ra khiến lớp nội mạc tử cung có thể bị tăng sản quá mức. Thời điểm tế bào tăng sinh và xuất hiện bất thường cũng là lúc ung thư nội mạc tử cung xuất hiện.
Biện pháp điều trị
Các phương pháp được áp dụng trong điều trị buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì gồm: thuốc, phẫu thuật, đông y, mẹo dân gian và điều chỉnh lối sống.
Điều trị bằng thuốc
Phác đồ điều trị nội khoa được xây dựng dựa trên vấn đề trực tiếp mà người bệnh phải đối diện. Một số loại thuốc chữa buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì phổ biến gồm:
- Thuốc tránh thai đường uống
Mục đích chính của việc sử dụng thuốc tránh thai là khôi phục chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thành phần gồm: Progesterone và Estrogen. Nó có tác dụng ức chế sản xuất androgen và làm giảm tác động của nội tiết tố lên quá trình tăng sinh nội mạc tử cung. Nhờ đó, thuốc sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Metformin
Nghiên cứu cho thấy, sử dụng metformin liên tục trong ba tháng giúp cải thiện rõ rệt tình trạng dung nạp glucose và độ nhạy insulin. Ngoài ra, chu kỳ kinh cũng được phục hồi và cân nặng có thể điều chỉnh đáng kể.
- Thiazolidinediones (TZDs)
Thiazolidinediones có tác dụng thiết lập chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Đồng thời thuốc còn cải thiện triệu chứng lâm sàng và chỉ số sinh hóa androgen. Liệu pháp phối hợp với TZD, flutamide, metformin cho thấy tác dụng kiểm soát chứng tăng huyết áp và cải thiện độ nhạy insulin hiệu quả.
- Thuốc kháng Androgen
Thuốc kháng Androgen chứa thành phần gồm Spironolactone và Flutamide.
- Spironolactone có tác dụng ức chế 5 loại enzyme liên quan đến sinh tổng hợp androgen. Từ đó, nó sẽ cải thiện tình trạng rậm lông ở bệnh nhân đa nang buồng trứng ở tuổi dậy thì.
- Flutamide là một thuốc chẹn thụ thể androgen không steroid chủ yếu điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh nhân buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì sử dụng Flutamide 250 mg/ ngày trong 4 tuần có thể đẩy lùi tình trạng rậm lông, điều chỉnh chỉ số androgen, nồng độ testosterone và androstenedione.
Điều trị bằng phẫu thuật
Khi các biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không đem lại tác dụng như mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. Cụ thể, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để quan sát chi tiết hình ảnh của buồng trứng và vùng chậu lân cận. Sau đó, họ sử dụng điện hoặc laser để tạo lỗ tại các nang trên bề mặt của buồng trứng. Việc này giúp làm giảm androgen và kích thích rụng trứng.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Bên cạnh các phương pháp trên, dân gian cũng lưu truyền một số mẹo điều trị buồng trứng nang ở tuổi dậy thì ít tốn kém và dễ dàng thực hiện như sau:
- Giấm táo
Giấm táo được biết đến với khả năng cải thiện tình trạng buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì thông qua tác dụng điều hòa nồng độ Insulin máu.Cách sử dụng: Người bệnh chỉ cần hòa 1 thìa cà phê giấm táo và 1 thìa mật mía trong 200ml nước ấm. Bạn uống khi mới ngủ dậy. Sau một thời gian, bạn có thể tăng lên 2 - 3 lần uống/ ngày vào trước bữa ăn
- Ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y giúp điều hòa kinh nguyệt nhờ thành phần tinh dầu dồi dào. Nó có tác dụng điều hòa hormone và kích thích co bóp tử cung.Cách sử dụng: Bạn chỉ cần lấy 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Sau đó, xay ngải cứu cùng 300ml nước và chắt lấy nước cốt uống trực tiếp.
- Dầu dừa
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng thành phần acid béo tự nhiên kết hợp cùng chất chống oxy hóa có trong dầu dừa có tác dụng kiểm soát nồng độ đường và Insulin trong máu. Nhờ đó, dầu dừa có tác dụng hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì hiệu quả.Cách sử dụng: Sử dụng dầu dừa là một trong những phương pháp dễ dàng và đơn giản nhất. Người bệnh chỉ cần thêm 1 thìa dầu dừa vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình trong thời gian đủ dài sẽ nhận thấy những tiến triển rõ ràng.
Điều chỉnh lối sống
Theo các bác sĩ, việc xây dựng thói quen sống lành mạnh cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và đẩy lùi các vấn đề xấu. Cụ thể, người mắc buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì nên tập thói quen:
- Ăn uống khoa học: Cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất. Hạn chế việc bổ sung quá mức hoặc bổ sung lệch các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng cần loại bỏ những thực phẩm không tốt ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
- Luyện tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể lực giúp tăng cường trao đổi chất, loại bỏ năng lượng xấu ra khỏi cơ thể từ đó giúp người bệnh có một sức khỏe tốt và tâm lý thoải mái.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Bạn cần xây dựng thời gian biểu phù hợp cho mình, dành thời gian nghỉ ngơi, thử giãn, tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi tạo điều kiện cho bệnh lý phát triển.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể sẽ có rất nhiều biến đổi. Do đó, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm khi có bất thường xảy ra.
Việc nôn nóng quá mức và lạm dụng các thuốc điều trị có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ là nguyên tắc đầu tiên mà người bị buồng trứng đa nang ở tuổi dậy thì cần tuân thủ. Hy vọng, chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý và có những quyết định chính xác.
Câu hỏi thường gặp
Buồng trứng đa nang nên uống thuốc gì? - Progesterone, Yasmin, Marvelon, Dianette, Cyproterone acetate, Flutamide, Clomiphene, Letrozole, Metformin, Aromatase inhibitor (AI), Estoril.
Xem chi tiết