Mọc Mụn Mủ Ở Lợi

Triệu chứng và nguyên nhân

Mọc mụn mủ ở lợi là dấu hiệu cho thấy sức khỏe vùng răng miệng đang gặp vấn đề. Khi gặp phải tình trạng này bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị, rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nướu, áp xe răng,... Để hiểu rõ hơn về tình trạng mọc mụn mủ ở lợi cũng như cách xử lý thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Mọc mụn mủ ở lợi là vấn đề mà bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Đây là dấu hiệu cho thấy lợi đang bị nhiễm trùng. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ gây ra rất nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như mất răng, nhiễm trùng máu,... Mọc mụn mủ ở lợi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây bạn cần phải lưu ý:

+ Viêm nướu răng

Khi bị mọc mụn mủ ở lợi, rất có thể bạn đã bị viêm nướu răng. Bệnh lý này xảy ra do tác động của rất nhiều nguyên nhân như di truyền, căng thẳng, hormone thay đổi, ăn uống thiếu khoa học, ý thức vệ sinh răng miệng kém. Viêm nướu răng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, thậm chí là gây mất răng nếu không có biện pháp xử lý đúng cách. Bạn có thể nhận biết bệnh viêm nướu răng thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Màu sắc nướu chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ hoặc tím thẩm. Dùng tay ấn vào sẽ thấy hơi mềm, sưng và đau.
  • Nướu trở nên rất nhạy cảm và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc ăn uống.
  • Xuất hiện mụn mủ bên trong nướu, khi vỡ ra sẽ gây chảy dịch. Miệng có mùi hôi rất khó chịu.
  • Nếu bệnh chuyển biến xấu sẽ gây ra tình trạng tụt nướu răng, răng trở nên lỏng lẻo và dễ gãy.

+ Áp xe răng

Áp xe răng có triệu chứng tương tự với bệnh viêm nướu răng nhưng rất khó phát hiện ra. Lúc này,  vùng răng bị áp xe sẽ xuất hiện túi mủ chứa đầy vi khuẩn. Đây là bệnh lý không thể tự khỏi, nếu để ổ mủ vỡ ra thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào kẽ răng và khoang miệng gây viêm nhiễm lan rộng. Hậu quả của bệnh áp xe răng là không thể lường trước được, vì thế bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Có cảm giác đau nhức dữ dội và kéo dài dai dẳng ở vùng răng bị áp xe. Cơn đau có thể lan rộng sang vùng xương hàm, cổ hoặc tai. Khi nhai hoặc đánh răng, cơn đau sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Răng đặc biệt nhạy cảm với các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Miệng và cổ họng trở nên khô và có vị hơi đắng.
  • Vùng cổ hoặc mặt bị sưng, nhiều người sẽ bị nổi hạch. Cơ thể luôn mệt mỏi và bị sốt nhẹ.

+ Hoại tử sàn miệng

Mọc mụn mủ ở lợi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hoại tử sàn miệng. Chuyên gia cho biết, đây là bệnh lý xảy ra không phổ biến nhưng lại đặc biệt nguy hiểm. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua dấu hiệu đặc trưng sau đây:

  • Khi bệnh mới khởi phát sẽ hình thành các đốm mụn mủ có kích thước nhỏ ở trên nướu. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có thể gây đau hoặc không.
  • Theo thời gian, các nốt mụn này sẽ lan rộng ra vùng xương hàm, toàn bộ khoang miệng rồi đến cằm. Lúc này, các ổ mụn đã phát triển với kích thước rất lớn gây chèn ép lên hầu họng, lưỡi và khí quản khiến hô hấp trở nên khó khăn.

Hình ảnh

Nguyên Nhân

Mọc mụn mủ ở lợi là dấu hiệu cho thấy vùng lợi đang bị nhiễm trùng và hình thành nên các ổ mủ. Ổ mụn là nơi tích tụ của các tác nhân gây hại như tế bào chết, vụn thức ăn, vi khuẩn gây hại,... nên có mùi hôi rất khó chịu. Việc nắm rõ nguyên nhân hình thành mụn mủ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mụn mủ ở lợi bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Các thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách như sử dụng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh,... sẽ tạo cơ hội cho mụn mủ ở lợi phát triển. Lúc này nướu răng sẽ bị tổn thương, vi khuẩn gây hại tồn tại trong khoang miệng sẽ tấn công vào vết thương gây viêm nhiễm.
  • Mắc các bệnh lý về nướu: Mắc một số bệnh lý về răng nướu như viêm nha chu, viêm tủy,... cũng sẽ khiến nướu bị tổn thương và hình thành nên mụn mủ. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ khi đang mang thai sẽ khiến cho nồng độ nội tiết bên trong cơ thể thay đổi lớn. Điều này đã kích thích nướu phình to, ứ dịch huyết và gây viêm. Nếu không tiến hành vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ khiến nướu sưng to hơn và mưng mủ.
  • Do mọc răng khôn: Mọc răng khôn cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên mụn mủ ở lợi. Tình trạng này thường xảy ra ở những trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch,... Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau nhức rất khó chịu và gặp khó khăn trong việc ăn uống.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Các thói quen ăn uống thiếu khoa học như sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều gia vị,... sẽ gây kích thích không tốt đến lợi. Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, vi khuẩn sẽ tấn công vào lợi gây sưng đau và hình thành nên mủ.

Phòng ngừa

Để quá trình điều trị mụn mủ ở lợi nhanh chóng mang lại hiệu quả và phòng ngừa tái phát trở lại thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám thức ăn và vi khuẩn tồn đọng bên trong kẽ răng.
  • Nên vệ sinh răng bằng bàn chải có lông mềm, không nên dùng bàn chải có lông quá cứng hoặc bị mòn. Tốt nhất, nên thay bàn chải đánh răng định kỳ khoảng 2 - 3 tháng/lần.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây kích thích không tốt đến răng miệng như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm ngọt nhiều đường, chất kích thích.
  • Không nên dùng tăm xỉa răng để loại bỏ thức ăn bị kẹt trong kẽ răng, thay vào đó bạn nên sử dụng chỉ nha khoa. Tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng 6 tháng/lần giúp sớm phát hiện vấn đề bất thường và có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi bị nổi mụn mủ ở lợi, bạn có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng tại ô mủ. Nếu tình trạng viêm chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng các mẹo đơn giản. Nhưng nếu tình trạng viêm đã tiến triển nặng gây đau nhức nghiêm trọng, bắt buộc bạn phải tiến hành thăm khám nha khoa để được hướng dẫn cách xử lý. Dưới đây là một số mẹo xử lý đơn giản khi bị mọc mụn mủ ở lợi bạn có thể tham khảo:

+ Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn rất tốt, bạn có thể mua chúng tại nhà thuốc Tây để sử dụng. Thành phần khoáng chất trong nước muối sinh lý sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại và làm lành tổn thương do viêm để lại. Đơn giản hơn, bạn cũng có thể tự pha nước muối tại nhà để sử dụng.

Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý từ 2 - 3 lần/ngày và áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng mụn mủ ở lợi thuyên giảm hẳn.

+ Súc miệng bằng nước lá kinh giới

Lá kinh giới là thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giảm sưng rất tốt. Nếu đang bị mọc mụn mủ ở lợi, bạn có thể dùng lá kinh giới nấu nước súc miệng mỗi ngày để cải thiện. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Rửa sạch 200 gram lá kinh giới, đem ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho lá kinh giới vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và một ít muối hạt. Bắc lên bếp đun sôi trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành nhiều phần dùng để súc miệng trong ngày.

+ Uống trà gừng

Gừng từ lâu đã được xem là kháng sinh tự nhiên với khả năng diệt khuẩn rất tốt. Thành phần dưỡng chất trong gừng khi tiếp xúc với vùng lợi bị viêm sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giảm viêm và giúp loại bỏ mủ bên trong lợi. Cách dùng gừng trị mụn mủ ở lợi rất đơn giản, bạn chỉ cần pha trà để uống mỗi ngày.

  • Gừng tươi đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng. Cho 2 - 3 lát gừng tươi vào cốc, đổ nước sôi vào hãm trong 15 phút rồi dùng để uống.
  • Chú ý không uống nhiều hơn 3 ly trà gừng mỗi ngày để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng gan.

+ Uống trà hoa cúc

Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, hoa cúc là thảo dược có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ làm lành tổn thương do viêm gây ra. Nếu đang bị các cơn đau nhức hành hạ do mọc mụn mủ ở lợi, bạn có thể pha trà hoa cúc uống mỗi ngày để cải thiện.

  • Rửa sạch 2 - 3 hoa cúc khô, cho vào cốc hãm với nước sôi trong 15 phút để thành phần dược tính trong hoa cúc hòa tan vào nước.
  • Sau đó chắt lấy nước để uống, nên uống trà hoa cúc khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android