Mụn Nhọt Ở Mặt
Nổi mụn nhọt trên da mặt rất dễ để lại sẹo thâm và sẹo rỗ trên bề mặt da, điều này đã khiến làn da trông rất mất thẩm mỹ và tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Ngoài ra, nếu bạn không có biện pháp can thiệp đúng cách, tình trạng nhiễm trùng tại nhọt có thể phát triển lan rộng và phát sinh ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây là các cách trị mụn nhọt ở mặt an toàn và không lo để lại sẹo mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.
Định nghĩa
Mụn nhọt hình thành khi nang lông bị vi khuẩn có hại tấn công gây nhiễm trùng, thường gặp là tụ cầu khuẩn. Chuyên gia cho biết, nhọt là một dạng viêm sâu tại lỗ chân lông, đây có thể là là giai đoạn nặng của bệnh viêm nang lông do vi khuẩn.
Mụn nhọt có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường gặp nhất là vùng da mặt. Khi nhọt hình thành, vùng da bị tổn thương sẽ triệu chứng đau nhức rất khó chịu, nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ để lại sẹo thâm và sẹo rỗ trên da trông rất mất thẩm mỹ.
Hình ảnh
Triệu chứng
Khi bị nổi mụn nhọt ở mặt, bạn cần đưa ra biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn. Bạn có thể nhận biết nốt nhọt thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:
- Vùng da nổi mụn nhọt bị sưng tấy, dùng tay sờ vào sẽ thấy hơi cứng và ấm nóng.
- Khi mới hình thành, mụn nhọt có kích thước khá nhỏ. Theo thời gian chúng sẽ phát triển lớn dần và hình thành mủ bên trong.
- Ngay tại vùng da bị nổi nhọt sẽ có triệu chứng đau nhức còn vùng da xung quanh thì hơi ngứa.
- Nếu nhọt phát triển với kích thước lớn, bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng toàn thân khác như sốt nhẹ, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi,...
Nguyên Nhân
Tuyến bã nhờn và tế bào chết tích tụ trên da gây bít tắc lỗ chân lông, điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Lúc này, lỗ chân lông sẽ bị sưng phồng lên và hình thành nên mụn nhọt. Nổi mụn nhọt ở mặt có thể xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần nắm rõ các nguyên nhân này để có thể chủ động hơn trong việc điều trị. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nổi mụn nhọt thường gặp bạn có thể tham khảo:
- Da dầu: Những người có làn da dầu, tuyến bã nhờn trên da thường sẽ hoạt động rất mạnh mẽ. Nếu bạn không chăm sóc da đúng cách, dầu thừa sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc và kích thích phản ứng viêm xảy ra.
- Da mặt bị tổn thương: Thói quen cạo lông mặt, dùng tay cào gãi hoặc chà xát lên mặt,... sẽ khiến da mặt bị tổn thương. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong da thông qua vết thương hở, tấn cống gây viêm và hình thành nên mụn nhọt.
- Rối loạn hormone: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn nhọt thường gặp mà bạn cũng cần lưu ý. Rối loạn hormone sẽ khiến tuyến mồ hôi trên da hoạt động mạnh mẽ hơn và gây kích ứng đến nang lông. Tình trạng này thường xảy ra ở những chị em đang trong giai đoạn hành kinh, đang mang thai,...
- Nhiễm nấm men: Lượng nấm men pityrosporum tại nang lông da mặt phát triển với số lượng nhiều cũng có thể kích thích viêm nhiễm và hình thành nên mụn nhọt.
- Vệ sinh da mặt không sạch sẽ: Tẩy trang không kỹ, không dùng sữa rửa mặt, rửa mặt không kỹ,... sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bã nhờn và mỹ phẩm tích tụ trên làn da. Điều này đã khiến cho lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành nên mụn nhọt.
Biến chứng
Nổi mụn nhọt là triệu chứng thường gặp và không quá nguy hiểm, nếu bạn chăm sóc da đúng cách thì tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài tuần. Nhưng nếu bị nổi mụn nhọt trên mặt thì bạn cần phải đặc biệt chú ý và không được chủ quan trong việc điều trị. Do vùng da trên mặt chứa rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Nếu nhọt không được xử lý đúng cách, vi khuẩn trong nhọt sẽ tấn công vào các cơ quan xung quanh và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bị nhọt kèm theo các triệu chứng sau đây:
- Nhọt gây sưng viêm kéo dài trên 2 tuần
- Sốt cao, sưng hạch bạch huyết
- Nhọt có kích thước to gây đau nhức nghiêm trọng.
Nặn mụn để loại bỏ bớt mủ bên trong nhọt sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng sưng tấy và đau nhức. Tuy nhiên, khi mụn nhọt mọc trên mặt thì bạn không tự ý nặn mụn tại nhà. Do vùng da mặt chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu có liên hệ chặt chẽ với các cơ quan xung quanh như hốc mắt, não, xoang,... Nặn mụn có thể gây tác động đến một số dây thần kinh phân bố trên da mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nếu bạn nặn mụn nhọt ở các vùng da nhạy cảm (như quanh miệng hoặc quanh mắt) sẽ dễ bị nhiễm trùng và phát sinh các biến chứng như méo miệng, mù mắt, hoại tử mô,... Đồng thời, việc nặn mụn không đúng cách còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mạch máu gây nhiễm trùng máu và đe dọa đến tính mạng.
Biện pháp chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua quá trình khám lâm sàng, đặc biệt là kiểm tra da. Thông qua việc quan sát hình dạng và các triệu chứng được mô tả bởi bệnh nhân, bác sĩ có thể xác định mụn nhọt. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị phù hợp, soi da thường được tiến hành. Soi da giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết về tổn thương trên da, từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của mụn nhọt.
Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán bổ sung như xét nghiệm máu hoặc lấy mẫu mủ có thể được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Những phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh nhân bị tái nhiễm hoặc khi nhiễm trùng không phản ứng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn.
- Xét nghiệm mủ: Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn gây mụn nhọt đã phát triển khả năng kháng kháng sinh. Xét nghiệm mủ giúp xác định chính xác loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và từ đó lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tình trạng kháng thuốc.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng nhiễm trùng. Nó giúp bác sĩ xác định xem nhiễm trùng đã lan rộng ra toàn cơ thể hay chưa, cũng như phát hiện các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng do vi khuẩn. Những thông tin này rất quan trọng trong việc định hướng điều trị và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Việc kết hợp các phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và kịp thời. Đồng thời, nó cũng giúp theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết, đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Biện pháp điều trị
Khi bị mụn nhọt ở mặt, bạn tuyệt đối không tự ý nặn mụn tại nhà để tránh phát sinh ra các biến chứng không mong muốn. Thay vào đó, bạn hãy tìm đến các phương pháp điều trị tự nhiên có độ an toàn cao hoặc dùng thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Sử dụng thảo dược tự nhiên trị mụn nhọt ở mặt
Sử dụng thảo dược tự nhiên điều trị mụn nhọt ở mặt có độ an toàn cao nên được rất nhiều người ưu tiên áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp mụn nhọt có kích thước nhỏ và không gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da. Dưới đây là một số cách trị mụn nhọt ở mặt tại nhà bạn có thể tham khảo:
- Dùng lá trầu không: Rửa sạch 2 - 3 lá trầu không, đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Cho lá trầu không vào cối giã nát, sau đó dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị nhọt. Chú ý vệ sinh da mặt sạch sẽ trước đó. Để yên như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch, áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày bạn sẽ nhanh chóng thấy được hiệu quả mang lại.
- Dùng đậu xanh: Hạt đậu xanh khô đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó cho tất cả vào máy sinh tố xay nhuyễn thành bột mịn. Bảo quản bột đậu xanh trong lọ thủy kín để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy một lượng bột đậu xanh vừa đủ pha với một ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó thoa trực tiếp hỗn hợp trên lên da. Dùng gạc y tế băng cố định lại, để yên như vậy trong 30 phút rồi tháo ra rửa sạch lại với nước. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi mụn thuyên giảm hoàn toàn.
- Dùng nha đam tươi: Nha đam tươi sau khi mua về đem rửa sạch rồi gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài chỉ lấy phần gel trong suốt bên trong. Sau đó đem rửa với nước một lần nữa để làm sạch phần mũ dễ gây kích ứng. Vệ sinh da mặt thật sạch sẽ, dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên nốt mụn. Để yên như vậy trong 15 phút rồi rửa mặt lại với nước mát. Áp dụng cách trị mụn này khoảng 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng mụn trên da thuyên giảm hẳn.
Trị mụn nhọt ở mặt tại nhà bằng thảo dược tự nhiên mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu bạn phải áp dụng đều đặn mỗi ngày trong khoảng thời gian dài mới mang lại hiệu quả tích cực. Đồng thời, hiệu quả mà phương pháp này mang lại còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và tình trạng mụn trên da của mỗi người.
Điều trị mụn nhọt ở mặt bằng thuốc Tây y
Nếu mụn nhọt phát triển với kích thước lớn thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách. Thành phần dược tính trong thuốc Tây y sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại và làm giảm viêm sưng tại nốt mụn. Kháng sinh bôi ngoài da là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Lúc này, bạn chỉ cần bôi thuốc trực tiếp lên nốt mụn theo tần suất 2 lần/ngày là được.
Nhưng nếu mụn nhọt phát triển với kích thước lớn và gây ra các triệu chứng như sốt cao, sưng hạch bạch huyết,... bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc điều trị khác như:
- Thuốc giảm đau (Acetaminophen,Aspirin)
- Thuốc sát trùng (Hydrogen peroxide, Povidone iodine)
- Thuốc kháng sinh đường uống (Amoxicillin, Cephalexin)
Dùng thuốc Tây y trị mụn nhọt ở mặt không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, trong quá trình điều trị bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra, không tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Còn với những trường hợp bị nổi mụn nhọt ở mặt với mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ ổ áp xe và dẫn lưu dịch mũ ra bên ngoài, hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.
Có thể nhận thấy phương pháp dân gian và Tây y đều không thể xử lý tận gốc của mụn. Thậm chí, thuốc Tây y nếu dùng sai cách, lạm dụng sẽ gặp tác dụng phụ không mong muốn cho làn da.
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Khi điều trị mụn nhọt ở mặt tại nhà, bạn cần chú ý chăm sóc da đúng cách để hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do mụn để lại và phòng ngừa mụn tái phát. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt 2 lần/ngày để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn bám quanh. Nếu để chúng tích tụ quá lâu trên da mặt sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và tạo cơ hội cho mụn hình thành. Vào những ngày nắng nóng, bạn có thể rửa mặt bằng nước sạch nhiều lần trong ngày.
- Cần che chắn da cẩn thận mỗi khi đi ra ngoài để tránh sự xâm nhập của tác nhân gây hại tồn tại bên trong môi trường. Chăm sóc da đúng cách giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng da của bản thân. Nếu có làn da nhạy cảm hoặc dễ kích ứng, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia về việc lựa chọn sản phẩm đặc trị.
- Loại bỏ thói quen dùng tay cào gãi hoặc chà xát lên nốt mụn cũng như da mặt. Điều này sẽ tạo cơ hội cho mụn nhọt hình thành và khiến mụn trên da trở nên tồi tệ hơn. Khi bị nổi mụn, cần đến spa để được kỹ thuật viên xử lý đúng cách.
- Thường xuyên giặt giũ các vật dụng cá nhân dễ tiếp xúc với da mặt như bọc gối, ga trải giường, khăn mặt, khăn tắm, dụng cụ trang điểm,... Sau đó phơi khô dưới trời nắng to để tiêu diệt vi khuẩn.
- Chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp cấp ẩm cho da, thanh lọc cơ thể và cải thiện hàng rào bảo vệ da. Chỉ nên uống nước lọc, nước ép rau củ quả tươi, trà thảo mộc,... Nói không với đồ uống có cồn, nước giải khát nhiều đường.
- Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng da của bản thân. Để mụn nhọt trên da nhanh chóng thuyên giảm thì bạn nên tăng cường sử dụng các loại rau củ có tính mát như rau má, rau mồng tơi,... Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chiên xào hoặc đồ ăn cay nóng để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị mụn nhọt.
- Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Ví dụ như dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ cho tinh thần thoải mái,...
Trên đây là tổng hợp các cách trị mụn nhọt hiệu quả và không để lại sẹo mà Vietmec tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi bị nổi nhọt ở mặt, cần chú ý chăm sóc da thật kỹ, tránh để lại thâm sẹo sau khi lành. Nếu tình trạng sưng viêm tại mụn nhọt không thuyên giảm sau 2 tuần, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Chuẩn bị khi đi khám
Khi đi khám mụn nhọt ở mặt, việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhận được sự tư vấn chính xác từ bác sĩ. Dưới đây là một số điều bạn nên chuẩn bị:
Thông tin cá nhân
- Thẻ bảo hiểm y tế: Nếu có, hãy mang theo để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm.
- Giấy tờ tùy thân: CMND, thẻ căn cước hoặc giấy khai sinh.
- Danh sách các loại thuốc đang sử dụng: Bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
- Lịch sử bệnh án: Nếu đã từng điều trị các bệnh về da hoặc các bệnh khác, hãy mang theo hồ sơ bệnh án để bác sĩ tham khảo.
Thông tin về mụn
- Thời gian xuất hiện mụn: Mụn xuất hiện từ bao giờ?
- Vị trí mụn: Mụn mọc ở đâu trên mặt?
- Loại mụn: Mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn viêm, mụn bọc...
- Các triệu chứng khác: Ngoài mụn, bạn còn gặp phải các triệu chứng khác như ngứa, đau, sưng đỏ...
- Các sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng: Kem dưỡng, sữa rửa mặt, toner...
- Các yếu tố có thể gây ra mụn: Ăn uống, stress, thay đổi nội tiết tố...
Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân, các biến chứng cũng như những phương pháp điều trị mụn nhọt ở mặt. Nếu bạn cảm thấy những thông tin này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ với người thân của mình nhé!
- Chuyên gia
- Cơ sở