Mụn Thịt

Tổng quan

Mụn thịt, dù là những u nhỏ lành tính trên da, không gây viêm nhiễm hay ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại mang đến sự khó chịu và làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu mụn xuất hiện với số lượng lớn sẽ khiến làn da trông kém thẩm mỹ và đẩy nhanh tốc độ lão hóa da. Để hiểu rõ hơn về mụn thịt cũng như cách điều trị hiệu quả thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Mụn thịt là một dạng u nang lành tính chứa đầy keratin, chúng thường xuất hiện thành từng đám trên bề mặt da. Mụn thịt hay còn được gọi là Syringoma, chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là mí mắt và má. Nguyên chính hình thành mụn thịt được cho là do sự ứ đọng của keratin, một loại protein cấu trúc da, bên dưới bề mặt da. Quan sát bên ngoài bạn sẽ thấy, mụn trông như vết sưng dưới da với kích thước chỉ khoảng 1 - 2 milimet, khi dùng tay sờ vào sẽ có cảm giác hơi cứng và sần sùi.

Mụn thịt sau khi hình thành có thể tự biến mất sau 1 tháng. Nhưng nếu xuất hiện trên da trẻ sơ sinh, chúng có thể tồn tại kéo dài cho đến khi trẻ được 3 tuổi. Người trưởng thành từ độ tuổi 25 - 30 là đối tượng dễ bị mụn thịt nhất. Mụn thịt, dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, lại khiến vùng da bị tổn thương lão hóa nhanh hơn, mất đi vẻ tươi trẻ và mịn màng vốn có. Nhưng nếu bị mụn thịt kèm theo triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau nhức thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Ở trường hợp này bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám để tìm ra nguyên nhân.

Chuyên gia da liễu cho biết, hầu hết các trường hợp bị nổi mụn thịt trên da đều có thể tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng mà không cần phải điều trị. Nhưng nếu bị nổi mụn thịt dư thì bắt buộc bạn phải điều trị y tế, ở trường hợp này mụn không thể tự khỏi nếu không được can thiệp đúng cách. Đồng thời, bạn cũng nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý nếu bị mụn thịt với số lượng nhiều gây mất thẩm mỹ da hoặc mụn thịt mọc tại các cơ quan nhạy cảm.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Mụn thịt có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành. Dựa vào đặc điểm của mụn cũng như đối tượng hình thành mụn mà y khoa chia mụn thịt thành nhiều dạng khác nhau. Ở mỗi dạng khác nhau thì biểu hiện của mụn trên da cũng có sự khác nhau. Cụ thể là:

  • Mụn thịt sơ sinh: Mụn thịt ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là bệnh hạt kê. Thống kê y khoa cho biết, có khoảng 50% số trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Da đầu, da mặt, thân trên, miệng, cổ họng là những vị trí trên cơ thể trẻ dễ bị nổi hạt kê nhất. Nguyên nhân hình thành nên bệnh lý này là do ảnh hưởng bởi nồng độ hormone từ cơ thể mẹ khi còn là thai nhi. Bệnh hạt kê ở trẻ sơ sinh khá lành tính, chúng có thể tự khỏi chỉ sau vài tuần mà không gây hại đến sức khỏe của trẻ.
  • Mụn thịt nguyên phát: Dạng mụn này thường xảy ra ở trẻ em và người lớn trưởng thành. Đây là những khối u lành tính hình thành trên vùng da khỏe mạnh mà không bị tác động bởi bệnh lý. Các vị trí dễ hình thành mụn thịt nguyên phát là mí mắt, trán, má, cơ quan sinh dục. Sau vài tuần hoặc vài tháng, các nốt mụn này có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Mụn thịt thứ phát: Mụn xuất hiện sau khi da bị tổn thương do bỏng, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc Tây y, do bệnh lý da liễu,... Ở trường hợp bị nổi mụn thịt thứ phát, bạn cần phải thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Nếu chủ quan trong việc điều trị có thể gây ra một số rủi ro không mong muốn.
  • Mụn thịt dạng mảng: Dạng mụn thịt này thường xảy ra ở phụ nữ trung niên. Các vị trí dễ xuất hiện mụn thịt dạng mảng là mí mắt, sau tai, má và xương hàm. Đây là dạng mụn khá ít gặp, chúng có thể khởi phát do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý da liễu khác như lichen phẳng, lupus ban đỏ dạng đĩa,...
  • Mụn thịt dạng multiple eruptive milia: Đây là hiện tượng xuất hiện nhiều loại mụn thịt trên tại một khu vực da. Các nốt mụn này thường xuất hiện kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng, nhiều trường hợp sẽ có triệu chứng ngứa rát ngay tại nốt mụn. Các vị trí mọc mụn thịt Eruptive thường gặp là ngực, cánh tay, cổ, bụng.

Nguyên Nhân

Tế bào ống dẫn mồ hôi phát triển quá mức, tuyến mồ hôi phản ứng quá mức,... là những nguyên nhân hình thành mụn thịt thường gặp. Các yếu tố làm dễ gây kích thích đến hoạt động của tuyến mồ hôi và làm gia tăng nguy cơ hình thành mụn thịt là:

  • Di truyền: Mọc mụn thịt cũng có thể do ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người bị mụn thịt thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị. Ngoài ra, mụn thịt cũng rất dễ xảy ra ở những người mắc một số hội chứng si truyền như Marfan, Ehlers - Danlos,...
  • Hội chứng Down: Hội chứng Down xảy ra ở những người sinh ra với 3 nhiễm sắc thể số 21. Điều này đã khiến cho thể chất và tinh thần của họ gặp một số khuyết tật không mong muốn. Điển hình nhất là tình trạng mọc mụn thịt trên khắp cơ thể.
  • Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi sẽ khiến hoạt động của tuyến mồ hôi bị ảnh hưởng. Khi hoạt động của tuyến mồ hôi bị mất cân bằng sẽ tạo điều kiện cho các nốt mụn thịt hình thành.
  • Ảnh hưởng bởi tia cực tím: Nếu để làn da thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím sẽ khiến cấu trúc da bị phá hủy. Điều này đã làm cho elastin và collagen trong da bị thoái hóa. Lúc này, làn da sẽ trở nên khô ráp, tắc tuyến mồ hôi và hình thành nên mụn thịt.
  • Bệnh đái tháo đường: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thống chuyển hóa bên trong cơ thể bị rối loạn. Lúc này, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và hình thành nên mụn thịt hoặc vết lở loét trên da.
  • Nguyên nhân khác: Mụn thịt cũng có thể hình thành nếu bạn có thói quen ăn uống thiếu khoa học, cấu trúc da bị tổn thương, thừa cân béo phì, căng thẳng kéo dài, cơ địa da dầu hoặc nhạy cảm,....

Biến chứng

Mặc dù mụn thịt thường lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp, chúng có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.

  • Sẹo: Sau khi loại bỏ mụn thịt, đặc biệt là bằng các phương pháp không đúng cách, có thể để lại sẹo trên da, gây mất thẩm mỹ.
  • Tăng kích thước: Mụn thịt có thể phát triển lớn hơn theo thời gian, gây khó chịu và ảnh hưởng đến ngoại hình.
  • Lây lan: Mụn thịt có khả năng lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụn thịt.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Mụn thịt có thể gây mất tự tin, lo lắng và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đặc biệt là khi mụn xuất hiện ở những vùng da dễ nhìn thấy.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Khám lâm sàng:

  • Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành quan sát trực tiếp các tổn thương trên da để đánh giá hình dạng, kích thước, màu sắc, số lượng và vị trí của mụn thịt.
  • Thông thường, mụn thịt có đặc điểm sau:
    • Hình dạng: tròn, bầu dục hoặc hình sợi
    • Kích thước: từ 1-2mm đến vài cm
    • Màu sắc: thường trùng với màu da, có thể hơi vàng, nâu hoặc hồng nhạt
    • Vị trí: thường xuất hiện ở vùng cổ, nách, bẹn, mí mắt, dưới ngực...
    • Cảm giác: mềm, không đau, có thể có cuống hoặc không

Sinh thiết:

  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để loại trừ khả năng ung thư da hoặc các bệnh lý khác.
  • Sinh thiết là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ tổn thương để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Soi da:

  • Soi da là phương pháp sử dụng kính hiển vi phóng đại để quan sát kỹ hơn các tổn thương trên da.
  • Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá rõ hơn cấu trúc và các đặc điểm của mụn thịt, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Phân biệt với các bệnh lý khác:

Mụn thịt cần được phân biệt với một số bệnh lý khác có biểu hiện tương tự như: Mụn cóc, u tuyến mồ hôi, u mỡ, ung thư da...

Biện pháp điều trị

Mụn thịt là khối u nang lành tính, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng nếu mụn xuất hiện với số lượng nhiều sẽ khiến làn da trông kém sắc và gây mất tự tin. Ở trường hợp này, bạn có thể tiến hành điều trị giúp loại bỏ các nốt mụn trên da. Dựa vào số lượng cũng như loại mụn mà bạn hãy lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các cách điều trị mụn thịt mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Mụn thịt khá lành tính, vì thế bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo đơn giản được lưu truyền trong dân gian. Phương pháp điều trị này mang lại hiệu quả khá chậm nhưng lại có độ an toàn cao, khi áp dụng lâu dài sẽ không gây hại đến làn da. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Dùng nha đam tươi: Nha đam tươi sau khi mua về đem cắt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch với nước để loại bỏ bớt mủ. Sử dụng phần gel nha đam thu được thoa trực tiếp lên các nốt mụn, massage nhẹ nhàng để thành phần dưỡng chất trong nha đam thẩm thấu vào da. Nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ rồi để qua đêm, sau đó rửa sạch mặt vào buổi sáng hôm sau khi ngủ dậy. Áp dụng cách trị mụn này đều đặn mỗi ngày cho đến vết mụn biến mất hoàn toàn.
  • Dùng giấm táo pha loãng: Rửa mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt chuyên dụng rồi dùng khăn sạch lau khô nước. Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2. Dùng bông gòn thấm dung dịch và chấm nhẹ lên các nốt mụn thịt. Để yên như vậy trong khoảng 15 phút cho khô hoàn toàn rồi rửa mặt lại với nước ấm. Áp dụng cách trị mụn này từ 1- 2 lần/ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng mụn trên da thuyên giảm đáng kể.
  • Dùng rau diếp cá: Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá tươi, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn. Sau khi rửa sạch và để ráo rau diếp cá, bạn hãy giã nát chúng cùng một chút muối. Đảm bảo da mặt đã được làm sạch kỹ càng, sau đó thoa đều hỗn hợp vừa giã lên vùng da bị mụn. Sau đó nằm thư giãn 15 phút rồi rửa sạch lại với nước mát, áp dụng cách này từ 1 - 2 lần/ngày cho đến khi mụn xẹp hẳ

Trị mụn thịt bằng mẹo dân gian rất dễ thực hiện và ít tốn kém, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài thì tình trạng mụn trên da  mới có chuyển biến tốt.

Điều trị bằng bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y điều trị mụn thịt có công dụng chính là phá hủy mụn và kích thích tái tạo tế bào da mới để làm lành tổn thương trên da. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng đối với những trường hợp mụn thịt lành tính và có số lượng ít. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị là:

  • Retinoid dạng bôi hoặc uống
  • Thuốc Atropine bôi tại chỗ
  • Kem tẩy tế bào chết chứa các hóa chất như Axit Salicylic, Axit Mandelic,...

Việc dùng thuốc Tây y điều trị mụn thịt cần tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu về nồng độ cũng như liều lượng để tránh phát sinh ra các tác dụng phụ gây hại đến cấu trúc da. Tuyệt đối không được quá lạm dụng việc tẩy tế bào chết khiến da da bị kích ứng và gây tổn thương đến mô tế bào.

Điều trị bằng phương pháp xâm lấn

Với sự phát triển của nền y học hiện nay thì đã có rất nhiều phương pháp điều trị mụn thịt mới ra đời. Các phương pháp điều trị này đã ứng dụng kỹ thuật tiến tiến vào trong việc loại bỏ mụn thịt để hạn chế gây tổn thương trên da và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc điều trị mụn thịt bằng phương pháp hiện đại thường có chi phí khá cao, không phải ai cũng có đủ điều kiện để áp dụng.

  • Dùng tia laser: Cơ chế trị mụn của phương pháp này là chiếu sóng ánh sáng đỏ lên các nốt mụn để phá hủy mô và loại bỏ mụn trên da. Phương pháp điều trị này được nhiều người ưu tiên áp dụng do có nhiều ưu điểm như an toàn đối với làn da, ít để lại sẹo, nguy cơ nhiễm trùng thấp, mang lại hiệu quả chỉ sau một lần thực hiện.
  • Đốt điện: Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị mụn thịt được áp dụng khá phổ biến hiện nay do ít để lại sẹo và ít bị nhiễm trùng. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng dòng điện y khoa để đốt cháy các mô da bất thường. Đồng thời, gây ảnh hưởng lên các mạch máu đi nuôi dưỡng nốt mụn để loại bỏ chúng hoàn toàn.
  • Peel da hóa học: Ở phương pháp điều trị mụn bọc này, bác sĩ sẽ sử dụng axit trichloroacetic để bôi trực tiếp lên các nốt mụn. Theo thời gian chúng sẽ tự khô lại và rụng đi. Việc bôi hóa chất cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn để tránh gây tổn thương đến vùng da lành xung quanh và để lại sẹo trên da.
  • Mài mòn da: Cơ chế điều trị mụn của phương pháp này là dùng thiết bị kim loại để tác động vật lý lên da giúp mài mòn lớp biểu bì da cũng như các nốt mụn. Phương pháp mài mòn da thường được áp dụng đối với những trường hợp bị mụn thịt sâu bên trong da. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị mà phương pháp này mang lại chỉ khoảng 50% và cần chăm sóc da đúng cách sau khi thực hiện để tránh phát sinh tác dụng phụ.
  • Cắt bỏ truyền thống: Đây là phương pháp điều trị mụn thịt được áp dụng cuối cùng khi tất cả các phương pháp ở trên đều không mang lại hiệu quả tích cực. Do việc phẫu thuật cắt bỏ mụn thịt có thể để lại sẹo trên da và gây tổn thương đến các mô da xung quanh. Với những trường hợp bị mụn thịt ăn sâu vào bên trong da thì đây được xem là phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng.

Bài thuốc Đông y lành tính

Theo y học cổ truyền, mụn thịt (u tuyến mồ hôi) hình thành do sự mất cân bằng âm dương, khí huyết ứ trệ, đàm thấp tích tụ tại kinh lạc và bì phu. Điều trị mụn thịt bằng Đông y tập trung vào việc điều hòa âm dương, hành khí hoạt huyết, tán ứ tiêu đàm, từ đó làm mềm và loại bỏ các u cục trên da.

Các bài thuốc Đông y thường dùng:

Bài thuốc uống:

  • Thành phần: Bạch truật, phục linh, trần bì, bán hạ, chỉ xác, bạch chỉ, cam thảo, cát cánh, liên kiều, phòng phong, kinh giới, độc hoạt, tế tân.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 thang ở dạng sắc uống, chia 2-3 lần.

Bài thuốc bôi ngoài da:

  • Thành phần: Đại hoàng, hoàng bá, khổ sâm, long não, băng phiến.
  • Cách dùng: Nghiền nhỏ các vị thuốc thành bột mịn, trộn đều với dầu vừng hoặc mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa lên vùng da bị mụn thịt 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc đắp ngoài da:

  • Thành phần: Lá tía tô, lá ngải cứu, muối hạt.
  • Cách dùng: Giã nát lá tía tô và lá ngải cứu, trộn với muối hạt. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn thịt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện 2-3 lần/tuần.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Khi bị mụn thịt bạn không nên cố nặn, điều này sẽ khiến cho mụn phát triển lan rộng và gây khó khăn cho việc điều trị. Để quá trình chữa trị nhanh mang lại hiệu quả, bạn nên chăm sóc và vệ sinh da đúng cách. Sau khi mụn đã điều trị khỏi, việc chăm sóc da đúng cách còn có khả năng hạn chế nguy cơ tái phát mụn trở lại. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Vệ sinh vùng da bị mụn sạch sẽ bằng xà phòng dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da. Sau đó tiến hành xông hơi để làm giãn nở lỗ chân lông và lấy đi toàn bộ tạp chất còn tích tụ bên trong. Tẩy tế bào chết từ 2 - 3 lần/tuần để làm sạch da và làm thông thoáng lỗ chân lông.
  • Sử dụng mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với tình trạng da của bản thân. Để duy trì làn da ẩm mượt và hỗ trợ quá trình tái tạo, hãy dành thời gian đắp mặt nạ dưỡng da khoảng 2-3 lần mỗi tuần.
  • Làm se khít lỗ chân lông và ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi bằng các mẹo đơn giản lưu truyền trong dân gian. Khi lỗ chân lông bị thu nhỏ sẽ hạn chế được tình trạng tế bào chết tích tụ lại và hình thành nên mụn thịt.
  • Có các biện pháp bảo vệ da khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại ở bên ngoài môi trường như thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang,... Hạn chế tối đa việc tiếp xúc da với các tác nhân gây kích ứng hoặc các loại hóa chất mạnh.
  • Nếu bị bệnh tiểu đường, bạn cần tiến hành điều trị chuyên khoa để có thể kiểm soát bệnh. Tránh để bệnh chuyển biến nặng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.
  • Thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin A và E giúp làm tăng sức đề kháng da và cải thiện hàng rào bảo vệ da. Chú ý bổ sung từ 1.5 - 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và thúc đẩy trao đổi chất.
  • Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực. Ví dụ như không thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, luôn giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan,...

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về mụn thịt bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Mụn thịt là những khối u nhỏ lành tính, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu mụn xuất hiện với số lượng nhiều sẽ khiến làn da trông rất mất thẩm mỹ và tác động tiêu cực đến tâm lý. Ở những trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Đốt mụn thịt bao lâu thì lành sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

  • Thông thường từ 5-7 ngày để lớp vảy bong ra, lộ mảng da mới.
  • Trong 1-2 tuần tiếp theo, collagen tăng cường giúp da mịn màng.
  • Đối với mụn thịt sâu hoặc rộng, quá trình này có thể kéo dài hơn.
Xem chi tiết

Sau khi đốt mụn thịt và kích thích tái tạo da bằng phương pháp laser bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống để vết thương mau chóng lành và không để lại sẹo:

  • Kiêng ăn: Hải sản, rau muống, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, thực phẩm chứa nhiều đường, đồ cay nóng, thức ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Nên ăn: Rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin E (rau bina, dầu thực vật hạt dẻ, đu đủ), thực phẩm lợi khuẩn (sữa chua, phô mai), uống nhiều nước.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android