Viêm Phế Quản
Viêm phế quản là bệnh lý có thể xảy ra ở cả đối tượng là trẻ em và người lớn. Chứng bệnh này có nhiều biểu hiện khá tương đồng đối với các bệnh hô hấp khác như: Viêm xoang, viêm họng, hen suyễn,... Do đó, nhiều người đã bị nhầm lẫn và xảy ra tình trạng chữa trị sai cách, làm cho bệnh trở nặng hơn. Để có cách khắc phục bệnh tốt nhất, chúng ta cần nắm được rõ những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh. Bạn đọc có thể tìm hiểu qua các thông tin của Vietmec dưới đây.
Định nghĩa
Viêm phế quản trong tiếng Anh gọi là Bronchitis, đây là tình trạng niêm mạc của các tổ chức xung quanh phế quản bị viêm nhiễm. Hiện tượng này gây ra những cản trở luồng không khí lưu thông và theo đó sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm nếu chúng ta không chữa trị kịp thời.
Hiện nay, các chuyên gia đang phân chia bệnh viêm phế quản thành nhiều nhóm khác nhau. Điều này dựa theo tiêu chí cũng như dạng bệnh. Cụ thể như sau:
Phân chia theo cấp độ tiến triển của bệnh
- Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng vẫn còn nhẹ, bệnh nhân mới mắc, những biểu hiện chưa có dấu hiệu chuyển nặng và cũng thường không thể hiện rõ ràng. Bệnh kéo dài trong khoảng 7 - 10 ngày và lâu nhất là vài tuần rồi sẽ dứt.
- Viêm phế quản mãn tính: Bệnh lúc này đã chuyển biến nặng hơn, thường kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng. Người bệnh lúc đó bị tái phát liên tục nhiều lần trong năm, thậm chí còn có thể xảy ra các biến chứng khá nguy hiểm.
Phân chia theo dạng bệnh
- Viêm phế quản dạng co thắt: Biểu hiện bởi lớp niêm mạc ở trong phế quản bị phồng và sưng lên, dịch sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường và ảnh hưởng không ít tới các ống khí quản. Bệnh nhân có triệu chứng khó thở khi bị ho, ho có đờm, hơi thở yếu, tức thở,...
- Viêm phế quản bội nhiễm: Những người mắc phải bệnh lý này là bởi có chủng virus, vi khuẩn tấn công. Chúng làm cho bệnh nhân bị sốt khá cao, cơn sốt không có dấu hiệu hạ, hơi thở khò khè, bệnh nhân bị đau rát họng ngay cả khi ăn, nuốt nước bọt, đờm sẽ có màu xanh.
- Viêm phế quản thể hen: Phần niêm mạc ở phế quản bị viêm nhiễm làm cho ống khí quản bị thu hẹp, làm cản trở không khí đi vào trong phổi và dẫn tới co thắt. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng của dạng hen như: Co thắt ngực, khó thở, hơi thở rít, khò khè gần giống như bệnh hen suyễn.
- Viêm phế quản phổi: Ống dẫn khí từ phần phế quản tới phổi hình thành mủ và khá nhiều dịch, các vi khuẩn nhanh chóng tấn công tới và ăn vào trong phổi. Bệnh nhân khi đó sẽ bị sốt cao thường xuyên, đặc biệt về ban đêm, kèm theo đó là ho có đờm vàng, xanh, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn.
Hình ảnh
Triệu chứng
Bệnh lý này cũng có những biểu hiện tương đối đa dạng và cũng dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh về đường hô hấp khác. Trong khi đó, nhiều người lại mang tâm lý chủ quan, cho rằng bệnh có thể tự khỏi không cần dùng thuốc hoặc sẽ tự mua thuốc về chữa trị tại nhà. Cho tới khi bệnh không thuyên giảm, lúc đi này đi khám sẽ thấy bệnh trở nặng hơn rất nhiều.
Những dấu hiệu thường gặp của bệnh gồm:
- Sốt cao: Các cơn sốt chính là triệu chứng viêm phế quản điển hình nhất hiện nay. Bệnh nhân bị sốt từ 38 đến 40 độ, cơn sốt kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu hạ, càng về đêm sốt sẽ càng cao hơn.
- Bị ho có đờm, ho khan: Dịch sẽ tiết ra với lượng lớn, phế quản của người bệnh cảm thấy gai và kèm theo nóng rát, những cơn ho sẽ đi kèm với dịch nhầy màu xanh, vàng, cơn ho khan càng xuất hiện nhiều về buổi đêm.
- Bệnh nhân bị tức ngực, thở khò khè: Đây chính là biểu hiện của phần ống dẫn khí đang ngày càng thu hẹp lại. Đặc biệt với những người mắc viêm phế quản nặng sẽ có thể chuyển thành hen suyễn.
- Cơ thể mệt mỏi và chán ăn: Đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc viêm phế quản. Bệnh nhân ngoài sốt cao sẽ bị mệt mỏi, cơ thể không có sức, khó ăn uống, ăn không ngon miệng và nhanh chóng sụt cân.
Nguyên Nhân
Bệnh có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, thông qua việc nắm rõ những yếu tố tác động tới bệnh, chúng ta sẽ có cách để chữa trị thật hiệu quả.
Theo thống kê của các tổ chức y tế, có đến khoảng 80% bệnh nhân mắc viêm phế quản bởi virus gây ra. Khi hệ thống miễn dịch của chúng ta suy yếu, các virus, vi khuẩn sẽ có điều kiện để tấn công vào cơ thể, những virus thường gặp nhất hiện nay gồm: RSV (Loại virus hợp bào đường hô hấp gây ra viêm phế quản), virus cúm, sởi, Rhinovirus, Adenovirus,...
Ngoài ra, bệnh nhân có thể khởi phát viêm bởi các vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn E.Coli, phế cầu khuẩn, Haemophilus, Streptococcus, Aspergillus, Pneumonia, Candida Albicans,...
Ngoài ra, bệnh viêm phế quản còn xảy ra bởi những tác động từ môi trường, thói quen sống của mỗi người, cụ thể gồm:
- Do thời tiết đột ngột thay đổi: Khi thời tiết bước vào lúc giao mùa, đặc biệt số người mắc viêm phế quản cũng tăng cao hơn, chủ yếu là nhóm trẻ nhỏ. Cơ thể chúng ta lúc này chưa kịp thích nghi với những sự thay đổi của thời tiết nên sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công mạnh hơn.
- Thói quen hút thuốc lá: Đây chính là thói quen xấu và gây ra nhiều bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Thành phần Nicotin có trong khói thuốc sẽ làm viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, nhanh chóng phá hủy hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây bệnh.
- Cơ thể có sức đề kháng kém: Khi sức đề kháng của bạn kém sẽ rất dễ mắc bệnh, không chỉ viêm phế quản. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ hoặc người đang mắc các bệnh lý nền, đang dùng thuốc, người cao tuổi sẽ dễ bị bệnh hơn.
- Tính chất công việc tác động: Những trường hợp thường làm việc ở môi trường hóa chất, khói bụi, nhiều chất ô nhiễm, nấm mốc sẽ dễ làm tổn thương phế quản.
Yếu tố nguy cơ
Như chúng tôi đã chia sẻ từ đầu, bệnh viêm phế quản có thể gặp phải ở mọi đối tượng không phân biệt già trẻ, nhưng chủ yếu nhất vẫn là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
- Trẻ sơ sinh
Có thể nói rằng, trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản nhất và việc chữa trị cũng xảy ra không ít khó khăn. Đây là giai đoạn nếu không được điều trị phù hợp sẽ xảy ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm.
Bởi trẻ sơ sinh vẫn chưa thật sự hoàn thiện hệ thống miễn dịch, các đợt ốm sốt, cảm cúm, cảm lạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn có cơ hội tấn công vào cơ thể của trẻ. Khi đó, bé thường bị bệnh viêm phế quản cấp, xuất hiện các triệu chứng và phát triển trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày, nhiều trường hợp bé sẽ điều trị khỏi nhanh chóng.
Nhưng đối với các bé có dấu hiệu sức khỏe không tốt lên, bé thường bị sốt cao, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị.
- Viêm phế quản ở trẻ em từ 1 - 3 tuổi
Trẻ trong độ tuổi từ 1 - 3 cũng rất dễ mắc bệnh, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ rệt hơn vì bé đã cảm nhận được và có những phản ứng lại. Tuy vậy, trẻ khi ở độ tuổi này mắc bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, xảy ra nhiều biến chứng chuyển sang hen suyễn viêm phổi khi cha mẹ không kịp thời phát hiện và cho con điều trị nhanh chóng.
- Bệnh viêm phế quản ở người lớn
Người lớn bao gồm các trường hợp từ 18 - 40 tuổi thuộc nhóm tuổi trưởng thành và nhóm từ 40 tuổi trở lên là người trung niên, cao tuổi. Theo đó nhóm tuổi thứ 2 sẽ có tỷ lệ bị viêm phế quản cao hơn. Bởi lúc này sức đề kháng của cơ thể đã kém đi, các tác động từ cuộc sống hàng ngày cùng với những thói quen không tốt sẽ làm tích tụ độc hại trong cơ thể. Người bệnh bị các vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát bệnh bất cứ lúc nào.
Biến chứng
Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm, có nguy hiểm không là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu hiện nay.
Các chuyên gia tại Vietmec Group cho biết: Bệnh viêm phế quản hoàn toàn là loại bệnh có tính nguy hiểm cao. Các triệu chứng của bệnh không chỉ làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cùng với đó là những biến chứng người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
Bệnh viêm phổi
Đây chính là loại biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm phế quản hiện nay. Bệnh nhân có các triệu chứng viêm nhiễm những cơ quan tổ chức ở phế quản kèm ho có đờm sẽ dễ dàng lây lan tới phần phổi.
Nguy hiểm hơn nữa chính là bệnh nhân bị suy hô hấp, màng dịch bị tràn vào phổi gây ra áp xe phổi và nặng nề nhất chính là đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đồng thời lúc này việc chữa trị bệnh cũng vô cùng khó khăn, phải mất thời gian dài điều trị và cũng dễ bị tái phát.
Bệnh hen
Biến chứng tiếp theo người bệnh cần biết đó là bệnh hen. Thực tế, viêm phế quản chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hen. Khi đó, tỷ lệ để điều trị khỏi bệnh sẽ thấp hơn rất nhiều. Bệnh nhân sẽ luôn cần ở những không gian thoáng đãng và phải luôn mang thuốc bên mình. Khi cơn hen khởi phát nếu không có thuốc hoặc ở nơi quá ngột ngạt, thiếu oxy sẽ có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng. Hơn nữa, bệnh hen suyễn hiện nay vẫn chưa có phương pháp để chữa trị dứt điểm, chỉ có thể có cách giảm triệu chứng tạm thời.
Bị tràn dịch màng phổi
Khi bệnh đã ngày càng phát triển mạnh, những triệu chứng của viêm phế quản cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn, tần suất lớn và có thể gây ra tràn dịch màng phổi. Khi đó, các virus, vi khuẩn sẽ trực tiếp xâm nhập vào phổi, gây cản trở những ống khí hô hấp và có thể làm bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Vậy đây có phải là bệnh lý lây nhiễm từ người này qua người kia hay không? Đối với câu hỏi này, người khỏe mạnh có thể bị nhiễm từ người bệnh thông qua trường hợp sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh như lúc ăn cơm, nói chuyện, ngồi gần sẽ có nguy cơ bị khá cao. Bởi các virus và vi khuẩn từ nước bọt của người bệnh có thể bắn vào người khỏe mạnh. Chúng bám vào cơ thể và nhanh chóng tấn công nếu sức đề kháng của bạn yếu.
- Tiếp xúc qua những vật dụng cá nhân: Những đồ dùng cá nhân sinh hoạt hàng ngày như cốc uống nước, bát đũa, khăn mặt,... của người bệnh nếu dùng chung với người khỏe mạnh cũng sẽ có nguy cơ lây nhiễm. Những vi khuẩn gây viêm phế quản tồn tại trên các vật thể này sẽ tiếp cận cơ thể và phát bệnh.
Phòng ngừa
Viêm phế quản là bệnh lý không thể xem nhẹ, khi bệnh đã chuyển nặng sẽ mất thời gian dài để chúng ta có thể điều trị. Vì vậy, bạn cần phải áp dụng cho mình những cách phòng tránh ngay từ bây giờ theo những gợi ý dưới đây:
- Tránh đến những nơi có môi trường ô nhiễm nặng, nhiều khói bụi, hóa chất, khí độc hại. Nếu là môi trường làm việc bắt buộc, bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, đặc biệt chú ý bảo vệ cho đường hô hấp.
- Hãy giữ cho cơ thể luôn ấm vào mùa lạnh, những thời điểm giao mùa, đặc biệt các bộ phận lòng bàn chân, lòng bàn tay, cổ, tai cần được giữ ẩm thật tốt.
- Hãy rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Chúng ta không sử dụng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân với người đang bị viêm phế quản. Hãy giữ khoảng cách an toàn khi họ đang có triệu chứng của bệnh.
- Cần dọn dẹp nhà cửa, không gian sống và làm việc sạch sẽ. Không để bụi bẩn tích tụ, ẩm mốc làm cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và gây bệnh.
- Các bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống thật hợp lý, khoa học, cân bằng các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bổ sung nhiều hoa quả, rau củ có lợi, các vitamin, khoáng chất từ thực phẩm lành mạnh. Cần loại bỏ các thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá hay thức khuya liên tục.
- Bạn hãy tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể. Đồng thời nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để sớm xác định các chứng bệnh có thể mắc phải.
Biện pháp điều trị
Bệnh viêm phế quản có thể điều trị theo nhiều phương thức khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng viêm sẽ có những cách chữa phù hợp nhất. Người bệnh có thể tham khảo những biện pháp chữa trị dưới đây.
Bật mí cách chữa viêm phế quản trong dân gian
Điều trị viêm phế quản cấp bằng các mẹo trong dân gian luôn là lựa chọn của đông đảo người bệnh. Cách thức này có tính an toàn cao, dễ kiếm nguyên liệu, giá thành rẻ và cũng rất dễ thực hiện, cho kết quả tốt.
Tuy nhiên, các mẹo chữa sẽ chỉ thích hợp với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, đối với người bệnh đã chuyển nặng, các cách chữa trong dân gian sẽ không thể đạt được kết quả tốt.
Những mẹo chữa từ dân gian được sử dụng phổ biến hiện nay:
Mật ong nguyên chất
Từ lâu đời, mật ong đã được xem là vị thuốc quý để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm phế quản và nhiều bệnh lý khác. Mật ong có khả năng chống viêm, làm sạch đường hô hấp hiệu quả và giúp phục hồi những vùng niêm mạc bị tổn thương. Do đó, hiện nay vẫn có rất nhiều người lựa chọn sử dụng nguyên liệu này. Bạn có thể áp dụng một trong những cách dùng mật sau:
Mật ong và giấm táo:
- Bệnh nhân sử dụng khoảng 50ml giấm táo, hòa cùng với 2 - 3 thìa mật ong và 300ml nước lọc ấm.
- Khuấy đều nước và uống ngay khi nước còn ấm để làm long đờm cũng như giảm ho hiệu quả hơn.
Mật ong và nước chanh:
- Bạn chuẩn bị 1 quả chanh tươi và 2 - 3 thìa mật ong.
- Rửa sạch chanh và cắt thành các lát mỏng, cho vào cùng mật ong ngâm 1 - 2 ngày.
- Sau đó bạn lấy hỗn hợp ra cho vào trong ly nhỏ rồi đem đi hấp cách thủy trong khoảng 10 phút.
- Sau khi hấp xong, bạn ngậm nước chanh mật ong và nuốt từ từ để các dưỡng chất có thể thấm đều vào họng.
Mật ong và tỏi trị viêm phế quản:
- Chuẩn bị 4 - 5 nhánh tỏi, bóc vỏ và rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Sau đó đập dập tỏi, bạn ngâm tỏi với mật ong và để trong khoảng 1 tuần.
- Hàng ngày, người bệnh lấy hỗn hợp ngậm trong miệng và nuốt từ từ để đạt được công dụng tốt nhất.
Lá trầu không cải thiện viêm phế quản
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu cùng thành phần Phenolic giúp chúng ta kiểm soát nhanh chóng vi khuẩn, làm tiêu viêm và đường hô hấp trở nên khỏe mạnh hơn. Do đó, nếu bạn mới chớm bị viêm phế quản, có thể tận dụng lá trầu để cải thiện bệnh tại nhà.
Dùng trầu không nguyên chất:
- Các bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không, đem rửa cho sạch bụi bẩn và giã nát hoặc mang đi xay nhuyễn.
- Sau đó dùng một tấm màng lọc sạch để vắt lấy phần nước cốt, mỗi ngày bệnh nhân uống nước lá trầu 2 lần sau bữa ăn sẽ thấy có những cải thiện vô cùng rõ rệt.
Lá trầu và gừng:
- Bệnh nhân cũng sử dụng một nắm lá trầu, rửa sạch rồi đem đi xay nhuyễn hoặc giã nát.
- Tiếp đó bạn cho vào khoảng 200ml nước ấm, khuấy đều rồi ngâm lá trầu 15 phút.
- Sử dụng màng lọc để chắt lấy phần nước cốt, dùng thêm 3 - 4 lát gừng đập dập, thả vào nước lá trầu và uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày người bệnh cũng uống 2 lần để giảm bệnh nhanh chóng.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng, đối với các bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày sẽ không được sử dụng lá trầu trị viêm phế quản.
Bài thuốc Đông y
Hiện nay, Đông y cũng là hướng chữa trị được nhiều người quan tâm khi mắc viêm phế quản. Cách chữa này có tính an toàn cao, cho hiệu quả tốt, dễ dùng cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Thuốc không chỉ có tác dụng đẩy lùi bệnh phế quản mà còn hỗ trợ người dùng tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể rất tốt.
Tuy vậy, khi uống thuốc Đông y, bạn sẽ cần phải kiên trì thực hiện mỗi ngày và không uống ngắt quãng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thuốc sẽ cần nhiều thời gian hơn để phát huy hết tác dụng nên bạn cũng không nên quá lo lắng sốt ruột.
Những bài thuốc Đông y trị bệnh viêm phế quản nổi tiếng gồm:
Bài thuốc số 1:
Các vị thuốc gồm có: Sinh khương, hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ, chỉ xác, bán hạ chế, cam thảo, phục linh, trần bì,...
Cách dùng thuốc:
- Bệnh nhân mang các vị thuốc đi rửa sạch và để cho ráo nước.
- Tiếp đó, cho tất cả vị thuốc vào trong ấm để sắc với 1 lít nước. Sắc thuốc trên lửa nhỏ cho tới khi phần nước thuốc đã cạn còn khoảng ½, bạn dừng lại và chắt lấy nước thuốc.
- Chia thuốc làm 3 bữa để uống hết trong ngày, sau bữa ăn.
- Duy trì đều đặn mỗi ngày 1 thang cho tới khi bệnh khỏi.
Bài thuốc số 2:
Các vị thuốc gồm có: Tiền hồ, cúc hoa, cát cánh, ngưu bàng tử, bạc hà, tang diệp, liên kiều, cam thảo, hạnh nhân, lô căn,...
Cách dùng thuốc:
- Bệnh nhân sử dụng các vị thuốc được kê mang đi rửa sạch, đợi ráo nước sẽ cho vào ấm để sắc với khoảng 700 - 800ml nước.
- Chỉ nên sắc với lửa nhỏ, khi thuốc cạn còn khoảng ⅓ sẽ chắt ra bát và uống.
- Bệnh nhân chia phần thuốc thành 2 lần dùng trong ngày, uống vào buổi sáng và chiều sau bữa ăn.
Phương pháp chữa trị hiệu quả nhanh trong Tây y
Ở thời điểm hiện tại, Tây y là phương pháp chữa trị được phần lớn người bệnh lựa chọn sử dụng để đẩy lùi bệnh viêm phế quản vì có hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh sớm thấy các triệu chứng thuyên giảm, dễ dàng áp dụng.
Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng, có tác dụng nhanh nhưng Tây y cũng có nhược điểm đó là bạn có thể bị nhờn thuốc, xảy ra tác dụng phụ và lạm dụng sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, thuốc Tây phải được sự kê đơn từ các bác sĩ, bệnh nhân không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau.
Những loại thuốc thường được dùng cho người bị viêm phế quản gồm:
Thuốc kháng sinh
Loại thuốc này sẽ được chỉ định cho các bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp bởi phế cầu khuẩn. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện hơn 10 ngày.
- Thuốc nhóm Beta Lactam: Penicillin, Benzylpenicillin,...
- Nhóm Quinolon: Gồm có Ciprofloxacin hoặc Ofloxacin,...
- Nhóm thuốc Macrolid: Streptomycin, Clarithromycin, Erythromycin,...
- Thuốc thuộc nhóm Cephalexin: Cefixim, Cefaclor,..
Thuốc làm long đờm
Các dược chất từ thuốc sẽ nhanh chóng phản ứng với dịch nhầy ở trong cổ họng, làm chúng lỏng hơn và đẩy ra khỏi cổ họng. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể dễ dàng làm sạch đờm.
- Thuốc gây loãng dịch: Natri Benzoat, Terpin Hydrat, sử dụng được cho trẻ nhỏ, có ít đờm nhưng cần có sự chỉ định sát sao bởi bác sĩ.
- Thuốc có tác dụng khử lưu huỳnh: Acetylcystein, Carbocystein,... sử dụng cho người bệnh nặng, có đờm tắc nghẽn ở cổ họng và gây ra hiện tượng khó thở, tức ngực.
Thuốc giảm ho
Khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho gây co thắt, ho khó thở sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm ho. Một số thuốc thường được dùng gồm có: Codepect, Codein, Neo Codion, Atussin, Dextromethorphan, Rhumenol,...
Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà
Chế độ dinh dưỡng chính là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị của bệnh viêm phế quản dù bạn dùng thuốc Tây y, Đông y hay các mẹo dân gian. Do đó, chúng ta nên chú ý tới một số vấn đề trong việc xây dựng thực đơn như sau:
Các thực phẩm có lợi:
- Rau củ cùng các loại trái cây giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất.
- Các loại hạt, ngũ cốc có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, tinh bột để tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân trong suốt quá trình chữa trị.
- Các nhóm thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D, protein.
- Bạn cũng cần chú ý luôn bổ sung nước cho cơ thể, ưu tiên dùng nước ấm. Ngoài ra có thể uống thêm các loại trà gừng, trà xanh giúp tăng cường chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm tiêu viêm tốt hơn.
Các thực phẩm cần tránh:
- Nhóm đồ ăn chiên rán, có nhiều dầu mỡ sẽ làm dạ dày tăng tiết dịch, khó chuyển hóa dinh dưỡng và người bệnh dễ bị thiếu chất.
- Thực phẩm có chứa lượng chất béo động vật lớn sẽ dễ làm tăng cơn khó thở ở bệnh nhân.
- Đồ ăn có nhiều muối, đồ cay nóng sẽ là yếu tố làm tăng kích thích cổ họng, tăng cơn ho.
- Bệnh nhân cũng cần hạn chế việc dùng thực phẩm chua vì có thể gây phản tác dụng của các loại thuốc làm long đờm. Ngoài ra cũng cần tránh dùng thuốc lá, chất kích thích, bia rượu,...
- Chuyên gia
- Cơ sở