Viêm Xoang Bướm
Viêm xoang bướm là một dạng của bệnh viêm xoang với triệu chứng đặc trưng là đau nhức hai bên cánh mũi. Khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan này, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng sang các cơ quan có liên quan như mắt, thần kinh, tai,... Bài viết dưới đây là tất cả những thông tin cần biết về bệnh viêm xoang bướm mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
Định nghĩa
Xoang bướm nằm sâu bên dưới nền hộp sọ và là vùng xoang nằm sâu nhất trong hang mũi. Vùng xoang này có hình dạng tương tự như cánh bướm nên được gọi là xoang bướm. Xoang bướm gồm có hai xoang nằm sát nhau và được ngăn cách bởi vách liên xoang ở giữa. Chuyên gia cho biết, vùng xoang bướm gắn liền với nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tuyến yên, tĩnh mạch hang, dây thần kinh thị giác, động mạch cảnh trong.
Viêm xoang bướm là hiện tượng niêm mạc lót trong vùng xoang này bị nhiễm trùng và gây ra các triệu chứng như đau nhức đỉnh đầu sau gáy, đau cánh mũi, giảm khứu giác, suy giảm thị lực,... Bệnh thường tiến triển với hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Do vùng xoang này nằm sâu bên trong hang mũi nên bắt buộc phải áp dụng các phương pháp chẩn đoán chuyên khoa để nhận biết bệnh như nội soi, chụp CT,...
Hình ảnh
Triệu chứng
Nắm rõ các triệu chứng của bệnh viêm xoang bướm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhận biết ra bệnh và có các biện pháp xử lý kịp thời ngay từ sớm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh viêm xoang bướm khá giống với các bệnh lý thông thường khác, bạn nên kết hợp thăm khám chuyên khoa để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang bướm mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
- Chảy mũi: Đây là dấu hiệu sớm nhất của bệnh viêm xoang bướm. Viêm nhiễm xảy ra tại hốc xoang đã khiến cho lớp niêm mạc lót trong cơ quan này tăng tiết dịch nhầy, chúng sẽ thoát ra ngoài thông qua đường mũi họng và dẫn đến hiện tượng chảy mũi. Ngoài chảy mũi, người bệnh còn có thêm một số triệu chứng đi kèm như ngứa mũi, vướng víu ở mũi như có dị vật,...
- Nghẹt mũi: Dịch mũi tiết ra quá nhiều kết hợp với yếu tố viêm sưng tại niêm mạc đã dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ thông mũi. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng nghẹt mũi ở một bên hoặc cả hai bên.
- Đau nhức xoang: Tình trạng đau nhức do viêm xoang bướm thường xảy ra ở nhiều vị trí như vùng mặt, đỉnh đầu sau gáy, vùng mũi,... Cơn đau diễn ra kéo dài dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
- Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng điển hình ở trên người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như chóng mắt, giảm thị lực, viêm họng tái phát nhiều lần, buồn nôn, đau răng hàm trên,...
Dựa vào giai đoạn tiến triển của bệnh lý, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng khác như:
- Viêm xoang bướm cấp tính: Cảm cúm kéo dài khoảng 1 tuần, sốt từ 38 - 40 độ. Dịch xoang chảy xuống thành họng. Đau nhức vùng đỉnh đầu, đau trong ổ mắt lan ra vùng chẩm, đau vùng trán rồi lan ra thái dương và gáy.
- Viêm xoang bướm mãn tính: Đau nhức âm ỉ hoặc liên tục ở vùng đỉnh đầu, chẩm hoặc thái dương. Vướng đờm ở vùng cửa mũi sau, đờm ra nhiều nhất vào gần sáng. Mờ mắt, khó ngủ, hay cáu gắt,...
Nguyên Nhân
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm xoang bướm là do lỗ thông xoang bị bít tắc và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra còn có:
- Môi trường sống: Sống trong môi trường bị ô nhiễm là tác nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm xoang bướm. Khi hô hấp, các tác nhân gây hại tồn tại trong không khí như nấm, vi khuẩn,... sẽ đi vào trong mũi và bám vào các xoang. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ nhanh chóng phát triển với số lượng lớn và hình thành nên bệnh.
- Cấu trúc mũi bất thường: Cấu trúc mũi không bình thường sẽ không thể thực hiện chức năng bảo vệ khoang mũi. Điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào bên trong vùng xoang và gây ra bệnh. Ví dụ như vẹo vách ngăn mũi do chấn thương, xuất hiện khối u vùng mũi, răng hàm chấn thương,...
- Biến chứng bệnh lý: Viêm xoang bướm có thể là biến chứng của một số bệnh lý về đường hô hấp khác như polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm mũi vận mạch,... Xuất hiện khối u ở vòm họng hoặc sàng sọ cũng làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh
- Do bệnh lý: Viêm xoang bướm rất dễ khởi phát ở những người đang mắc một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, rối loạn miễn dịch, xơ nang, hội chứng Kartagener,...
- Lạm dụng thuốc Tây y: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang bướm. Lạm dụng thuốc kháng sinh rất dễ gây tổn thương đến lớp niêm mạc lót trong vùng xoang bướm.
Biến chứng
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm xoang bướm là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, chiếm khoảng 36% trên tổng số các bệnh nhân đến khám bệnh lý tai mũi họng. Xoang bướm gắn liền với nhiều cơ quan khác trong cơ thể, nếu tình trạng viêm nhiễm tại xoang không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:
- Biến chứng đường hô hấp dưới: Nếu dịch trong hốc xoang chảy ngược xuống dưới sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp dưới gây viêm. Thường gặp là viêm phế quản, viêm thanh quản,... Nếu trong dịch xoang chứa nhiều vi khuẩn Gram âm thì sẽ có nguy cơ biến chứng sang viêm phổi rất cao.
- Biến chứng thần kinh: Xoang bướm có rất nhiều dây thần kinh đi qua. Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang bị tấn công gây viêm. Nếu bệnh chuyển biến nặng sẽ bội nhiễm sang dây thần kinh gây đau nhức dữ dội kèm theo nôn mửa và chóng mặt. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ biến chứng sang viêm màng não, áp xe não, viêm não,...
- Biến chứng mắt: Vùng xoang bướm có liên quan trực tiếp đến dây thần kinh thị giác và nằm rất gần ổ mắt. Nếu để tình trạng viêm tại cơ quan này diễn ra kéo dài có thể gây viêm thứ phát sang mắt và hình thành nên một số bệnh lý tại mắt như suy giảm thị giác, viêm dây thần kinh thị giác, viêm nhãn cầu, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
- Biến chứng tai: Trường hợp viêm xoang bướm đang diễn ra ở giai đoạn cấp tính, vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập vào tai và gây tổn thương đến cơ quan này. Khi bệnh biến chứng sang tai bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đau tai, ù tai, chảy mủ tai,...
- Biến chứng sang răng: Nếu bệnh viêm xoang bướm diễn ra kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau dây V2 hoặc đau răng hàm trên. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau nhức vùng má và thái dương khiến việc ăn ăn uống và giao tiếp gặp nhiều khó khăn. Ở trường hợp nặng hơn, viêm nhiễm có thể gây hỏng răng và phát triển lan rộng đến vùng xoang hàm.
- Biến chứng hệ tiêu hóa: Khi dịch nhầy tại xoang tiết ra qua nhiều, cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên là nuốt chúng. Lúc này, vi khuẩn sẽ đi theo dịch nhầy đến hầu họng và hệ tiêu hóa. Lâu dần, chúng sẽ phát triển với số lượng lớn và gây ra các bệnh lý về hệ tiêu hóa, điển hình là bệnh dạ dày.
Phòng ngừa
Để quá trình điều trị bệnh viêm xoang bướm nhanh chóng mang lại hiệu quả tích cực, ngăn chặn bệnh tiếp tục chuyển biến sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc Tây y như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc corticoid,... Nếu bạn sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, suy giảm sức đề kháng và phụ thuộc vào thuốc. Điều này sẽ khiến cho việc điều trị dứt điểm bệnh lý gặp nhiều khó khăn.
- Chủ động có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, tránh để tác nhân gây hại tiếp tục xâm nhập vào bên trong niêm mạc xoang khiến tình trạng viêm trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ như tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, giữ ấm hệ hô hấp khi trời lạnh,...
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại tồn đọng bên trong khoang mũi. Đặc biệt là sau khi ra ngoài hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học và kiêng khem hợp lý. Hãy hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích ứng đến niêm mạc xoang. Nói không với các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước chè đặc,...
- Chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bằng cách sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nên ưu tiên bổ sung vitamin, khoáng chất và chất protein giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Uống nhiều nước giúp làm ẩm niêm mạc mũi và làm loãng dịch nhầy, hạn chế tình trạng tắc nghẽn diễn ra.
- Trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang bướm, tuyệt đối không tắm nước lạnh khi cơ thể đang đổ mồ hôi, tham gia bơi lội hoặc các vận động mạnh dưới nước,... Giữ vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ, tránh ngồi quá lâu trong phòng máy lạnh. Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng,...
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại. Tránh thức khuya làm việc hoặc thức dậy quá sớm, nên ngủ đúng giờ và đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị chuyên khoa nếu bệnh tái phát trở lại, chuyển biến nặng hoặc có nguy cơ phát sinh biến chứng.
Biện pháp điều trị
Khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh lý. Các phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng trong y khoa là nội soi hốc mũi, chụp CT hoặc MRI, xét nghiệm vi sinh mũi, siêu âm mũi,... Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể giúp nhanh chóng giải quyết các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Ở mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có ưu và nhược điểm riêng, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng. Dưới đây là các cách điều trị bệnh viêm xoang bướm mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
Điều trị theo y học hiện đại
Hai phương pháp điều trị viêm xoang bướm được áp dụng phổ biến trong y khoa là dùng thuốc Tây y và phẫu thuật. Dùng thuốc Tây y có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng và không đáp ứng điều trị với phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phẫu thuật trị bệnh.
+ Dùng thuốc Tây y: Dùng thuốc Tây y trị viêm xoang có rất nhiều ưu điểm như tiện lợi và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Các loại thuốc Tây y thường được kê đơn điều trị bệnh viêm xoang bướm là:
- Thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Doxycycline, Penicilline,...)
- Thuốc co mạch (Epinephrine, Phenylephrine, Pseudoephedrine,…)
- Thuốc corticoid (budesonide, beclomethasone dipropionate,...)
- Thuốc kháng histamin (Acrivastine, Fexofenadine, loratadine,...)
- Thuốc thông mũi, chống nghẹt mũi (Phenylpropanolamin, pseudoephedrin…)
- Thuốc giảm đau và hạ sốt (Paracetamol, chlorpheniramin…)
+ Phẫu thuật: Như được nhắc ở trên, phẫu thuật sẽ được yêu cầu thực hiện đối với những trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng điều trị tốt với thuốc Tây y. Phẫu thuật nhằm mục đích lưu thông lỗ khí và dẫn lưu phức hợp lỗ thông xoang, từ đó các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Phẫu thuật điều trị viêm xoang sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm bên trong hốc xoang. Tuy nhiên, phương pháp trị bệnh này cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao và có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Vì thế, chi phí phẫu thuật điều trị viêm xoang thường khá đắt. Khi tiến hành phẫu thuật trị bệnh, bạn nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín và đảm bảo chất lượng để hạn chế tối đa rủi ro trong và sau phẫu thuật.
Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian
Ở những trường hợp viêm xoang bướm mới khởi phát ở mức độ nhẹ và chưa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, người bệnh có thể sử dụng các mẹo trị bệnh được lưu truyền trong dân gian để cải thiện triệu chứng. Đây là phương pháp trị bệnh có cách thực hiện khá đơn giản, không phát sinh tác dụng phụ và ít tốn kém chi phí, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Dùng tỏi tươi: Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi ép lấy nước. Dùng tăm bông sạch chấm vào nước ép tỏi rồi thoa trực tiếp vào trong niêm mạc mũi. Thực hiện cách này từ 2 - 3 lần/ngày bạn sẽ thấy bệnh dần chuyển biến tốt.
- Dùng gừng tươi: Gừng tươi đem rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái mỏng. Cho vài lát gừng vào ấm rồi chế nước sôi vào. Hãm trong 15 phút rồi chắt lấy nước, thêm mật ong nguyên chất vào khuấy đều rồi dùng để uống. Nên uống nước gừng pha mật ong vào buổi sáng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất
- Dùng nước muối: Người bệnh chỉ cần dùng nước muối để vệ sinh mũi và súc họng mỗi ngày. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm sạch niêm mạc xoang và giảm viêm nhiễm. Nên mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc tây để vệ sinh mũi, không nên sử dụng nước muối tự pha tại nhà.
Hiệu quả điều trị mà các mẹo dân gian trên mang lại sẽ có sự khác nhau giữa tất cả các trường hợp. Sau thời gian dài áp dụng, nếu tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt thì nên ngừng lại và tìm đến phương pháp điều trị khác khoa học hơn.
- Chuyên gia
- Cơ sở