13 Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Em Không Dùng Thuốc

Nghẹt mũi là tình trạng tăng tiết dịch mũi khi bị kích thích hoặc là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm xoang, viêm mũi,… Tình trạng này khiến các bé nhỏ bị khó chịu và quấy khóc nhiều. Để cải thiện, các bố mẹ có thể áp dụng một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em đơn giản ngay tại nhà phía dưới đây.

13 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em tốt nhất

Để cải thiện tình trạng nghẹt mũi khó chịu cho các bé, bố mẹ có thể áp dụng những mẹo đơn giản phía dưới đây:

1. Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng tinh dầu bạc hà

Sử dụng tinh dầu bạc hà là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em được rất nhiều người biết đến và tin tưởng áp dụng theo. Theo nghiên cứu khoa học, loại tinh dầu này có khả năng tác động và kích thích mạnh vào các mạch máu để chúng giãn ra. Nhờ đó, vùng mũi của các bé trở nên thông thoáng, giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi, đồng thời không khí dễ dàng đi vào bên trong. Điều này sẽ giúp trẻ dễ chịu và dễ thở hơn.

Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng tinh dầu bạc hà
Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng tinh dầu bạc hà

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bố mẹ đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo mùi hương (sử dụng loại tinh dầu nguyên chất).
  • Mỗi ngày đốt 1 – 2 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi cho trẻ rất hiệu quả.

Lưu ý:

  • Bố mẹ nên đặt tinh dầu cách xa nơi bé nằm ngủ. Đồng thời trong thời gian chữa bệnh, cần chú ý quan sát phản ứng của các bé khi ngửi hương thơm của tinh dầu.
  • Bạn chỉ nên đốt tinh dầu liên tục trong 5 – 7 ngày, tránh sử dụng quá nhiều trong thời gian dài. Vì nếu mùi hương quá mạnh sẽ làm tăng triệu chứng khó thở của các bé. Trong trường hợp này, bố mẹ cần ngưng sử dụng tinh dầu bạc hà cho bé, tránh để xảy ra những rủi ro không mong muốn.

2. Phương pháp hút mũi

Đa phần các trẻ nhỏ chưa biết cách xì mũi hoặc xì không đúng nên khó có thể loại bỏ hết dịch nhầy ra ngoài. Do đó, để giúp bé giảm cảm giác khó chịu do tình trạng nghẹt mũi gây ra, bố mẹ nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ hút mũi. Dụng cụ này sẽ giúp đưa toàn bộ dịch mũi ra bên ngoài, nhờ đó vùng mũi trẻ nhỏ trở nên khô và thông thoáng hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn đặt bé vào trong lòng, chú ý giữ cho đầu của trẻ hơi ngả về phía sau.
  • Dùng tay bóp nhẹ vào đầu ống hút mũi nhằm tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu bút vào một bên mũi của con.
  • Từ từ nhả đầu bút ra để chất nhầy bị tác động và hút hoàn toàn ra ngoài.
  • Dùng khăn bông mềm lau sạch chất dịch nhầy còn đọng lại trên mũi của trẻ.
  • Với phương pháp này, các bố mẹ cần thực hiện nhiều lần trong ngày cho con. Đặc biệt là khi nhận thấy mũi của trẻ chứa nhiều chất dịch gây nghẹt, thậm chí dẫn đến khó thở.

3. Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hiệu quả cao

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý là một phương pháp chữa nghẹt mũi vừa đơn giản, lại an toàn và giúp mang đến hiệu quả chữa bệnh cao. Phương pháp này có khả năng giúp trẻ khắc phục rất tốt tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi. Bên cạnh đó là còn giúp làm ẩm, cải thiện tình trạng khô rát, cũng như hỗ trợ nhiều vấn đề khác liên quan đến mũi.

Trong dân gian, nước muối còn nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, đồng thời giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt nhanh các tác nhân gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, việc nhỏ nước muối không chỉ giúp trẻ khắc phục nhanh chóng tình trạng nghẹt mũi, mà còn hỗ trợ kháng viêm và phòng ngừa nhiều rủi ro không mong muốn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bố mẹ bế bé và nhẹ nhàng đặt bé vào trong lòng. Đồng thời tương tự như khi hút mũi, bạn để đầu bé hơi ngả về phía sau.
  • Tiến hành nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào 1 bên mũi của trẻ. Giữ nguyên trong 1 – 2 phút thì nhẹ nhàng nâng đầu bé dậy, sử dụng dụng cụ hút mũi hút sạch nước mũi cho trẻ.
  • Với bên mũi còn lại của con, bạn cũng làm tương tự.

4. Giữ ẩm cho mũi của trẻ

Hiện nay có rất nhiều cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em, trong đó làm ẩm mũi là cách đơn giản nhất các bố mẹ có thể thực hiện. Theo đó, bạn có thể làm ẩm mũi bằng cách sử dụng máy làm ẩm phun sương hoặc máy hóa hơi.

Bạn có thể làm ẩm mũi bằng cách dùng máy làm ẩm phun sương hoặc máy hóa hơi
Bạn có thể làm ẩm mũi bằng cách dùng máy làm ẩm phun sương hoặc máy hóa hơi

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng những dụng cụ này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đặt máy ở khoảng cách đủ gần để sương có thể bay tới vị trí của con trong khi con ngủ. Tuy nhiên cũng cần cách xa tầm với của trẻ.
  • Để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, bạn nên thay nước mỗi ngày, lau khô và làm sạch máy tỏa hơi nước theo đúng hướng dẫn.
  • Không nên sử dụng nước nóng cho máy tạo ẩm, vì có thể gây bỏng.

Ngoài ra, khi trẻ bị nghẹt mũi, bạn cũng có thể thử xông hơi cho bé. Cách thực hiện cụ thể là:

  • Bạn xả nước nóng vào chậu để hơi nóng làm ẩm cho không gian phòng tắm.
  • Giữ bé trong đó khoảng vài phút. Điều này sẽ giúp bé được dễ chịu hơn trước khi đi ngủ.

5. Chườm gạc ấm – Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em

Để gia tăng việc lưu dịch tiết hô hấp cũng như cải thiện tình trạng nghẹt mũi, các bố mẹ có thể chườm gạc ấm lên mũi cho con.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn dùng khăn hoặc bông gạc thấm nước ấm lên, nhiệt độ nước trung bình khoảng 40 – 42 độ C.
  • Sau đó vắt bớt nước rồi đắp trực tiếp lên vùng mũi của con.
  • Đợi tới khi gạc nguội, bố mẹ lặp lại thêm 2 – 3 lần nữa.
  • Cuối cùng dùng tăm bông hoặc dụng cụ hút mũi lấy sạch dịch tiết ứ đọng trong các hốc mũi.

6. Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân với nước ấm là một trong những mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ em có nguồn gốc dân gian được nhiều người tin tưởng áp dụng hàng đầu hiện nay. Theo quan điểm của y học cổ truyền, trẻ bị nghẹt mũi là do khí hàn tấn công, dẫn đến dịch ở phổi không lưu thông được, từ đó dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và gây bệnh. Chính vì vậy, nếu ngâm chân với nước ấm có thể giúp tán phong hàn và thúc đẩy quá trình dẫn lưu dịch tiết, nhờ đó cải thiện khả năng hô hấp tốt hơn.

Trên thực tế, cách chữa này chưa được chứng minh thành công, cũng như khả năng cải thiện lâm sàng. Song, phương thức này sẽ giúp đem lại cảm giác dễ chịu, nhờ đó các bé ngủ ngon giấc hơn.

7. Lấy gỉ mũi để làm giảm nghẹt mũi

Các dịch nhầy trong mũi khi khô lại ngay cửa mũi sẽ khiến đường đi của không khí bị chặn, từ đó dẫn đến khó thở. Vào lúc này để giúp bé bớt nghẹt mũi, bạn hãy nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé, sau đó dùng tăm bông đã được làm ẩm nhẹ nhàng lấy gỉ mũi ra cho con.

Lấy gỉ mũi để làm giảm nghẹt mũi đang là phương pháp được nhiều bố mẹ áp dụng
Lấy gỉ mũi để làm giảm nghẹt mũi đang là phương pháp được nhiều bố mẹ áp dụng

Trong quá trình thực hiện, bố mẹ chú ý nhẹ tay, không đưa đầu tăm bông quá sâu vào bên trong. Điều này nhằm ngăn ngừa niêm mạc mũi của bé bị tổn thương, đồng thời tránh tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

8. Cho trẻ nằm gối cao đầu

Đây là một trong những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em được nhiều người phản hồi hiệu quả thực tế tích cực. Theo đó, khi bé ngủ, bạn hãy đặt một chiếc gối dưới nệm để kê cao phần vai và đầu của bé cao hơn so với bàn chân. Điều này sẽ giúp chất nhầy trong xoang thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này được các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng thường xuyên. Bởi vẫn có thể tiềm tàng một số vấn đề nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

9. Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng việc vỗ lưng

Thêm một cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em nữa chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn trong bài viết này là phương pháp vỗ lưng. Biện pháp này nghe tưởng đơn giản, nhưng nếu làm sai cách sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Còn thực hiện vỗ lưng đúng cách có thể giúp làm lỏng các chất dịch nhầy ứ đọng trong ngực, nhờ đó bé sẽ bớt tức ngực, dễ thở và hô hấp dễ dàng hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Bố mẹ đặt bé nằm úp trên đầu gối và dùng tay vỗ vào lưng. Lưu ý chỉ nên vỗ nhẹ và chính xác.
  • Cách 2: Đặt trẻ lên đùi, hướng ra phía trước một góc khoảng 25 – 30 độ, sau đó nhẹ nhàng vỗ vào lưng.

10. Thoa tinh dầu chữa nghẹt mũi cho bé

Thoa tinh dầu hiện là một trong những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em do dân gian truyền lại đang được nhiều phụ huynh tin tưởng áp dụng. Bởi phương pháp này có khả năng giúp trẻ khắc phục nhanh chóng tình trạng nghẹt mũi, đồng thời giúp phòng ngừa và điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh rất tốt.

Thoa tinh dầu hiện là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em do dân gian truyền lại
Thoa tinh dầu hiện là cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em do dân gian truyền lại

Hơn nữa, việc thoa tinh dầu còn hỗ trợ cho quá trình lưu thông khí huyết của trẻ, cũng như cải thiện nhiều vấn đề liên quan đến tình trạng dị ứng, cảm lạnh, cảm cúm,… bé đang gặp phải.

Để cải thiện tốt nhất tình trạng sức khỏe cho con, các bố mẹ nên dùng tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu tràm thoa vào huyệt dũng tuyền của trẻ. Song song với đó là dùng tay ấn nhẹ vào huyệt đạo để máu huyết lưu thông tốt hơn, giúp trẻ nhanh chóng cải thiện triệu chứng nghẹt mũi. Vị trí của huyệt dũng tuyền là nằm dưới lòng bàn chân của trẻ.

Ngoài ra, các bố mẹ cũng nên thoa một ít vào vùng ngực và vùng lưng của trẻ. Điều này sẽ giúp phương pháp thoa tinh dầu phát huy được tối đa công dụng chữa nghẹt mũi cho bé để con mau khỏe mạnh, ăn ngủ tốt hơn. Tốt nhất, bạn nên thực hiện đều đặn cách này 2 lần/ngày (sau khi tắm cho con và trước khi bé đi ngủ).

11. Nấu súp gà cho trẻ ăn

Đối với trẻ em, đặc biệt là những bé đang trong thời kỳ bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể nấu súp cho con ăn để khắc phục tình trạng nghẹt mũi. Trong dân gian, phương pháp này được áp dụng khá phổ biến để điều trị bệnh cảm cúm, cảm lạnh của trẻ em. Tùy vào từng độ tuổi, các bố mẹ có thể chế biến món súp gà hoặc cháo cho phù hợp.

Lưu ý nên xay nhuyễn để bé dễ ăn hơn, đồng thời bổ sung thêm các loại rau xanh. Điều này vừa giúp cơ thể bé được nạp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, cũng như hỗ trợ cho quá trình chữa bệnh tốt hơn.

12. Tắm nước ấm

Đối với những bé nhỏ bị nghẹt mũi sinh lý, nguyên nhân do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh, các bố mẹ có thể tắm nước ấm cho trẻ để cải thiện.

Cụ thể việc tắm nước ấm sẽ giúp các mao mạch ở đường hô hấp giãn ra, từ đó giúp thông thoáng đường thở và tạo cảm giác thoải mái. Hơn nữa, hơi nước cũng hỗ trợ làm loãng đờm để hô hấp dễ dàng hơn.

13. Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em bằng tỏi

Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, cũng như nhiều bài thuốc Đông y chữa bệnh. Đối với tình trạng nghẹt mũi cho trẻ em, tỏi cũng được ứng dụng vào để cải thiện các triệu chứng khó chịu, từ đó các bé được thoải mái, ăn ngủ ngoan và khỏe mạnh hơn.

Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, cũng như nhiều bài thuốc Đông y
Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, cũng như nhiều bài thuốc Đông y

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị một vài nhánh tỏi, đem bóc vỏ, rửa sạch, rồi giã nát và vắt lấy nước cốt.
  • Trộn nước cốt tỏi với dầu vừng theo đúng tỷ lệ là 1:1.
  • Sau khi vệ sinh mũi cho bé thật sạch sẽ bằng nước muối, bố mẹ lấy bông gòn thấm hỗn hợp tỏi và dầu vừng nhét nhẹ vào một bên cửa mũi của trẻ.
  • Giữ nguyên như vậy khoảng 15 phút rồi lấy ra. Đối với bên còn lại cũng làm tương tự.
  • Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, trong quá trình này phải theo sát bé, tránh trường hợp bông gòn siết quá chặt làm trẻ khó thở.

Cần lưu ý gì khi chữa nghẹt mũi cho trẻ em tại nhà?

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến mà gần như bé nhỏ nào cũng gặp phải, nếu được xử lý đúng cách tình trạng này sẽ không gây ra những tác động nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em tại nhà, các bố mẹ bắt buộc cần phải lưu ý đến một số vấn đề như sau:

  • Trong thời gian điều trị, với các bé vẫn đang ăn sữa mẹ, bạn cần tăng cường cho trẻ bú sữa. Bởi ngoài các chất dinh dưỡng, sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp chống lại virus, vi khuẩn, cũng như các tác nhân gây hại khác.
  • Khi thấy trẻ có các triệu chứng như nghẹt mũi kèm thở khò khè, sốt cao, bỏ bú, nôn ói, mệt mỏi,… bố mẹ nên chủ động đưa con đến bệnh viện uy tín để thăm khám để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thêm thuốc Tây y sử dụng cho trẻ, tránh trường hợp gặp phải những tác dụng phụ nặng nề.

Trên đây là gợi ý của chúng tôi về một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ em ngay tại nhà. Tuy nhiên, các mẹo này chỉ phù hợp áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, còn nếu thấy con xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android