Táo Bón Mãn Tính

Triệu chứng và nguyên nhân

Táo bón mãn tính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,... Nếu thấy bản thân bị táo bón kéo dài, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị chuyên khoa. Bài viết dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây ra bệnh táo bón mãn tính thường gặp và cách điều trị bạn có thể tham khảo.

Định nghĩa

Bị táo bón là hiện tượng đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần kèm theo các triệu chứng như phân khô cứng, gặp khó khăn khi đi đại tiện, thời gian đi đại tiện lâu, mót đại tiện,... Táo bón mãn tính được hiểu là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên kéo dài trong nhiều tháng. Bệnh thường khởi phát khi người bệnh không tiến hành điều trị bệnh táo bón dứt điểm. Chuyên gia cho biết, có một số người rất hiếm khi bị táo bón nhưng cũng có một số người lại thường xuyên bị triệu chứng táo bón hành hạ. Theo thống kê y khoa, táo bón gây ảnh hưởng đến khoảng 15 - 20% dân số nước ta.

Táo bón mãn tính là bệnh lý xảy ra khá phổ biến, có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nhưng nếu bệnh táo bón mãn tính xảy ra có liên quan đến bệnh lý thì bạn bắt buộc phải tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ phát sinh nhiều biến chứng không mong muốn như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,... Đồng thời, việc chất thải bị tích tụ lâu ngày bên trong đại tràng còn khiến độc tố trong phân bị cơ thể hấp thụ hấp trở lại. Điều này có thể gây ngộ độc thần kinh và xuất hiện nhiều mẩn ngứa trên da.

Hình ảnh

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính gây ra chứng táo bón mãn tính là do thức ăn di chuyển chậm bên trong ống tiêu hóa. Điều này đã khiến cho phân bị mất nước, dần trở nên khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài. Đây thường là hệ quả của việc cơ thể bị mất nước, chế độ ăn uống thiếu khoa học, do bệnh lý,... Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây táo bón mãn tính thường gặp bạn cần nắm rõ để chủ động hơn trong việc phòng ngừa:

Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu người bệnh ăn thiếu cân bằng dưỡng chất và không hoạt động thể chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón mãn tính. Cụ thể là:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, đồ ăn giàu chất béo khó tiêu nhưng lại thiếu chất xơ
  • Lười uống nước khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ.
  • Lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa caffein khiến cơ thể bị mất nước
  • Lười vận động, tính chất công việc ngồi một chỗ trong thời gian dài, hay nhịn đi đại tiện.

Căng thẳng, trầm cảm: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một số độc tố gây ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm và hoạt động của hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài và không được giải quyết sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Người bị trầm cảm thường kém hoạt động và ăn uống thất thường. Các rối loạn trong đời sống sinh hoạt này đã tạo cơ hội cho bệnh táo bón mãn tính khởi phát. Ở trường hợp trầm cảm nặng có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng như tuyệt vọng, tự tử,...

Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Táo bón mãn tính cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y mà bạn đang sử dụng để điều trị bệnh. Ví dụ như thuốc chẹn canxi, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc lợi tiểu, thuốc chống tiêu chảy, thuốc bổ sung canxi hoặc sắt,... Ở trường hợp này, bạn nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn thay đổi loại thuốc điều trị hoặc điều chỉnh lại liều lượng sao cho phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi nghi ngờ bản thân bị táo bón mãn tính, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh lý cũng như các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Ở trường hợp táo bón kéo dài trên 3 tháng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, thăm khám trực tràng, chụp x-quang, đo hậu môn trực tràng,...

Sau khi đã xác định được nguyên nhân cũng như mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị táo bón mãn tính mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

1/ Thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống: Thông thường, bệnh táo bón mãn tính có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống hàng ngày. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Tránh tiêu thụ sữa, thực phẩm giàu chất béo và đạm, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn,...
  • Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Người bệnh nên uống nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước canh rau,... Nói không với đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, nước giải khát có gas hoặc chứa nhiều đường.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa. Từ đó, phân sẽ di chuyển nhanh bên trong đường ruột và hạn chế táo bón. Với những người bị táo bón mãn tính thì nên vận động cơ thể đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết và tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày. Việc nín nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu sẽ khiến phân bị mất nước và làm cho tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

2/ Tập luyện cơ xương chậu: Cơ xương chậu hoạt động không tốt sẽ khiến việc đào thải phân diễn ra khó khăn hơn bình thường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh táo bón mãn tính xảy ra. Ở những trường hợp này, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách thực hiện một số bài tập cơ xương chậu. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn tập luyện đúng cách.

3/ Dùng thuốc Tây y: Nếu bệnh táo bón mãn tính diễn ra với mức độ nghiêm trọng, ngoài việc điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt thì bác sĩ sẽ kết hợp kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y. Công dụng chính của các loại thuốc này là kích thích nhu động ruột và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng táo bón. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng các loại thuốc sau đây:

  • Nhóm thuốc bôi trơn: Paraffine, Parlax, Molagar,...
  • Nhóm thuốc tăng khối lượng phân: Celluson, Infibran, Normacol,...
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Lactulose, Polyethylen glycol, Sorbitol,...
  • Thuốc kích thích nhu động ruột: Anthraquinonic, Docusate natri, muối Magie,...
  • Thuốc nhuận tràng nhét hậu môn: phức hợp Polyethylen glycol với muối Bicarbonat natri, Sulffat natri,...

Việc dùng thuốc Tây y trị bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thông thường, thuốc Tây y chỉ được kê đơn điều trị trong thời gian ngắn.

4/ Phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp táo bón mãn tính biến chứng sang tắc nghẽn ruột, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,... và không đáp ứng điều trị nội khoa. Phẫu thuật giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Táo bón mãn tính là hiện tượng táo bón diễn ra kéo dài, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị dứt điểm. Tuyệt đối không được chủ quan, để bệnh diễn ra kéo dài và phát sinh biến chứng.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Các biện pháp khắc phục táo bón thường được sử dụng bao gồm, uống nước nóng, tăng lượng chất xơ và thực hiện xoa bóp đại tràng có thể giúp khắc phục tình trạng táo bón.
  • Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cần sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc đạn hoặc thuốc xổ.
Xem chi tiết

Khi bị táo bón trong thai kỳ, bà bầu nên ăn rau xanh, trái cây tươi, cá nước ngọt, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên cám, khoai lang, sữa chua, và bổ sung vào thực đơn ăn uống.

Xem chi tiết

  • Người cao tuổi để phòng và điều trị táo bón nên ăn rau mồng tơi, khoai lang, cà rốt, nước chanh, chuối, táo, lê, và quả bơ.
  • Trong khi đó, cần kiêng ăn thực phẩm chiên xào, thịt đỏ, ngũ cốc đã qua chế biến, chế phẩm từ sữa bò, rượu bia, sô cô la, và quả hồng.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android