Mang Thai Mà Bị Táo Bón Có Nên Rặn Không?

Chị em mang thai bị táo bón TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN RẶN. Rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ sau:

  • Rặn mạnh có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc sinh non ở tam cá nguyệt thứ ba.
  • Rặn mạnh có thể làm rách da hậu môn, gây đau rát và chảy máu, hình thành bệnh trĩ.

Thay vào đó chị em nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng. Trường hợp táo bón nặng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Mang thai mà bị táo bón có nên rặn không?

Táo bón là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, ảnh hưởng đến 30-50% phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm thay đổi nội tiết tố, giảm vận động, và áp lực của thai nhi lên trực tràng.

Việc rặn mạnh khi đi vệ sinh thường được áp dụng để hỗ trợ bài tiết phân. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai KHÔNG NÊN RẶN KHI BỊ TÁO BÓN, hành động này tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Phụ nữ mang thai KHÔNG NÊN RẶN KHI BỊ TÁO BÓN
Phụ nữ mang thai KHÔNG NÊN RẶN KHI BỊ TÁO BÓN

Tác hại của việc rặn mạnh khi táo bón:

  • Kích thích co thắt tử cung: Việc rặn mạnh dẫn đến nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc sinh non trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Tổn thương hậu môn: Rặn mạnh khi bị táo bón gây nứt kẽ hậu môn, dẫn đến nhiễm trùng, trĩ, sa trực tràng. Đồng thời hành động này cũng gây áp lực lên cơ sàn chậu, làm tăng nguy cơ tiểu són sau sinh.
  • Gây áp lực lên cơ thể: Mẹ bầu dùng sức để rặn sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, tạo tâm lý ám ảnh khi đi vệ sinh, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Một số cách cải thiện táo bón trong thời gian thai kỳ

Khi bị táo bón trong khoảng thời gian thai kỳ, mẹ bầu có thể tìm đến một số phương pháp cải thiện an toàn hơn như thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, tận dụng các mẹo trị bệnh dân gian,…

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện mẹ có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Tránh tình trạng ngồi một chỗ trong thời gian dài, thay vào đó bạn nên vận động với cường độ phù hợp giúp kích thích nhu động ruột và hỗ trợ đẩy lùi chứng táo bón. Một số bài tập dành cho bà bầu là đi bộ, tập yoga cho bà bầu, tập kegel, bơi lội,…
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước cho cơ thể mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh táo bón. Tuy nhiên, mẹ không nên uống nước nhiều vào ban đêm để tránh đi tiểu đêm nhiều lần hoặc tích nước trong cơ thể.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không được nín nhịn khiến phân trở nên khô cứng và khó đào thải ra ngoài. Nên đi vệ sinh vào buổi sáng sớm hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút, tư thế đi vệ sinh thích hợp nhất là ngồi xổm.
  • Luôn giữ cho tinh thần ổn định và thoải mái trong suốt thời gian thai kỳ. Mẹ bầu có thể thư giãn đầu óc bằng cách ngâm mình trong nước ấm, đọc sách, nghe nhạc, massage,…

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Để tình trạng táo bón nhanh chóng được đẩy lùi, mẹ bầu cũng nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của bản thân. Cụ thể là:

  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày như rau xanh, bí đỏ, các loại đậu, trái cây tươi,…
  • Sử dụng thêm các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng trong bữa ăn giúp việc đi tiêu diễn ra dễ dàng hơn như rau mồng tơi, đậu bắp, mật ong, khoai lang, rau bina,…
  • Sử dụng dầu oliu trong quá trình chế biến món ăn sẽ giúp nhuận tràng tốt hơn.
  • Nên loại bỏ hoàn toàn nhóm đồ ăn cay nóng và đồ ăn đông lạnh ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu.
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để sử dụng giúp hạn chế gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Rau củ quả là những thực phẩm có lợi, rất tốt cho mẹ bầu
Rau củ quả là những thực phẩm có lợi, rất tốt cho mẹ bầu

Mẹo trị táo bón trong dân gian

Nếu triệu chứng táo bón chỉ mới diễn ra ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể tận dụng các mẹo trị táo bón được lưu truyền trong dân gian để cải thiện.

  • Ăn đu đủ: Nếu đã bước qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra.
  • Dùng vừng đen: Vừng đen là thực phẩm có hàm lượng chất xơ rất dồi dào, nếu bạn sử dụng vào cơ thể sẽ có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ đẩy lùi tình trạng táo bón. Bạn chỉ cần rang thơm vừng đen đem trộn với mật ong rồi dùng để ăn, liều lượng từ 40 – 50 gram/ngày.
  • Ăn quả sung: Mẹ chỉ cần dùng quả sung nấu với móng giò ăn mỗi ngày, cách này vừa có tác dụng trị táo bón vừa bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Tóm lại, mang thai mà bị táo bón là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, việc rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế nếu tình trạng táo bón mãi không thuyên giảm, chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android