Bệnh Gút Có Ăn Được Mì Tôm Không?
Người bị bệnh gút nên hạn chế hoặc tránh xa mì tôm và nếu không thể loại bỏ hoàn toàn, nên giảm liều lượng và thay đổi cách ăn để giảm tác động tiêu cực lên sức khỏe.
Bệnh gút có ăn được mì tôm không? Tác hại của mì tôm với người bệnh
Gút là một chứng bệnh xương khớp thường gặp, hình thành do sự rối loạn chuyển hóa purine làm tăng acid uric, tạo nên các tinh thể urate bao quanh khớp. Người bị bệnh gút phải kiểm soát chế độ ăn uống vô cùng nghiêm ngặt nhằm tránh bệnh tình chuyển biến nặng, khiến việc di chuyển khó khăn, đau đớn.
Người bị gút nên tránh các loại thực phẩm mặn, nhiều muối và chất béo. Do đó, mặc dù không cấm hoàn toàn nhưng bị bệnh gút không nên ăn mì tôm vì có thể khiến bệnh trở nặng.
Mì tôm được sản xuất bằng cách chiên qua dầu, sử dụng gia vị mặn và nhiều dầu mỡ. Dùng mì tôm thường xuyên có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng cho người bệnh gút như:
Kìm hãm quá trình đào thải acid uric
Trong mì tôm có hàm lượng muối vô cùng lớn. Khi dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ gây áp lực lớn khiến thận phải hoạt động quá mức. tình trạng này kéo dài sẽ làm chức năng thận suy giảm. Hiệu quả đào thải acid uric ra khỏi cơ thể cũng bị ảnh hưởng, góp phần khiến acid uric trong máu vượt quá mức tiêu chuẩn.
Gia tăng các phản ứng viêm
Muối, dầu mỡ, các loại chất tạo ngọt có trong mì tôm đều là tác nhân kích thích các phản ứng viêm diễn ra nhiều hơn. Tình trạng viêm nhiễm khó kiểm soát khiến bệnh gút trở nặng, biểu hiện triệu chứng bên ngoài trầm trọng hơn và gây đau đớn cho người bệnh.
Tăng nguy cơ loãng xương
Trong mì có chứa hàm lượng lớn phosphate – một tác nhân nguy hiểm gây ra tình trạng giảm mật độ xương trong cơ thể. Ăn nhiều mì tôm sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương và gây khó khăn trong việc điều trị bệnh gút.
Tăng cân nhanh
Một gói mì tôm được cấu thành từ 60% bột mì và 40% chất béo xấu. Dung nạp mì tôm quá nhiều dễ khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát, tăng nguy cơ tích tụ các chất có hại trong cơ thể và làm bệnh gút nghiêm trọng thêm.
Gây thiếu hụt dinh dưỡng
Trong mì tôm gần như không có các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất xơ hay canxi. Vì thế, ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng, gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh gút.
Cách ăn mì tôm an toàn cho người bệnh gút
Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại nhưng người bị gút không nhất thiết phải kiêng mì tôm hoàn toàn. Nếu quá thèm món ăn người, người bệnh vẫn có thể thưởng thức nhưng cần tuân thủ những điều sau để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh:
- Đảm bảo về liều lượng: Người bị gút chỉ nên ăn khoảng ½ gói mì tôm với tần suất tối đa 2 lần/ tháng. Mức độ này đảm bảo các chất có hại trong mì tôm không vượt quá mức cho phép khi dung nạp vào cơ thể, làm gia tăng triệu chứng bệnh thể hiện ra bên ngoài.
- Chú trọng cách chế biến: Không nên dùng gói gia vị và dầu có sẵn trong mì tôm. Thay vào đó, bạn nên dùng hạt nêm hoặc muối ăn hàng ngày. Mặc dù điều này sẽ khiến hương vị mì tôm có chút thay đổi nhưng chúng an toàn cho sức khỏe của bạn. Đồng thời nên trụng sơ mì qua nước sôi trước khi ăn để loại bỏ bớt chất béo và muối trong mì.
- Kết hợp với các loại thực phẩm có lợi khác: Bạn nên ăn mì tôm kèm với nhiều loại rau xanh hoặc những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho cơ thể như thịt lợn nạc, ức gà, … Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể có đủ chất khi ăn mì tôm.
- Uống thật nhiều nước, các thực phẩm có tính mát: Điều này nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng nóng trong khi ăn mì tôm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Tóm lại, mì tôm là một món ăn nguy hiểm, không lành mạnh dành cho những người bệnh gút. Vì thế, trường hợp quá muốn ăn, bạn chỉ nên ăn để vơi cơn thèm, không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Mong rằng qua những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn nguy hại của mì tôm đối với gút cũng như chủ động tránh xa món ăn này để bảo vệ sức khỏe.