Bệnh Trĩ Có Nên Ăn Rau Muống? Gợi Ý Cách Dùng Rau Trị Bệnh
Bệnh trĩ có nên ăn rau muống vì trong loại rau này chứa nhiều chất xơ, vitamin, sắt tốt cho cơ thể và có khả năng kháng khuẩn tốt, hỗ trợ điều trị trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, hậu mới cắt búi trĩ, có vết thương hở thì không nên dùng rau muống vì dễ hình thành sẹo lồi.
Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?
Nhiều người cho rằng bị trĩ không nên ăn rau muống vì có thể hình thành sẹo lồi ở hậu môn. Nhưng thực tế người bị bệnh trĩ NÊN ăn rau muống vì:
- Hỗ trợ nhuận tràng: Rau muống chứa nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa, làm mềm phân, chống táo bón cũng như ngăn bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Kháng khuẩn: Rau muống có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hậu môn, tá tràng. Bên cạnh đó, ăn rau muống cũng có thể hỗ trợ thúc đẩy chữa lành các tổn thương ở hậu môn, giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung chất sắt: Rau muống rất giàu chất sắt, có tác dụng hỗ trợ quá trình tái tạo máu trong cơ thể và chữa lành các tổn thương liên quan đến bệnh trĩ.
- Tăng cường sức đề kháng: Rau muống rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ rau muống
Rau muống có thể được sử dụng như một loại rau ăn kèm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trĩ và phòng ngừa một số vấn đề rối loạn tiêu hóa khác. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị khác, chẳng hạn như:
1. Món ăn từ rau muống
Rau muống có thể sử dụng để luộc, xào hoặc nấu canh để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo món rau muống xào lòng lợn để thay đổi khẩu vị và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Cách làm:
- Sử dụng 30 gram rau muống, nhặt sạch, rửa với nước, sau đó để ráo;
- Dùng 500 gram lòng lợn rửa sạch, chà xát với một ít muối để khử mùi, để ráo nước;
- Thái lòng lợn và rau muống thành các miếng vừa ăn, sau đó cho vào nồi hầm cùng một lượng nước vừa đủ;
- Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi lòng lợn mềm thì nêm gia vị, tắt bếp;
- Món rau muống hầm lòng lợn có thể ăn cùng cơm nóng để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
2. Uống nước rau muống
Nước sắc rau muống có thể uống trực tiếp để hỗ trợ tăng cường hệ thống tiêu hóa, làm mềm phân, chống táo bón và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
Cách làm:
- Sử dụng 100 gram rau muống, rửa sạch, để rau nước;
- Rau muống mang đi luộc lấy nước;
- Sau đó cho thêm 120 gram đường cát trắng, tiếp tục đun sôi nước luộc cho đến khi thu được hỗn hợp đặc sánh;
- Phần rau dùng để ăn kèm cơm, phần nước sắc chia thành hai lần, dùng uống, mỗi lần khoảng 100 ml;
- Dùng trì thực hiện biện pháp mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
3. Đắp lá rau muống
Lá rau muống có thể dùng đắp vào hậu môn để điều trị bệnh trĩ tại nhà. Cụ thể, trong lá rau muống có thành phần kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng hậu môn. Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh có thể kết hợp bài thuốc uống và thuốc sắc.
Cách làm:
- Dùng một nắm lá rau muống tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo nước;
- Giã nát lá rau muống với một thìa muối sạch;
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm, đắp lá rau muống đã giã nát lên hậu môn, cố định bằng gạc y tế, để qua đêm;
- Rửa sạch hậu môn bằng nước ấm vào buổi sáng;
- Thực hiện biện pháp mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị.
4. Xông hơi lá rau muống
Sử dụng rau muống để xông hậu môn có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm và phòng ngừa các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách làm:
- Sử dụng một nắm lá rau muống, một nắm lá đau xương, 1 củ sả và một ít xơ dừa khô;
- Rau muống rửa sạch, giã nhỏ, trộn chung với các nguyên liệu còn lại, sau đó đốt sao cho khói bốc lên thì đưa đến hậu môn để xông;
- Thực hiện biện pháp mỗi ngày một lần để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
Lưu ý, khi xông cần thận trọng để tránh gây bỏng hậu môn.
5. Bột rau muống biển
Rau muống biển còn được gọi là Mã an đằng, là loại cây sống nhiều năm, mọc lan trên bờ biển. Theo Đông y, rau muống biển là vị thuốc vị cay, hơi đắng, tính lạnh, quy vào kinh tỳ và can, thường được sử dụng để tiêu ung, tán kết. Do đó, muống biển thường được sử dụng để điều trị sốt rét, tê thấp, đau nhức tay chân, thông tiện, táo bón, đau bụng và bệnh trĩ xuất huyết.
Cách làm:
- Sử dụng rau muống biển tươi, nhặt sạch, ngâm với nước muối, để ráo nước;
- Cho rau muống biển vào chảo sao đến khi cháy xém bên ngoài, thì mang đi nghiền thành bột mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh;
- Mỗi lần sử dụng, lấy một ít bột rau muống hòa với nước sạch, sau đó thoa lên búi trĩ, để qua đêm;
- Áp dụng biện pháp trong một thời gian để đặt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý khi dùng rau muống cho người bệnh trĩ
Người bệnh trĩ có thể ăn rau muống để tăng cường chất xơ cũng như hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Rau muống cần được làm sạch với nước muối, nấu chín để tránh nhiễm ký sinh trùng.
- Người bị trĩ không nên ăn rau muống nếu cơ thể mắc một số bệnh lý khác như tiêu chảy, đau nhức xương khớp, suy nhận.
- Trường hợp vừa cắt búi trĩ, có vết thương hở thì không nên ăn rau muống, tránh hình thành sẹo lồi do rau muống có khả năng kích thích quá trình tái tạo các mô nhanh chóng.
- Không nên dùng kết hợp rau muống với sữa bò, sữa chua, phô mai, điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Thực tế, không chỉ riêng rau muống, hầu hết các loại rau xanh đều chứa chất xơ và có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Với những chia sẻ trên, mong rằng phần nào giúp bạn hỗ trợ cải thiện trĩ hiệu quả, an toàn nhờ sử dụng rau muống.