Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi? Các Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Bệnh trĩ có thể tự khỏi ở mức độ nhẹ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh của người bệnh nhưng không thể khỏi hoàn toàn. Theo đó, bệnh có thể tái phát trong một số trường hợp đặc biệt, tiến triển nặng và cần can thiệp bằng các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa.
Bệnh trĩ có tự khỏi không?
Khả năng khỏi bệnh trĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và biện pháp điều trị của người bệnh. Nhiều trường hợp, bệnh trĩ có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng có những trường hợp búi trĩ tiến triển ngày một nặng và cần can thiệp các biện pháp y khoa.
Như vậy, bệnh trĩ có thể tự khỏi với những búi trĩ nhỏ, mới xuất hiện nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Trường hợp ăn nhiều đồ cay nóng, đi đại tiện ngồi lâu, búi trĩ có thể tái lại và tiến triển nặng hơn, gia tăng về kích thước, gây ra những biến chứng như: Sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ, bệnh trĩ huyết khối, nhiễm trùng.
Bệnh trĩ nặng không thể tự hỏi mà cần được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa phù hợp.
Bị bệnh trĩ nên làm gì?
Nếu nghi ngờ mắc bệnh hoặc được chẩn đoán bệnh trĩ, người bệnh có thể thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà để giúp bệnh nhanh lành hơn. Cách phổ biến nhất khi bị bệnh trĩ là bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.
Người bệnh cũng nên uống nhiều nước để cải thiện tình trạng táo bón và giảm căng thẳng khi đi đại tiện. Bên cạnh đó để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Đi đại tiện sạch sẽ, nhanh gọn: Hạn chế thời gian đi đại tiện, không ngồi lâu trên bồn cầu; Đi ngay khi có nhu cầu; Giữ hậu môn sạch sẽ, ngâm nước ấm hoặc dùng vòi xịt sau khi đi đại tiện.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung chất xơ, sử dụng chất làm mềm phân; Thêm dầu dừa/ô liu vào thức ăn.
- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc không kê đơn, hạn chế dùng steroid trong thời gian dài.
Nếu thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả hoặc khi búi trĩ sưng to, phồng hoặc đau đớn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Cách điều trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả
Nếu các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các thủ tục điều trị y tế, chẳng hạn như:
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt trĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng
- Thắt dây cao su: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một dây cao su để thắt xung quanh gốc búi trĩ để cắt nguồn cung cấp máu. Trong một tuần búi trĩ sẽ tự rụng đi.
- Cắt trĩ bằng dao điện: Bác sĩ sử dụng dao điện để làm co búi trĩ bằng cách cắt nguồn cung cấp máu. Thủ thuật này thường được sử dụng để điều trị bệnh trĩ nội.
- Cắt trĩ bằng tia hồng ngoại: Bác sĩ sử dụng một công cụ phát ánh sáng hồng ngoại để thu nhỏ búi trĩ bằng cách ngắt nguồn cung cấp máu của búi trĩ. Phương pháp này cũng thường được chỉ định cho bệnh trĩ nội.
- Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ tiêm một hợp chất vào búi trĩ để làm co búi trĩ và khiến búi trĩ tự rụng đi.
Nếu các thủ thuật xâm lấn tối thiểu không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, chẳng hạn như:
- Cắt trĩ bằng phương pháp PPH: Trong thủ thuật này bác sĩ sử dụng một sử dụng kẹp ghim đặc biệt để loại bỏ mô trĩ bên trong, kéo búi trĩ ra khỏi hậu môn và loại bỏ búi trĩ.
- Phẫu thuật cắt trĩ truyền thống: Bác sĩ sử dụng dao phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hoặc búi trĩ sa ra khỏi hậu môn.
Bệnh trĩ có tái phát không?
Bệnh trĩ có thể tái phát sau khi được điều trị. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tái phát bệnh trĩ là 6.3% ở người điều trị phẫu thuật và 25.4% ở những người điều trị với các biện pháp tại nhà.
Bệnh trĩ không thể tự khỏi và có khả năng tái phát cao sau khi được điều trị. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp để giảm nguy cơ tái mắc bệnh.
Điều quan trọng khi bị bệnh trĩ là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp. Ngoài ra, đôi khi chảy máu trực tràng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư hậu môn hoặc ung thư đại trực tràng. Do đó, chẩn đoán và điều trị kịp lúc là các tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.