Bệnh Trĩ Có Nên Tập Thể Dục?
- Người bị bệnh trĩ hoàn toàn có thể tập thể dục nhưng cần lựa chọn những bài tập phù hợp để tránh tình trạng tái phát bệnh.
- Cần lựa chọn bài tập phù hợp. Bởi những bài tập nặng có thể gây đau và kích ứng, làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ.
Bệnh Trĩ Có Nên Tập Thể Dục?
Người bị bệnh trĩ hoàn toàn có thể tập thể dục nhưng cần lựa chọn những bài tập phù hợp để tránh tình trạng tái phát bệnh. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng còn có thể hỗ trợ cải thiện kết quả điều trị bệnh trĩ bằng cách tăng cường sức mạnh xương chậu, cải thiện chức năng ruột, tuần hoàn.
Hạn chế tình trạng ngồi nhiều khiến máu ứ lại, dẫn đến búi trĩ ứ đọng và gây đau đớn ở vùng hậu môn. Hơn nữa, việc thiếu hoạt động thể chất có thể góp phần gây táo bón, làm bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn, gây tái phát hoặc thậm chí gây ra các vấn đề mới.
Các bài tập thể dục phù hợp với người bệnh trĩ
Dưới đây là 5 bài tập giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh trĩ.1
Tư thế luyện tập cơ sàn chậu (Pelvic floor contraction)
Bài tập giúp bạn có thể đi đại tiện dễ dàng hơn, thư giãn cơ vòng hậu môn và giảm căng cứng.
Các bước thực hiện:
- Nằm ngửa hoặc ngồi trên thảm sao cho thoải mái nhất
- Co cơ hậu môn giống như bạn đang ngăn mình xì hơi.
- Giữ cơn co này trong 5 giây.
- Thả lỏng trong 10 giây.
- Lặp lại 5 lần.
- Lặp lại, nhưng chỉ sử dụng khoảng một nửa lực
- Co và thả lỏng các cơ nhanh nhất có thể.
- Tiếp tục tập cho đến khi có thể
- Lặp lại bài tập từ 2 đến 4 lần trong ngày.
Tư thế em bé (Balasana)
Tư thế này giúp tăng cường lưu thông máu quanh hậu môn và giảm táo bón. Đồng thời thư giãn lưng dưới, hông và chân. Các chuyên gia cũng nhận định bài tập có tác dụng mát-xa cho các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
Các bước thực hiện:
- Bắt đầu ngồi mở rộng hai đùi ngang vai, đặt tay lên đùi và hít thở sâu
- Ngồi ngả lưng, đặt hông lên gót chân.
- Mở rộng cánh tay về phía trước hoặc thả lỏng dọc theo cơ thể.
- Thư giãn ở tư thế này trong tối đa 5 phút.
Tư thế gác chân lên tường (Viparita Karani)
Tư thế này có thể tăng cường lưu thông đến hậu môn. đồng thời giảm bớt sự khó chịu và kích ứng.
Các bước thực hiện:
- Ngồi áp bên phải cạnh một bức tường.
- Đặt hai chân lên tường và nằm ngửa.
- Đặt cánh tay ở bất kỳ vị trí thoải mái nào hoặc tự massage bụng nhẹ nhàng.
- Giữ tư thế này trong tối đa 15 phút.
Tư thế xả hơi (Pawanmuktasana)
Tư thế này có thể giúp cải thiện sự thoải mái về tiêu hóa. Nó cũng giúp thư giãn các cơ ở bụng, mông và hậu môn.
Các bước thực hiện:
- Nằm ngửa và thư giãn
- Gập một hoặc cả hai đầu gối và kéo chúng về phía ngực.
- Ôm vòng tay qua đầu gối hoặc năm hai tay lấy nhau
- Giữ tư thế này trong khoảng 1 phút.
Tư thế góc cố định (Baddha Konasana)
Tư thế này có thể tăng cường và cải thiện tính linh hoạt ở đùi trong, háng và đầu gối. Nó cũng có thể giúp kích thích các cơ bụng và làm dịu sự khó chịu về tiêu hóa.
Các bước thực hiện
- Ngồi đặt xương chậu trên đệm
- Ấn lòng bàn chân lại với nhau và đầu gối của bạn dang rộng.
- Đan các ngón tay quanh ngón chân út
- Giữ nguyên tư thế này trong 1 phút.
Các bài tập cần tránh ở người bệnh trĩ.
Tránh các loại bài tập mạnh, đặc biệt là những bài tập gây áp lực lên bụng, vùng hậu môn. Những loại hoạt động này có thể làm cho các triệu chứng bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn, gây đau, kích ứng hoặc chảy máu.
Một số bài tập cần tránh ở người bệnh trĩ bao gồm:
- Chạy nhanh
- Nâng tạ
- Tập cơ bụng
- Thiền
- Ngồi xổm
- Đạp xe
- Cưỡi ngựa
- Chèo thuyền
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên khi luyện tập, người bệnh cần chú ý chọn lựa bài tập phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.