Đứt Dây Chằng Cổ Chân Có Phải Mổ Không?
Đứt dây chằng là một chấn thương dễ gặp khi bạn vận động quá mức, cần được xử lý bằng các phương pháp y khoa chuyên sâu. Điều này khiến nhiều người tự hỏi đứt dây chằng cổ chân có phải không? Nguy cơ để lại biến chứng liệu có lớn? Theo các sĩ, nếu dây chằng bị tổn thương nặng hoặc đứt hẳn thì việc mổ phẫu thuật là bắt buộc.
Đứt dây chằng cổ chân có phải mổ không?
Đứt dây chằng cổ chân là tình trạng dây chằng bao quanh vùng khớp cổ chân bị kéo căng quá mức dẫn đến thương tổn, thậm chí là đứt hoàn toàn. Dây chằng đứt gây ra những đau đớn dữ dội, khiến người bị khó khăn khi di chuyển, vận động.
Đứt dây chằng cần được xử lý nhanh chóng để không gây ra những biến chứng nguy hiểm như đau khớp mãn tính, teo cơ chân, dị tật chân, giảm chức năng vận động chi. Tuy nhiên, không phải ai đứt dây chằng cổ chân cũng cần phải mổ. Tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương dưới đây mà giải pháp điều trị là khác nhau:
Tổn thương cấp độ 1
Cấp độ 1 là mức độ tổn thương dây chằng cổ chân thấp nhất. Dây chằng lúc này chưa bị đứt, chỉ bị kéo giãn hoặc rách nhẹ nên người bệnh vẫn có thể di chuyển được, thời gian phục hồi trung bình từ 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên quá trình sơ cứu cần cẩn thận, đúng kỹ thuật, tránh làm vết rách dây chằng nghiêm trọng hơn.
Tổn thương cấp độ 2
Ở cấp độ 2, dây chằng cổ chân sẽ bị rách và tổn thương nặng. Lúc này, bạn có thể điều trị bằng cách áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu và không nhất thiết phải mổ. Mổ đứt dây chằng cổ chân ở giai đoạn 2 là lựa chọn cuối cùng nếu những cách trị liệu trước không mang lại hiệu quả.
Để có được giải pháp điều trị tối ưu nhất, bạn nên làm các xét nghiệm và nghe chẩn đoán từ bác sĩ.
Tổn thương cấp độ 3
Cấp độ 3 là mức tổn thương nặng nhất khi dây chằng bị đứt hoàn toàn. Lúc này, bạn buộc phải can thiệp phẫu thuật trong thời gian sớm nhất, tránh kéo dài gây ra biến chứng xấu. Nếu được điều trị tích cực thì tổn thương có thể phục hồi sau khoảng 12 tuần.
Sau phẫu thuật điều trị đứt dây chằng cổ chân thành công, người bệnh có thể nghỉ ngơi một vài ngày để ổn định vết thương. Sau đó, tiến hành tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ để sớm có thể hoạt động thể thao trở lại. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể để lên liệu trình trị liệu cho phù hợp.
Cách sơ cứu khi bị đứt dây chằng
Khi bị đứt dây chằng, người bệnh nên có biện pháp sơ cứu đúng cách và kịp thời để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương tại dây chằng tiến triển nặng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Nghỉ ngơi ngay sau khi chấn thương xảy ra, không cố gắng vận động khớp cổ chân khiến phần mềm xung quanh bị tổn thương.
- Tiến hành chườm lạnh ngay sau đó với tần suất từ 3 – 4 lần/ngày và mỗi lần chườm nên kéo dài từ 15 – 20 phút. Không nên dùng đá lạnh áp trực tiếp lên da để tránh bị bỏng lạnh.
- Nên cố định khớp cổ chân đang bị tổn thương bằng băng nẹp giúp giảm đau và bảo vệ dây chằng khỏi sự tác động gây hại từ ngoại lực bên ngoài.
- Nên nằm kê cao chân trong 48 giờ đầu sau khi chấn thương xảy ra giúp hạn chế tuần hoàn máu về khu vực bị tổn thương.
- Nếu tình trạng đau nhức chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
Chi tiết kỹ thuật mổ đứt dây chằng? Chi phí hết bao nhiêu?
Trước đây, khi bị đứt dây chằng cổ chân bạn phải tiến hành mổ hở để cải thiện. Khi mổ hở, bác sĩ sẽ tạo ra một vết thương dài từ 5 – 10cm ngay cổ chân rồi tiến hành tái tạo dây chằng bị tổn thương thông qua vết mổ này. Nhưng với sự phát triển của nền y học hiện đại thì đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tái tạo dây chằng mới ra đời, điển hình là mổ nội soi.
Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật bằng cách can thiệp tối thiểu, giúp thu nhỏ kích thước vết mổ. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo ra một vết thương có kích thước khoảng 0.5cm để tiếp cận với vùng dây chằng bị tổn thương thông qua các thiết bị y tế chuyên dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tái tạo dây chằng bị đứt bằng vật liệu gia cố bên trong để bảo tồn dây chằng bị tổn thương. Điều này đã làm tăng sự vững chắc tạm thời cho dây chằng trong thời gian chờ đợi tổn thương phục hồi hoàn toàn.
Đây là phương pháp điều trị bằng cách xâm lấn tối thiểu nên có thời gian phục hồi ngắn hơn so với phương pháp mổ hở và hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật. Ghi nhận y tế cho thấy, sau phẫu thuật khoảng 3 ngày người bệnh đã có thể cử động cổ chân và sau 5 tháng là có thể tập luyện trở lại.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, chi phí mổ đứt dây chằng cổ chân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, kỹ thuật thực hiện, cơ sở thực hiện, bác sĩ phẫu thuật,… Để biết được chính xác mức chi phí, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn cụ thể.
Bài viết trên đây là giải đáp cho bạn những trường hợp bị đứt dây chằng cần mổ. Khi gặp phải chấn thương này, bạn không nên chủ quan trong việc thăm khám và xử lý chuyên khoa để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Dựa vào tình trạng tổn thương dây chằng ở từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật hoặc không.