Bệnh Gout Có Được Ăn Cá Không?
Người bị gout luôn phải thắt chặt chế độ ăn uống nhằm kiểm soát hàm lượng acid uric dư thừa. Do đó, nhiều người băn khoăn không biết bệnh gout có ăn cá được không, nên ăn loại cá nào mới tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, bệnh gout có được ăn cá nhưng phải ăn đúng lượng, tuân theo chế độ dinh dưỡng đã quy định.
Người bệnh gout có ăn cá được không?
Bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được cá. Thậm chí, ăn cá đúng, đủ còn giúp người bệnh giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout, tăng hiệu quả điều trị.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia nhận định, trong cá chứa hàm lượng lớn Omega-3, một loại chất có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ cải thiện bệnh gout rất tốt. Chúng đi vào cơ thể, ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm, xoa dịu đáng kể các cơn đau nhức do gout gây ra.
Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng giàu Omega-3. Một số loài cá có hàm lượng purin khá cao, khi đi vào cơ thể dễ dàng chuyển hóa thành acid uric tích tụ quanh các khớp xương gây gout. Điều này tương tự khi bạn ăn tôm hùm hoặc các loại động vật có vỏ.
Như vậy, dù bệnh gout có ăn được cá nhưng người bệnh cần có sự chọn lọc và cân đối hàm lượng dung nạp trong mỗi bữa ăn. Để an tâm hơn, bạn có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên internet hoặc tham vấn ý kiến từ bác sĩ điều trị, các chuyên gia dinh dưỡng.
Người bị bệnh gout nên ăn loại cá nào?
Có một số loại cá có nồng độ purin từ 50 – 150 miligam purin cho 100 gam cá. Hàm lượng này an toàn để sử dụng cho người bị bệnh gout. Một số chỉ số purin có trong các loại cá bạn có thể tham khảo là:
- Nguồn purine rất thấp, ít hơn 50mg bao gồm trứng, cá hồi và cá trích.
- Nguồn purin thấp, 50 – 100mg bao gồm các loại thực phẩm như lươn Nhật Bản, cua đỏ, mực và trứng cá muối.
- Nguồn purine vừa phải, 100 – 200mg bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá thu, cá chẽm, tôm hùm gai, cá trích.
- Nguồn purine cao, 200 – 300mg bao gồm các loại cá như cá mòi và cá thu.
- Nguồn purine rất cao, lớn hơn 300mg thường chủ yếu xuất hiện ở các loại cá hoặc hải sản sấy khô, làm tăng nồng độ purin. Loại sản phẩm này cần phải tránh hoặc giảm số lượng tiêu thụ như cá mòi khô, cá cơm và tôm.
1. Bệnh gout nên ăn loại cá nào?
Thực đơn dành cho người bệnh gout thường bao gồm các loại thực phẩm chứa ít purin để hạn chế các tổn thương. Cụ thể, các loại cá có thể sử dụng cho người bệnh gout thường bao gồm:
- Cá hồi: Đây có lẽ là loại cá tốt nhất để sử dụng cho người bệnh gout. Cá hồi chứa lượng purin thấp nhất trong số tất cả các loại cá, vì vậy hoàn toàn an toàn để tiêu thụ cá hồi. Bên cạnh đó cá hồi có thể hỗ trợ chống viêm, cải thiện tình trạng viêm khớp cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
- Cá ngừ: Cá ngừ là loại cá phổ biến nhất và an toàn để sử dụng cho bệnh nhân gout. Các ngừ chứa ít purin, do đó sẽ không khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.
- Họ cá lưỡi trâu: Đây là họ cá chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng an toàn cho bệnh nhân gout. Người bệnh có thể sử dụng cá lưỡi trâu vài lần mỗi tuần mà không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nào.
- Cá da trơn: Các loại cá da trơn chứa hàm lượng purin vừa phải, không quá cao, do đó bệnh nhân gout có thể sử dụng thường xuyên.
- Cá rô phi: Các loại cá thuộc nhóm cá rô phi chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể phù hợp để bổ sung vào hầu hết các chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cá ô phi cũng an toàn cho bệnh nhân gout.
- Cá bơn: Người bệnh gout có thể tiêu thụ cá bơn 1 – 2 lần mỗi tuần để bổ sung chất dinh dưỡng và cải thiện chế độ ăn uống. Tuy nhiên, cá bơn chứa hàm lượng purin cao hơn các loại cá khác, do đó người bệnh gout không nên tiêu thụ nhiều hơn 2 lần mỗi tuần để tránh các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng.
- Cá tuyết: Tương tự như cá bơn, cá tuyết có thể tiêu thụ cho bệnh nhân gout với số lượng vừa phải. Người bệnh có thể sử dụng cá tuyết 1 lần mỗi tuần và không được thay đổi liều lượng để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Bệnh gout nên tránh loại cá nào?
Người bị bệnh gout cần tránh các thực phẩm chứa nhiều purin, các hợp chất tự nhiên mà cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Khi máu có nồng độ axit uric quá cao, có thể tích tụ các tinh thể axit ở khớp, gây ra sưng, viêm khớp và đau đặc trưng của bệnh gout.
Người bệnh gout nên tránh những loại cá có hàm lượng purin dao động từ 150 – 825 miligam. Một số loại tiêu biểu như:
- Các loại cá sấy khô hoặc đóng hộp: Một số loại cá sơ chế hoặc chế biến sẵn thường thấy trên thị trường như cá mòi đóng hộp (purin 480 miligam/100g), cá trích đóng hộp (purin 378 miligam/100g) hay một số dòng khác là cá hồng, cá bơn, cá ngừ vây xanh, …
- Cá được tẩm thêm các loại phụ gia
- Cá khai thác trong các môi trường ô nhiễm: Nên tránh các loại cá như cá kiếm, cá ngừ vây vàng, cá cờ xanh vì chúng thường sinh sống ở vùng nước ô nhiễm, có hàm lượng thủy ngân cao.
Cách chế biến cá an toàn cho người bệnh gout
Bên cạnh việc chọn loại cá phù hợp, các chế biến ra sao cho ngon miệng, tốt cho sức khỏe cũng là điều người bị gout cần quan tâm. Người bệnh gout cần tuân thủ chế độ ăn kiêng phù hợp, duy trì lượng thức ăn giàu chất béo ở mức thấp nhất. Chất béo dư thừa có thể kích thích thận của bạn giữ lại axit uric, có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh gout bùng phát và trở nên nghiêm trọng.
Thay vì tẩm bột và chiên cá, người bệnh nên nướng hoặc luộc cá tươi. Khi cần chiên hoặc rán cá, nên sử dụng các loại dầu tối thiểu các chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa như dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh. Bên cạnh đó, để giữ lượng natri của bạn thấp, hãy nêm cá với các loại thảo mộc, gia vị hoặc nước chanh tươi vắt thay vì muối hỗn hợp và hạt nêm có nồng độ natri cao.
Bổ sung sản phẩm thay thế cá được không?
Purin được tìm thấy trong thịt của cá nhưng không có trong dầu cá chưng cất. Do đó, người bệnh muốn bổ sung EPA hoặc DHA (là hai axit béo có trong cá), thì có thể sử dụng sản phẩm bổ sung dầu cá chưng cất phân tử được chứng nhận an toàn dược phẩm. Một số loại dầu cá cũng rất giàu vitamin D, cung cấp khoảng 200% lượng khuyến cáo hàng ngày.
Một số nghiên cứu cho rằng người mắc bệnh gout có thể sử dụng dầu cá để chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và hạn chế các rủi ro không mong muốn.Tuy nhiên, trước khi sử dụng dầu cá bổ sung, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn sản phẩm phù hợp.
Cá sẽ là một món ăn ngon, bổ dưỡng và tốt cho người bệnh gout nếu ăn đúng lượng, chọn đúng loại. Trường hợp lo lắng hàm lượng purin trong cá có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh, bạn có thể hoàn toàn chuyển sang các dòng thực phẩm bổ sung Omega-3 cũng rất tốt. Vậy nên dựa vào nhu cầu, điều kiện tài chính mà bạn có được lựa chọn của riêng mình