Bệnh Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không?

Chưa có một minh chứng nào cho thấy ung thư dạ dày có lây nhiễm qua những đường tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, người nhiễm khuẩn HP - tác nhân chính gây ung thư dạ dày thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người bình thường.

Bệnh ung thư dạ dày có lây không?

Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất thế giới, hình thành do sự tấn công của chủng Helicobacter pylori (HP), một loại khuẩn có khả năng sống trong môi trường acid của dạ dày. Cho đến nay, không có bằng chứng nào chứng minh rằng ung thư dạ dày có thể lây lan từ người này sang người khác nhưng khuẩn HP – một nhân tố gây bệnh lại có tính lây nhiễm.

Mặc dù không phải tất cả những người nhiễm khuẩn HP đều phát triển ung thư dạ dày, nhưng nó là một trong những nguyên nhân làm tăng yếu tố mắc bệnh. Do đó, để bảo vệ cơ thể khỏi ung thư dạ dày, bạn cần chủ động tránh xa những nguy cơ lây nhiễm chủng khuẩn HP. Cụ thể:

  • Miệng – miệng: thông qua tiếp xúc nước bọt hoặc sử dụng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân.
  • Phân – miệng: vi khuẩn có thể tồn tại trong phân và lây nhiễm thông qua việc không vệ sinh sạch sẽ.
  • Dạ dày – dạ dày: trong quá trình nội soi y tế, vi khuẩn có thể lây nhiễm qua đầu dò không được vệ sinh kỹ.

Ngoài ra, môi trường sống chung và thói quen ăn uống cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là việc tiêu thụ thực phẩm nóng, mặn và đồ nướng.

Ung thư dạ dày có thể do vi khuẩn HP gây ra
Ung thư dạ dày có thể do vi khuẩn HP gây ra

Cách phòng tránh ung thư dạ dày người bệnh nên biết

Mặc dù ung thư dạ dày không lây lan nhưng người chăm sóc và thành viên trong gia đình vẫn có thể nhiễm vi khuẩn HP, tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày khác. Để phòng tránh hiệu quả, mọi người cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hằng ngày.
  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như chén đĩa, thìa muỗng để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Ăn chín, uống sôi và hạn chế những thực phẩm được chế biến sẵn.
  • Giữ nhà cửa và môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ và vitamin từ rau củ.
  • Hạn chế thực phẩm mặn, hun khói, muối chua và thức ăn nhanh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, tránh nước ngọt có gas.
  • Kiểm soát việc uống bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Thường xuyên vận động thể chất để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao.
Uống đủ nước mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh
Uống đủ nước mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh

Ngoài ra, nhóm người 50 tuổi trở lên, có tiền sử gia đình hoặc các bệnh lý liên quan đến dạ dày, cũng như những người nhiễm vi khuẩn HP, cần thực hiện các biện pháp phòng tránh cẩn thận và điều tra định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề.

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm và khó phát hiện. Vì vậy, người bệnh cần tự chủ động trong việc phòng tránh bệnh và chăm sóc sức khỏe của mình để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android