Bị Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không?
- Người bị đau khớp gối có thể đi bộ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
- Tuy nhiên, cần thực hiện đi bộ đúng cách và tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Người bị đau khớp gối có nên đi bộ không?
Khi bị đau khớp gối, người bệnh thường được khuyến nghị nên nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình phục hồi. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải hoàn toàn bất động. Người bị đau khớp gối vẫn có vẫn thể đi bộ nhẹ nhàng để làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện sự linh hoạt của khớp.
Đi bộ giúp kích thích sản sinh dịch khớp, bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, từ đó giảm ma sát và giảm đau hiệu quả. Đồng thời, đi bộ nhẹ nhàng còn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh khớp gối, góp phần nâng đỡ và giảm áp lực lên khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần đi bộ đúng cách để hạn chế làm trầm trọng thêm các cơn đau.
Lợi ích của bệnh đi bộ đối với người bị đau khớp gối
- Kiểm soát cân nặng: Nghiên cứu chỉ ra ở những người dư thừa cân nhiều dễ bị sưng đau khớp gối do cơ quan này phải chịu nhiều áp lực từ phần trên cơ thể đổ dồn xuống.
- Tăng cường lưu thông máu: Máu sẽ đưa các dưỡng chất đến các tổn thương tại đầu gối nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi các tổn thương. Đồng thời giúp cho sụn khỏe mạnh, ngăn chặn các tổn thương tái phát.
- Tăng cường sức khỏe cho đôi chân: Khi bạn đi bộ sẽ giúp tăng cơ, nhờ đó có thể giảm được áp lực trên khớp và hạn chế được cơn đau tốt hơn.
- Làm chậm quá trình thoái hóa: Việc đi bộ hằng ngày có thể phòng tránh được nguy cơ thoái hóa khớp gối, loãng xương, ổn định mật độ xương..
- Tốt cho tinh thần: Thực tế cho thấy khi đã bị bệnh tật làm đau nhức, việc bạn không vận động mà chỉ nằm một chỗ thường khiến tinh thần rất bức bối, dễ cáu gắt, dễ tức giận hơn. Tuy nhiên chỉ cần bạn dành thời gian đi dạo một chút ngoài trời thì tinh thần sẽ nhanh chóng vui vẻ, thoải mái trở lại.
Cách đi bộ đúng cho người đau khớp gối
Người bị đau khớp gối hoàn toàn nên đi bộ nhưng cần chú ý đi bộ đúng cách để hạn chế một vài ảnh hưởng khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy bị đau khớp gối nên đi bộ thế nào?
Tư thế đi bộ chuẩn
- Giữ cho phần lưng thẳng
- Vai thả lỏng nhưng không nên gù xuống
- Hai tai đánh nhẹ tự nhiên, không nên vung quá mạnh
Đi bộ với tư thế chuẩn giúp đầu gối khỏe, rất tốt cho cột sống, ngăn ngừa được rất nhiều nguy cơ các bệnh liên quan khác.
Không sải bước quá dài
Có thể thấy rõ hầu hết mọi tình trạng đau khớp gối đều kèm theo việc hạn chế biên độ chuyển động của chân, vì vậy bạn cũng nên sải bước nhỏ, nhẹ nhàng thay vì cố gắng bước quá dài. Chẳng hạn như khi leo cầu thang, bạn nên bước từng bậc một thay vì bước 2- 3 bậc một lúc. Bước quá dài sẽ khiến các triệu chứng đau nhức xuất hiện ngay lập tức.
Nên đi bộ chậm
Tương tự như đi ngắn thì bạn cũng nên ưu tiên việc đi bộ chậm, không nên đi quá nhanh vì sẽ gây áp lực nhiều lên khớp gối. Hãy cứ đi thật thong thả, giống như đang đi dạo, không nên đặt áp lực là cần luyện tập để nhanh khỏi bệnh. Người bệnh cũng không nên chạy do có thể làm các đầu xương ma sát, va chạm vào nhau gây sưng viêm nhiều nhiều hơn.
Người bị đau khớp gối nên đi đi bộ khoảng 5000- 6000 bước mỗi ngày là tốt nhất. Bạn có thể sử dụng các loại đồng hồ hay app đếm bước trên điện thoại để căn chừng, tránh luyện tập quá sức. Ngoài ra nếu bạn đi bộ trên máy chạy bộ nên cài đặt chế độ chậm, không nên cài đặt tốc độ quá nhanh có thể vô tình làm tổn thương đầu gối.
Khi nào nên ngừng đi bộ?
Hãy dừng ngay khi cảm thấy đầu gối đau nhức nghiêm trọng hoặc có các dấu hiệu sưng viêm, đỏ tấy lên. Lúc này bạn nên đi chậm lại rồi tìm kiếm một nơi để ngồi nghỉ, không nên tiếp tục đi lại. Nếu sau 15- 30 phút ngồi nghỉ mà cơn đau vẫn không chấm dứt thì bạn nên tìm kiếm xe để đi về, tránh việc tiếp tục đi bộ về.
Tuy nhiên thực tế ở những ngày đầu đi bạn đã có thể gặp tình trạng này nhưng đa phần là các cơn đau nhẹ. Sang những ngày tiếp theo cơn đau sẽ thuyên giảm và bạn sẽ cảm nhận đôi chân linh hoạt hơn. Dù vậy nhưng nếu cơn đau nghiêm trọng quá mức hãy vẫn trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng khắc phục kịp thời.
Một số lưu ý khi đi bộ cho người đau khớp gối
- Làm nóng cơ thể và khởi động kỹ lưỡng trước khi tập luyện để giảm thiểu chấn thương đầu gối.
- Để giảm đau khớp gối, người bệnh có thể sử dụng liệu pháp chườm nóng, hạn chế dùng thuốc giảm đau thường xuyên.
- Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ bắp.
- Hạn chế vác nặng khi vận động.
- Lựa chọn không gian tập luyện mát mẻ, thoáng đãng.
- Duy trì luyện tập đều đặn.
- Bổ sung dinh dưỡng giàu canxi và vitamin để hỗ trợ xương khớp.
- Thực hiện bài tập theo chỉ dẫn y tế, thông báo huấn luyện viên về tình trạng sức khỏe để nhận hướng dẫn phù hợp.