Bệnh Lao Xương Có Lây Không?
Bênh lao xương có lây, cụ thể như sau:
- Vi khuẩn lao phát tán trực tiếp vào không khí gây lây nhiễm.
- Vi khuẩn truyền từ người này sang người khác thông qua niêm mạc mắt họng hoặc các vết thương hở trên da như vết xước, vết cắt,…
- Nếu bị nhiễm bệnh lao trong giai đoạn thai kỳ, khả năng cao sẽ lây truyền từ mẹ sang con.
Thông tin cần biết về bệnh lao xương
Lao xương là tình trạng xương khớp bị tổn thương do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là bệnh lý thứ phát do vi khuẩn từ phổi hoặc hệ tiêu hóa lây nhiễm sang xương. Lao xương có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào và ảnh hưởng đến bất kỳ đâu trong hệ thống xương khớp. Tuy nhiên, cột sống là khu vực dễ bị tổn thương nhất, chiếm từ 60 – 70% trên tổng số ca bệnh. Trường hợp lao khớp háng chiếm khoảng 10% và lao khớp gối chiếm khoảng 5%.
Bệnh lao xương có lây không?
Bản thân bệnh lao xương không trực tiếp lây từ người sang người. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra gián tiếp trong hai trường hợp:
- Người bệnh lao xương kèm theo lao phổi: Nếu người mắc bệnh lao xương đồng thời bị lao phổi, vi khuẩn lao có thể lây lan qua đường không khí khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ mắc bệnh lao phổi, vi khuẩn lao có thể truyền sang thai nhi qua đường nhau thai, gây ra bệnh lao bẩm sinh.
- Vi khuẩn lao có thể lây nhiễm từ người này qua người khác khi nói chuyện
Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tiến triển qua hai giai đoạn là lao nhiễm và lao bệnh. Ở giai đoạn lao nhiễm, cơ thể sẽ liên tục tạo ra kháng thể để tấn công tiêu diệt vi khuẩn lao. Nếu có sức đề kháng tốt, vi khuẩn lao sẽ bị hệ miễn dịch ức chế hoạt động và chuyển biến thành lao nội sinh. Trường hợp sức đề kháng yếu không thể ức chế hoạt động của vi khuẩn lao, chúng sẽ tấn công vào cơ thể và bắt đầu gây ra triệu chứng lao sơ nhiễm.
Cách phòng tránh bệnh lao xương
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
- Rèn luyện thể thao hàng ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Kiểm tra và tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm bệnh và điều trị kịp thời.