Người Bị Sỏi Thận Nên Ăn Rau Gì? Kiêng Rau Gì?
Người bị sỏi thận nên ăn các loại rau không chứa nhiều oxalat, tránh tăng lắng cặn đọng trong thận như:
- Bông cải xanh: Giàu sắt, canxi, vitamin A và vitamin C, Beta-carotene cùng các chất oxy hóa làm tiêu biến sỏi thận.
- Rau cần tây: Giúp làm giảm nồng độ axit Uric, kích thích sản xuất nước tiểu, bào mòn sỏi nhỏ.
- Cải bó xôi: Tốt cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, chống lại nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Bông Atiso: Chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chống tích tụ hợp chất canxi, giúp thải độc tốt.
- Rau bồ công anh: Lợi tiểu, đào thải sỏi thận tốt.
- Ớt chuông: Tăng cường khả năng đào thải các chất của thận rất tốt.
Bị sỏi thận nên ăn rau gì?
Dinh dưỡng trong rau củ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bị sỏi thận. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc mà vẫn có thể đào thải sỏi ra ngoài. Vậy nên, người bị sỏi thận nên ăn các loại rau giàu vitamin A, vitamin C, Omega 3 và các thành phần dinh dưỡng có lợi khác. Cụ thể:
Bông cải xanh
Bông cải xanh được xếp vào hàng ngũ các loại rau củ tốt nhất cho sức khỏe con người, nhất là với những người bị sỏi thận. Trong bông cải xanh chứa rất nhiều dưỡng chất, hàm lượng sắt, canxi, protein, crom, vitamin A và C rất lớn. Vì vậy việc sử dụng bông cải xanh thường xuyên sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh rất tốt cho người bị sỏi thận.
Người bị sỏi thận có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bông cải xanh để cải thiện sức khỏe thận. Bởi đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trong bông cải xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, E cùng Beta-carotene có tác dụng làm tiêu biến và đào thải sỏi thận rất hiệu quả. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa cho người sử dụng.
Rau cần tây
Cần tây là loại rau có mùi hăng nhẹ, rất quen thuộc trong bữa ăn của người dân Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết về tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận tuyệt vời của chúng.
Theo nghiên cứu, trong rau cần tây có chứa nhiều thành phần đặc biệt giúp làm giảm nồng độ axit Uric, kích thích sản xuất nước tiểu. Nhờ đó, nó giúp người bệnh lợi tiểu, giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng bào mòn viên sỏi nhỏ 2mm, 3mm và đào thải sỏi thận ra ngoài. Tác dụng lợi tiểu của rau cần tây cũng giúp làm sạch đường tiết niệu, loại bỏ vi khuẩn khỏi ống tiết niệu, tránh nhiễm trùng đường tiết niệu và ức chế hình thành sỏi thận rất tốt.
Cải bó xôi
Cải bó xôi cũng là loại rau rất được ưa chuộng trên mâm cơm của người Việt. Cải bó xôi chứa thành phần dinh dưỡng và hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt, nó cũng chứa nhiều Omega 3, vitamin A, C, D, E, K,.. Tất cả các chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chất đề kháng, tăng khả năng chống oxy hóa mạnh.
Ngoài ra cải bó xôi cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết nên cũng giúp cho thận khỏe mạnh hơn, từ đó dễ dàng chống lại việc hình thành sỏi trong thận và đào thải sỏi ra ngoài.
Bông Atiso
Bông Atiso thường được dùng như một loại gia vị trong các món hầm và cũng là một vị thuốc có mặt trong các đơn thuốc trị sỏi thận.
Trong atiso có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chống tích tụ hợp chất canxi không tan nên có tác dụng hỗ trợ thải độc tại thận rất tốt. Nhờ vậy bông atiso còn thường được chế biến thành các loại trà tiêu sỏi cho người bệnh dùng hằng ngày.
Người bệnh nên thêm loại gia vị này vào các món ăn hằng ngày hoặc sử dụng trà hoa Atiso để hỗ trợ giải độc thông qua việc tăng cường khả năng hoạt động của thận và gan từ đó hỗ trợ bào mòn sỏi, ức chế sỏi thận.
Rau bồ công anh
Một gợi ý khác cho thắc mắc người bị sỏi thận đó là rau bồ công anh. Loại rau này từ xa xưa đã được coi như một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng lợi tiểu rất tốt.
Lá rau bồ công anh thường được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như nấu canh, luộc, xào hoặc có thể phơi khô rồi đun lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng rau bồ công anh thường xuyên sẽ có hiệu quả loại bỏ các chất độc hại và đào thải sỏi thận ra ngoài rất tích cực.
Ăn ớt chuông
Ớt chuông là một loại thực phẩm bổ sung, thường được dùng thêm vào các món xào giúp cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. Tùy nhiên, ngoài công dụng trang trí ra, các dưỡng chất trong ớt chuông cũng rất tốt cho người bị sỏi thận.
Trong ớt chuông có chứa nhiều vitamin A, C, B16 có tác dụng chống oxy hóa, chống nhiễm trùng và hỗ trợ khả năng miễn dịch, tăng cường khả năng đào thải các chất của thận rất tốt. Thành phần vitamin B16 trong ớt chuông còn có khả năng ức chế sỏi phát triển kích thước, phá tan cấu trúc bền của sỏi thận, từ đó giúp loại bỏ sỏi khỏi thận dễ dàng hơn.
Sỏi thận kiêng ăn rau gì?
Ngoài việc chú ý về vấn đề bị sỏi thận nên ăn gì thì người bệnh cũng cần lưu ý đến các loại thực phẩm nên kiêng khi bị sỏi thận.
Khi bị sỏi thận, người bệnh thường được các bác sĩ nhắc nhở về chế độ ăn uống. Trong đó, người bệnh sỏi thận đặc biệt nên tránh hoặc ít nhất là hạn chế nạp các thực phẩm có chứa axit oxalic. Bởi các axit oxalic gây ra sự mất nước và ức chế hấp thu canxi và kẽm. Từ đó dễ dàng hình thành sỏi thận oxalat, sỏi thận canxi hóa.
Một số loại rau có nồng độ oxalat cao mà bệnh nhân sỏi thận nên kiêng đó là:
- Rau cải thìa
- Rau diếp
- Củ cải đường
- Rau cần tây
- Rau muống,…
Trên đây là top các loại rau người bị sỏi thận nên và không nên ăn. Với những loại thực phẩm nên kiêng, bạn không cần bỏ hẳn mà có thể ăn với một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, thường xuyên là được. Bên cạnh thực đơn ăn uống, bạn cũng cần xây dựng chế độ vận động, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.