Chàm Sữa

Tổng quan

Chàm sữa ở trẻ em là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ em hiện nay. Khi bé mắc bệnh thường thấy những vùng da đỏ hồng khác thường, da khô và bị bong tróc nhẹ kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy, khô rát. Các bố mẹ cần sớm phát hiện ra và đưa bé đi bệnh viện để thăm khám, điều trị từ sớm để tránh những biến chứng về sau.

Định nghĩa

Chàm sữa thuộc nhóm chàm Eczema, còn gọi là bệnh lác sữa, đây chính là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng. Bệnh này thường khởi phát ở nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ nhỏ khỏe mạnh. Đây là căn bệnh không còn quá xa lạ với các bậc làm cha mẹ.

Nhiều bé sẽ tự khỏi theo thời gian lớn lên, những có bé lại cần sử dụng thuốc để điều trị mới mang lại khỏi hoàn toàn. Thông thường sau 4 năm tuổi, tình trạng bệnh chưa được điều trị dứt điểm sẽ rất dễ lây lan ra vị trí khác, đồng thời tái phát nhiều lần trong năm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Khi bị bệnh, bố mẹ sẽ thấy những vết chàm đỏ xuất hiện ở mặt, má là chủ yếu. một vài trường hợp sẽ xuất hiện ở trên cơ thể, tay chân,... Lúc đầu chỉ là những vùng da xuất hiện nốt hồng rồi dần chuyển thành mụn nước màu đỏ. Lâu dần chúng nứt và vỡ ra, tiết dịch, xuất hiện tình trạng ngứa da, có vảy và bong tróc.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Chuyên gia Vietmec gợi ý một vài dấu hiệu chàm sữa dưới đây để các mẹ sớm phát hiện ra bệnh cũng như phân biệt với những tình trạng dị ứng khác:

  • Khi bé bị chàm, trên da sẽ bắt đầu xuất hiện những vết mẩn đỏ, dùng tay chạm vào sẽ có cảm giác thô ráp, đóng những vảy nhỏ li ti. Những vết mẩn đỏ thường sẽ thấy ở má khi chàm trên mặt và ở những nếp dân khi ở cánh tay, cẳng chân.
  • Những nốt mụn nước li ti này rất dễ vỡ ra khi không may chạm vào, khiến dịch có thể chảy ra và lan đến những vùng da khỏe mạnh khác. Nhiều trường hợp bé còn bị cả người, tạo thành những lớp sừng bì cứng.
  • Khoảng 1 tuần sau đó, lớp da cũ sẽ bắt đầu bong ra nứt nẻ, gây ngứa ngáy, rỉ máu. Đây chính là giai đoạn các bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến bé, bởi lúc này da rất dễ bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn ở môi trường vào bên trong. Và đây cũng là thời điểm có thể khiến trên da bé hình thành sẹo theo mãi đến sau này.
  • Bé thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, tự đưa tay lên chạm vào các vết mẩn ngứa hoặc vùng da bị bệnh, đi kèm với đó là biểu hiện quấy, khóc, ngủ không ngon và ít bú sữa mẹ.
  • Bên cạnh những triệu chứng điểm hình khi bị chàm sữa, một vài trường hợp bé còn bị viêm mũi, hen suyễn, ho, sốt, khó thở,... khi gặp tình trạng này, nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và có hướng giải quyết tốt nhất.

Nguyên Nhân

Hiện nay giới y học đã khẳng định có rất nhiều nguyên nhân trẻ bị chàm sữa khác nhau, đến từ bên trong bé hoặc bên ngoài môi trường tác động vào. Cụ thể một số những lý do gây bệnh phải kể đến như:

  • Do chàm sữa có tính di truyền: 60% bé bị chàm sữa ở mặt là do có tính di truyền từ bố mẹ. Tính di truyền này không chỉ ở việc bố mẹ bị mắc bệnh chàm sữa mà còn có thể là do mắc các chứng bệnh về viêm da, cơ địa, dị ứng,...
  • Do dị ứng tử thức ăn: Cơ thể bé vốn đã vô cùng nhạy cảm do sức đề kháng kém và chưa thực sự hoàn thiện, cộng thêm việc những loại thức ăn không phù hợp, dị ứng cũng là nguyên nhân gây bệnh ở ngoài da. Đặc biệt là những bé sơ sinh còn bú sữa mẹ thì thức ăn mà người mẹ nạp vào sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa. Và khi bé bú, các chất không dị ứng trong sữa mẹ có thể khiến bé mắc chàm sữa.
  • Dị ứng với hóa chất: Các mẹ khi chăm con thường hay thấy da bé khô, rát nên bôi những loại kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, không để ý thành phần bên trong có nhiều hóa chất, chất tẩy hoặc một hợp chất nào đó khiến da bé bị dị ứng, nguy cơ mắc bệnh chàm sữa cũng sẽ cao hơn.
  • Dị ứng môi trường: Môi trường sống, thời tiết không tốt có nhiễm bụi bẩn, lông động vật,... cũng đều có thể là dị vật gây kích ứng cho da bé và gây bệnh.
  • Đột biến gen: Một vài trường hợp bé mắc bệnh có thể là do đột biến gen trong quá trình mang thai của người mẹ nên ngay khi sinh ra bé đã khởi phát bệnh và có thể theo đến mãi sau này.
  • Ngoài những lý do trên đây thì việc bé có một cơ địa nhạy cảm, làn da yếu, sức đề kháng kém ngay từ khi sinh ra cũng đều là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Biến chứng

Chàm sữa trẻ em về cơ bản không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé. Nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra khi bị chàm chính là bội nhiễm và nhiễm trùng da. Hoặc các bố mẹ không sớm điều trị cho bé dễ phát triển bệnh thành chàm thể tạng.

Tuy nhiên, bệnh lại gây bất tiện trong sinh hoạt của bé. Đặc biệt khi bị chàm, bé thường có biểu hiện ngứa ngáy và khô da. Đi kèm với đó chính là hành động gãi ngứa, gây chảy dịch mủ, cào xước dưới da hình thành nên sẹo và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau này.

Một điều nữa mà bố mẹ cần biết chính là chàm sữa ở trẻ nhỏ không có tính lây lan trong hoạt động tiếp xúc hay dùng chung dụng cụ sinh hoạt hằng ngày. Nhưng chàm lại có tính di truyền, điển hình nhất chính là người mẹ từng bị mắc bệnh thì con cái sinh ra cũng sẽ có khả năng cao bị bệnh hơn.

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Khai thác tiền sử bệnh:

  • Tiền sử gia đình: Bác sĩ sẽ tìm hiểu xem có ai trong gia đình có tiền sử bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay các bệnh lý về da như chàm hay không.
  • Các triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cụ thể mà trẻ đang gặp phải, bao gồm:
    • Vị trí xuất hiện các tổn thương da.
    • Thời gian xuất hiện và diễn biến của các tổn thương.
    • Các yếu tố làm tăng hoặc giảm triệu chứng (ví dụ: tiếp xúc với chất kích ứng, thay đổi thời tiết, căng thẳng).
    • Các triệu chứng khác như ngứa, khó ngủ, quấy khóc.

Khám lâm sàng:

  • Quan sát tổn thương da: Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ các tổn thương da để đánh giá mức độ nghiêm trọng, phân bố, và đặc điểm của chúng (ví dụ: mẩn đỏ, mụn nước, đóng vảy, nứt nẻ, liken hóa).
  • Kiểm tra các vùng da khác: Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các vùng da khác trên cơ thể trẻ để tìm kiếm các dấu hiệu của chàm sữa hoặc các bệnh lý da liễu khác.

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm dị ứng: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm dị ứng để xác định các tác nhân gây dị ứng có thể góp phần làm trầm trọng thêm chàm sữa.
  • Sinh thiết da: Trong trường hợp hiếm gặp, khi chẩn đoán không rõ ràng hoặc nghi ngờ các bệnh lý da khác, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết da để phân tích mô học.

Loại trừ các bệnh lý khác:

Bác sĩ cũng sẽ xem xét và loại trừ các bệnh lý da liễu khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như chàm sữa, chẳng hạn như:

  • Bệnh vảy nến: Gây ra các mảng da đỏ, dày, có vảy trắng.
  • Nhiễm trùng da: Có thể gây ra mẩn đỏ, mụn mủ, đau và sưng.
  • Ghẻ: Gây ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm, và có thể thấy các đường hầm nhỏ trên da.

Biện pháp điều trị

Khi bị chàm sữa, các bố mẹ cần phải làm gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay. Đầu tiên khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, cần đưa bé đến những cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh hiện nay. Dựa vào kết quả đó mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Các mẹo dân gian chữa chàm sữa ở trẻ

Thông thường, khi bé bị chàm sữa sẽ được các phụ huynh áp dụng những mẹo dân gian điều trị chàm tại nhà. Hình thức này vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả, lành tính trên da bé. Cụ thể một số những mẹo dân gian nổi tiếng, được áp dụng nhiều nhất hiện nay phải kể đến như:

  • Sử dụng lá ổi tươi: Trong lá ổi có tính sát khuẩn tương đối cao nhưng lại an toàn trên da bé. Các mẹ có thể lấy một nắm lá ổi rửa sạch mang đi rửa sạch, khi sôi thì cho thêm một thìa muối vào nấu cùng. Chắt lấy nước thu được và đợi nguội một chút, rửa lên vùng da bị bệnh của bé. Thực hiện hằng ngày, bạn sẽ thấy có sự hiệu quả sau vài ngày.
  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng tốt với làn da của người lớn và cả trẻ nhỏ. Hằng ngày bạn chỉ cần dùng một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa lên hai bàn tay của mình trước rồi mới thoa lên vùng da bị bệnh của bé. Vitamin và chất dinh dưỡng trong trong dầu dừa có thể làm mềm da, cung cấp ẩm cho da một cách tốt nhất.
  • Dùng lá trà xanh: Lá trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa, sát khuẩn, kháng viêm, tạo thành lớp màng bảo vệ da bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Các mẹ chỉ cần đun nước trà xanh và dùng nước đó tắm cho bé hằng ngày.
  • Dùng lá trầu không: Tương tự như lá trà xanh thì bạn cũng có thể dùng lá trầu không để đun nước nước tắm cho bé, hiệu quả mang lại cũng rất cao.

Tây y điều trị bệnh chàm ở trẻ em

Trong Tây y cũng có một số những loại thuốc bôi chuyên dùng để điều trị chàm sữa ở trẻ nhỏ. Những thành phần trong đó được đánh giá là an toàn, hiệu quả và rất lành tính với làn da vốn nhạy cảm của bé. Chỉ lưu ý là khi sử dụng thuốc Tây chữa chàm, các mẹ nên có sự hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ, tránh tự ý mua về dùng, điều này có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Trong trường hợp bệnh nhẹ, những nốt mẩn chưa lớn, thì có thể dùng những loại dung dịch có tính sát trùng nhẹ.
  • Thuốc bôi corticosteroid nồng độ thấp dùng cho tình trạng da khô, tróc vảy nhẹ, thuốc được dùng trong 5 - 7 ngày và sẽ được kê đơn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bôi có lượng corticosteroid nồng độ cao để bôi lên da bé, chúng có thể gây teo da, tẩy da rất nguy hiểm.
  • Sử dụng một số những loại kem dưỡng ẩm, mềm da, sát khuẩn cho da bé thêm phần khỏe mạnh,
  • Một số ít trường hợp xuất hiện biến chứng, nhiễm trùng da, hoặc biểu hiện ho, hen suyễn,... sẽ được kê những đơn thuốc riêng để điều trị triệu chứng này.

Ứng dụng Đông y an toàn, hiệu quả

Các bậc phụ huynh cũng có thể đưa các bé đến những cơ sở Đông y để chữa bệnh. Dựa vào từng thể trạng, độ tuổi khác nhau sẽ kê những loại thuốc ngâm rửa hoặc thuốc bôi cho phù hợp nhất. Lưu ý khi dùng thuốc chính là phải kiên trì hằng ngày, dùng lâu dài để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 1: (Thuốc ngâm rửa)

Đây là bài thuốc ngâm rửa ngoài da do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc sáng tạo ra bởi đội ngũ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Bài thuốc sẽ giúp sát khuẩn, tiêu viêm và điều trị ngoài da rất hiệu quả.

  • Thành phần: Khổ sâm, hoàng liên, đơn đỏ, sài đất, xuyên tâm liên,...
  • Cách sử dụng: Người dùng chia theo liều lượng, đun với nước và ngâm rửa vùng da bị bệnh 1 lần một ngày.

Bài thuốc 2: (Thuốc bôi)

Bài thuốc có tác dụng tốt nhanh chóng làm lành những tổn thương trên da, tái tạo lại những lớp tế bào biểu bì mới.

  • Thành phần: Sa đằng từ, kim ngân hoa, hồng hoa, đương quy và một số thành phần phụ khác.
  • Cách sử dụng: Ngày bôi 1 - 2 lần vào sáng và chiều để có hiệu quả nhất.

Bài thuốc 3: (Thuốc bôi)

Bài thuốc bôi này được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ y dược của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam sử dụng hoàn toàn những nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và lành tính. Sử dụng trong một thời gian sẽ khắc phục nhanh những tổn thương trên da, tái tạo và chăm sóc da tốt nhất.

  • Thành phần: Tang bạch bì, bí đao, mật ong nguyên chất và cây vảy ngược cùng một số những thành phần phụ khác.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày người dùng bôi hai lần sáng và tối để chăm sóc da và điều trị tốt nhất. Lưu ý bài thuốc này không dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để triệu chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể nhanh chóng thuyên giảm, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chăm sóc bé hằng ngày từ sinh hoạt, vệ sinh đến ăn uống cũng rất quan trọng. Những lưu ý cần quan trọng các bố mẹ cần nhớ như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày cho bé bằng những loại sữa tắm dịu nhẹ, không chứa cồn hay những chất hóa học hoặc đun nước lá để tắm cũng rất tốt.
  • Cắt móng tay, móng chân thường xuyên để bé không đưa tay lên mặt gãi, cào xước da gây nhiễm trùng.
  • Mặc những loại trang phục mềm mại, thông thoáng không bó sát, bí hơi, cũng không dùng những loại quần áo làm từ vải tổng hợp có thể cọ xát và gây tổn thương da.
  • Cải thiện chất lượng nguồn sữa bằng việc thay đổi chế độ ăn uống cho mẹ.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, dùng máy lọc không khí để loại vi khuẩn, bụi bẩn. Luôn giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ổn định, không quá nóng cũng không quá lạnh,... điều này sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục của bệnh.
  • Nếu bé đang sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh thì nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn và quy trình mà bác sĩ đưa ra.
  • Các mẹ tuyệt đối không sử dụng bất kỳ một loại thuốc, kem bôi viêm da, bệnh chàm của người lớn dùng cho trẻ nhỏ. Hàm lượng chất hoá học, sát khuẩn cao có thể kích ứng da và làm bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không bôi thuốc vào những vùng da bị vỡ dịch, nứt nẻ da. Nếu muốn có thể hỏi trước ý kiến của bác sĩ.
  • Với trẻ sơ sinh thì cho bé bú sữa mẹ, nhưng với những bé trên 1 tuổi thì nên cung cấp đủ dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

Khi trẻ bị chàm sữa thì bản thân người mẹ - người đang trong giai đoạn cho con bú cũng phải kiêng một số những loại thức ăn để đảm bảo nguồn sữa cho bé một cách tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Các loại thức ăn có vị tanh: Nhóm thực phẩm tanh như: Tôm, mực, cá, các loại hải sản,... Chúng dễ kích thích và tăng sinh các loại histamin gây mẩn ngứa, dị ứng ngoài da. Và khi mẹ bị, bé lại bầu sữa mẹ dễ kích hoạt chuỗi dị ứng.
  • Thực phẩm nhiều chất béo: Những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, nhiều chất béo có thể cản trở hoạt động trao đổi chất và gây áp lực chuyển hóa lớn cho các cơ quan. Khi đó, dòng sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
  • Thực phẩm cay nóng: Khi bé sơ sinh còn đang bú sữa mẹ bị chàm thì các mẹ nên tránh những loại đồ ăn cay nóng. Thực phẩm này khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi, gây ngứa, trẻ tiếp nhận nguồn sữa dễ làm nặng thêm những triệu chứng của bệnh.

Trên đây là một số những thông tin chung về bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hy vọng với những điều này đã phần nào giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về bệnh cũng như chăm sóc, điều trị một cách tốt nhất tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Bé bị chàm sữa có thể bôi các loại thuốc như: Dexeryl, Vaseline Original Oil Jelly, Dermalex, AVEENO® Baby Eczema Therapy Moisturizing, Epaderm, Eucerin Eczema Relief, Eczema & Psoriasis Cream, Lucas’ Papaw Ointment, Childs Farm Baby, CeraVe Eczema Soothing Creamy Oil, Mother of All Creams, Neosporin Eczema Essentials, Biohoney Baby Balm,...

Xem chi tiết

Chàm sữa có thể để lại sẹo nếu mức độ tổn thương da nghiêm trọng, điều trị bệnh không đúng cách. Ngược lại, nếu tình trạng bệnh lý nhẹ, có phương pháp chữa trị đúng chuẩn sẽ không để lại sẹo trên da bé.

Xem chi tiết

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả cải thiện bệnh chàm ở con do bé dung nạp dinh dưỡng từ sữa mẹ. Do đó, mẹ cần kiêng những loại thực phẩm sau để ngăn ngừa bệnh của bé thêm nặng:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Các loại sữa, váng sữa, phô mai, …
  • Thực phẩm tanh: Tôm, cua, cá, ..
  • Thực phẩm nhiều chất béo: Nội tạng động vật, đồ chiên rán, xào, …
  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt bò, trứng, …
  • Thực phẩm nhiều phụ gia hoặc có chứa cồn, chất kích thích.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android