Chạy Bộ Có Tăng Chiều Cao Không? Kỹ Thuật Chạy Đúng Và Hiệu Quả
Chạy bộ có thể hỗ trợ tăng chiều cao nếu bạn đang trong giai đoạn dậy thì (10-18 tuổi). Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ quy tắc, kỹ thuật chạy, đồng thời kết hợp với một số môn thể thao khác như bơi lộ, bóng chuyền, yoga… để đạt hiệu quả tăng chiều cao tối đa. Ngược lại với những người đã qua tuổi dậy thì, chạy bộ không thể cải thiện chiều cao theo mong muốn.
Chạy bộ có tăng chiều cao không? Những yếu tố ảnh hưởng
Chạy bộ có tăng chiều cao không? Câu trả lời là CÓ. Hiệu quả của việc chạy bộ tăng chiều cao thể hiện rõ ràng nhất nếu bạn đang trong độ tuổi dậy thì từ khoảng 10-18 tuổi. Vì thế với những người đã qua tuổi dậy thì (nữ giới độ tuổi 18-19, nam giới độ tuổi 21) chạy bộ không thể cải thiện chiều cao.
Nguyên nhân là, hệ thống xương của cơ thể phát triển thông qua các đĩa tăng trưởng ở phần cuối của xương dài. Khi mới sinh, những đĩa tăng trưởng này mở ra và phát triển, trải qua giai đoạn dậy thì, chúng đóng lại, đồng nghĩa với việc sự phát triển của xương ngừng lại. Lúc này bạn đã đạt chiều cao tối đa của người trưởng thành.
Ngoài yếu tố độ tuổi, việc chạy bộ có tăng chiều cao không còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
- Di truyền: Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu, có tới 60-80% chiều cao được quyết định bởi yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ thấp bé, khả năng phát triển chiều cao của bạn cũng sẽ bị hạn chế.
- Cường độ tập luyện và kỹ thuật chạy: Nếu bạn chỉ biết chạy mà không quan tâm đến kỹ thuật hoặc không kiên trì mỗi ngày, việc cải thiện chiều cao của bạn là hoàn toàn không thể. Vì thế bạn cần xác định đúng kỹ thuật chạy, kiên trì 30 phút mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện chiều cao của mình.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Việc hấp thụ ít, không đủ canxi, vitamin D, protein…, suy dinh dưỡng từ giai đoạn sơ sinh đến hết tuổi dậy thì cũng ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao của bạn. Việc chạy bộ lúc này sẽ không mang đến hiệu quả như mong muốn.
Cụ thể những lợi ích của chạy bộ đúng cách với việc phát triển chiều cao ở người trong giai đoạn dậy thì như:
Kích thích tăng hormone tăng trưởng HGH
Khi chạy bộ, các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động liên tục, đặc biệt hệ hô hấp phải làm việc gấp 2 – 3 lần so với bình thường. Cũng nhờ đó, cơ thể sản xuất nhiều hormone tăng trưởng – loại hormone đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các tế bào cơ xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu hormon tăng trưởng được sản xuất càng nhiều, có thể cải thiện được chiều cao của bạn lên đến 10cm.
Giúp kéo dài cột sống
Cột sống được xem là bộ phận dễ tổn thương nhất của cơ thể, liên quan trực tiếp đến các tư thế ngồi, nằm, vận động của bạn. Do đó nếu bạn không hoạt động hoặc liên tục giữ tư thế xấu có thể ảnh hưởng và làm chèn ép đốt sống. Khác với những bài tập khác, nếu bạn chạy bộ sẽ cần di chuyển nhiều, giúp cột sống được giải nén và bạn có thể cao hơn.
Kích thích sự phát triển của hệ cơ, xương và các khớp
Chạy bộ là môn thể thao kích thích sự phát triển của cơ xương rất tốt, giúp các bộ phận bên trong hoạt động tốt hơn. Đồng thời dưới tác động và áp lực từ cường độ tập luyện, các sụn, khớp sẽ được kéo dài hơn, từ đó cải thiện vóc dáng của bạn hiệu quả.
Vậy, đối với câu hỏi chạy bộ có tăng chiều cao không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện chiều cao mà chạy bộ mang lại không nhiều. Do đó, đây sẽ không phải lựa chọn tối ưu cho những ai có thân hình thấp bé muốn cao lớn hơn. Trong trường hợp này, bạn nên tập các môn thể thao khác như: Bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, yoga, hít xà sẽ nhanh chóng cho bạn chiều cao lý tưởng.
Chạy bộ như thế nào để tăng chiều cao?
Chạy bộ mang đến nhiều lợi ích và có thể hỗ trợ rất tốt khi bạn kết hợp cùng chế độ ăn uống và tập luyện thêm các môn thể thao khác. Bên cạnh vấn đề chạy có tăng chiều cao không, bạn nên quan tâm đến cách chạy bộ đúng để có thể cải thiện ngoại hình hiệu quả.
Chú ý thời gian tốt nhất để chạy bộ
Rất nhiều người ưu tiên chạy bộ vào lúc 5 – 6 giờ sáng vì đây được cho là thời gian tốt nhất để luyện tập. Bên cạnh đó, bạn có thể chạy vào buổi chiều hoặc tối. Nếu mới bắt đầu với môn thể thao này, nên chạy từ 2 – 3 buổi mỗi tuần. Sau một thời gian làm quen với việc chạy bộ, có thể duy trì từ 30 – 45 phút mỗi ngày và kiên trì thực hiện.
Tư thế chạy bộ
Tư thế chạy bộ cũng ảnh hưởng đến kết quả tăng chiều cao của bạn, do đó trong suốt quá trình chạy, cần giữ cơ thể thẳng, đầu hơi cúi về phía trước, không nên quá chú trọng vào phần thân dưới. Đảm bảo đầu và mắt nhìn thẳng về phía trước và giữ cho cơ thể không nghiêng quá nhiều.
Bạn nên chạy bằng phần trên của bàn chân thay vì chạy bằng cả bàn chân, kết hợp chạy và thở đều. Bước chạy gồm 3 giai đoạn chính là: Bắt đầu chạy, trên không, tiếp đất. Cần sải bước đều không quá dài vì có thể gây mất sức, dễ xảy ra chấn thương và không giúp ích cho việc tăng chiều cao. Khi hạ chân xuống không nên dậm quá mạnh. Khi kết thúc quá trình chạy không dừng đột ngột mà cần chạy chậm, đi bộ một đoạn ngắn rồi mới dừng.
Kỹ thuật chạy
Nhiều người nghĩ chạy bộ vô cùng đơn giản, chỉ cần chạy là được. Tuy nhiên nếu chạy không đúng kỹ thuật vừa gây mất sức, vừa không mang lại hiệu quả. Bạn có thể ưu tiên thực hiện các kiểu chạy dưới đây:
- Chạy nước rút: Khi bạn chạy nước rút với tốc độ cao sẽ kích thích sản xuất càng nhiều hormone tăng trưởng, từ đó kéo dài xương và cải thiện vóc dáng tốt hơn. Lúc đầu, bạn nên chạy với tốc độ bình thường để khởi động, sau đó tăng tốc dần và chú ý đánh mạnh tay hơn. Để tăng cường độ tập luyện, khi chạy bạn có thể di chuyển chân nhanh hơn và nhấc gối cao hơn lên phía trước.
- Chạy bền: Với động tác chạy bền, bạn không cần chạy quá sức mà có thể vừa chạy, vừa thong dong ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và hít thở không khí trong lành. Việc tập luyện này có vẻ đơn giản nhưng lại tác động tốt đến hormone tăng trưởng và góp phần cải thiện chiều cao.
Tốc độ chạy
Việc chạy bộ không yêu cầu tốc độ chạy, do đó bạn có thể tùy theo thể trạng, sức khỏe, kỹ thuật và địa hình để chạy với tốc độ phù hợp. Có một nguyên tắc là nếu tốc độ chạy càng cao thì áp lực lên cơ thể càng lớn. Ở mức độ chừng mực sẽ mang đến cho bạn hiệu quả cao vì nhóm cơ xương được tác động mạnh hơn.
Thông thường tốc độ chạy của người bình thường đạt từ 5 – 10 km/h. Tốc độ này được cho là phù hợp với nhiều đối tượng tập luyện. Nếu bạn muốn tăng áp lực, có thể tăng tốc độ từ từ.
Khởi động trước khi bắt đầu chạy
Trước khi chạy bộ, bạn cần kéo căng cơ bắp chân để giúp hạn chế chấn thương. Nên dành khoảng 10 phút để khởi động sẽ giúp bạn nới lỏng các cơ, tăng sức bền trong quá trình tập luyện. Bên cạnh đó, nên nhớ vận động tất cả các khớp gối để cơ thể làm quen với việc vận động, tránh trường hợp các cơ bị cứng và gặp tình trạng chuột rút hay những nguy hiểm khác.
Chọn trang phục chạy
Việc chạy bộ tạo cho bạn cảm giác mệt mỏi, khó chịu hay thoải mái, thư giãn sẽ chịu ảnh hưởng của trang phục bạn lựa chọn. Do đó nên chú ý hơn đến trang phục khi tập luyện:
- Chọn quần áo thoải mái, chất liệu thoáng mát, nhẹ nhàng, dễ dàng thấm hút mồ hôi. Nếu bạn chạy vào mùa lạnh, cần mặc áo dài tay có sự đàn hồi tốt, độ co giãn cao. Bên cạnh đó, nếu bạn chạy vào buổi tối, tại khu vực ít có đèn chiếu sáng, trên quần áo nên có các tín hiệu nhận biết để người hoặc các phương tiện khác có thể nhìn thấy bạn từ xa.
- Chọn giày phù hợp với kích cỡ bàn chân của mình, không đi giày quá chật sẽ gây đau chân khi di chuyển, giày quá lỏng khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện. Ưu tiên lựa chọn loại giày chuyên dùng để chạy bộ, tạo cảm giác êm ái, nâng đỡ bàn chân tốt nhất.
Chọn địa điểm chạy
Bạn hoàn toàn có thể tự do chọn địa điểm tập luyện phù hợp với bản thân như công viên, khu vực công cộng, cung đường dành riêng cho người chạy bộ hoặc chạy với máy chạy bộ trong nhà, máy tại phòng tập gym. Thi thoảng bạn có thể thay đổi địa điểm tập luyện để tăng nguồn cảm hứng cho việc chạy bộ, giúp bạn có thêm động lực chạy bộ mỗi ngày.
Những lưu ý khi chạy bộ để tăng chiều cao
Chạy bộ có phát triển chiều cao không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó để tăng nhanh hiệu quả tập luyện và có được sức khỏe tốt nhất, bạn cần chú ý:
- Cần duy trì lịch chạy bộ đều đặn và kiên trì trong thời gian dài: Nếu muốn chạy bộ đạt hiệu quả cao, cần thực hiện thường xuyên, đều đặn và liên tục. Nếu bạn chạy tùy hứng và có sự ngắt quãng sẽ không thể đem lại lợi ích như mong muốn.
- Tăng dần cường độ tập luyện: Như đã nói, cường độ tập luyện càng cao, càng kích thích sản sinh hormone tăng trưởng và tăng chiều cao. Do đó bạn nên tăng dần cường độ chạy bộ theo thể trạng của bản thân.
- Chú ý thói quen ăn uống: Bên cạnh việc chạy bộ, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất sau quá trình tập luyện và tạo năng lượng cho việc chạy bộ vào hôm sau.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày cũng là yếu tố kích thích chiều cao phát triển, bên cạnh đó còn giúp bạn có đủ sức khỏe để chạy bộ và chơi các môn thể thao khác.
Như vậy chạy bộ đúng cách khi đang trong giai đoạn dậy thì có thể giúp bạn cải thiện chiều cao. Ngoài chạy bộ, bạn nên dành thời gian chơi nhiều môn thể thao khác, đồng thời có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ để nhanh chóng có được vóc dáng cân đối.