Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Xôi Không?
Xôi là một món ăn ngon, bổ dưỡng, chắc bụng nhưng nên hạn chế với một số trường hợp về tiêu hóa. Theo đó, xôi có thể ăn nhưng cần HẠN CHẾ, tối đa chỉ 1-2 lần/ tuần. Trường hợp muốn bệnh lý nhanh hồi phục, bạn nên bỏ hẳn xôi trong thời gian điều trị.
Đau dạ dày có nên ăn xôi không? Vì sao?
Mặc dù là một món ăn dinh dưỡng nhưng xôi được khuyến cáo nên hạn chế ăn đối với người bị đau dạ dày. Nhận định này được đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu về thành phần dưỡng chất cũng như cảm nhận thực tế của người bệnh. Cụ thể, người đau dạ dày không nên ăn hoặc hạn chế ăn xôi vì:
- Khó tiêu hóa: Thành phần chính của xôi là gạo nếp, có tính nếp, khó tiêu hóa. Khi ăn xôi, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, trào ngược axit.
- Làm tăng lượng đường trong máu: Xôi chứa nhiều tinh bột, khi nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường, làm tăng lượng đường trong máu. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là với người bệnh tiểu đường.
- Gây lạnh bụng: Xôi có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Như vậy, mặc dù là món ăn ngon miệng, giàu năng lượng nhưng xôi lại không phải là “người bạn thân thiện” với bệnh đau dạ dày. Không chỉ xôi, những món ăn có thành phần chính là nếp đều mang đến tác động tương tự. Tuy nhiên nếu thèm đồ nếp, vẫn có những cách chế biến phù hợp, không gây hại cho dạ dày bạn có thể tham khảo.
Gợi ý món ăn từ nếp tốt cho người đau dạ dày
Đau dạ dày ăn xôi được không? Mặc dù đau dạ dày ăn xôi là không tốt, nhưng gạo nếp lại là thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Thay vì dùng gạo nếp nấu thành xôi bạn có thể chế biến thành các món khác nhau.
- Cháo gạo nếp hạt sen: Người bệnh đau dạ dày cơ thể suy nhược có thể lấy gạo nếp cùng với hạt sen lượng vừa đủ đem nấu thành cháo. Ăn vào mỗi buổi sáng và tối để các cơn đau dạ dày cấp thuyên giảm.
- Cháo gạo nếp táo tàu: Gạo nếp lượng vừa đủ, cho thêm táo tàu đun thành cháo loãng để ăn. Ngày ăn từ 1 đến 2 lần để giúp điều trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày hiệu quả.
- Gạo nếp, mật ong: Gạo nếp nghiền nhỏ, nấu thành dạng hồ loãng chế thêm cùng với mật ong. Để người bệnh uống nhiều lần trong ngày giúp giảm đau, đặc biệt trong các trường hợp xảy ra những cơn đau quặn.
- Gạo nếp tán hoài sơn: Gạo nếp 500g ngâm trong 1 đêm, để ráo rồi sao thơm, hoài sơn 50g sao vàng. Tán thành bột mịn mỗi loại dùng 20 – 30g cho mỗi bữa sáng. Chỉ cần pha bột với chút nước sôi cùng đường đỏ và hạt tiêu là có thể sử dụng. Dùng cho những người mắc về bệnh đường ruột, đại tiện lỏng kéo dài, chán ăn, mệt mỏi.
- Cháo gạo nếp đậu xanh: Đây là một trong những món ăn phổ biến và được nhiều người dạ dày sử dụng. 200g gạo nếp cùng 30g đậu xanh nấu thành cháo giúp giảm tình trạng đau dạ dày.
- Cháo gạo nếp đậu đen: Gạo nếp 100g, thêm 30g đậu đen cùng với 30g hồng táo nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.
Lưu ý chế độ ăn uống cho người đau dạ dày
Bên cạnh việc kiêng ăn xôi, người đau dạ dày cần nắm được những lưu ý về chế độ ăn uống sau:
- Tuyệt đối không được bỏ bữa hay ăn uống thất thường, phải ăn đúng giờ giấc và đảm bảo đủ các bữa trong ngày.
- Đau bao tử ăn xôi là điều không nên, ngoài ra người bệnh cũng cần hạn chế các đồ uống không tốt như rượu bia, đồ uống có gas hay những đồ ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ…
- Thực đơn cho người đau dạ dày cần bổ sung thật nhiều rau xanh. Rau xanh giúp cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết để cải thiện tình trạng đau dạ dày trong đêm hiệu quả.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá nhiều gây ra ảnh hưởng tâm lý dẫn đến stress, căng thẳng khiến tình trạng của bệnh càng nặng thêm.
Như vậy, xôi không phải là món ăn tốt cho người đau dạ dày. Thực tế, bạn không cần kiêng hoàn toàn mà thỉnh thoảng vẫn có thể ăn xôi với lượng vừa phải, kết hợp với những loại thực phẩm tốt cho dạ dày và ăn vào buổi sáng hoặc trưa mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.