Dị Ứng Da Mặt Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?
Người bị dị ứng da mặt nên ăn các loại thực phẩm có ích sau:
- Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, rau bina, xoài, đậu mắt đen,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, Quinoa, kê, ngô,….
- Thực phẩm giàu Omega-3: Hạt vừng, hạt bí, dầu hạt cải, rau có màu xanh đậm, bông cải xanh, quả óc chó, bắp cải,….
- Rau xanh: Rau củ có màu xanh đậm, các loại rau cải, ngô, khoai lang, cà chua
- Hoa quả tươi: Đu đủ, dâu tây, cam, bưởi, việt quất, chuối, dưa hấu, xoài, lựu,…
Dị ứng da mặt nên ăn gì?
Dị ứng da mặt có thể do thời tiết, mỹ phẩm, lối sống sinh hoạt ở người bệnh. Để hỗ trợ cải thiện bệnh, bạn nên chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất. Theo đó, người bị dị ứng da mặt nên ăn các loại ngũ cốc, thực phẩm giàu vitamin A, Omega 3, các loại rau xanh và hoa quả tươi, … Cụ thể:
Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là yếu tố quan trọng, thiết yếu để xây dựng nên các tế bào, đặc biệt là khi da đang gặp phải các vấn đề bệnh lý. Cung cấp đủ lượng vitamin A sẽ giúp da tái tạo nhanh hơn, có sức mạnh để chống đỡ tốt trước những tác nhân gây ra dị ứng trên mặt cũng như toàn cơ thể.
Bạn nên bổ sung vitamin A qua các thực phẩm như: Cà rốt, rau bina, xoài, đậu mắt đen,…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt này chứa thành phần là nội nhũ, cám cùng với mầm có hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chúng có khả năng cải thiện tình trạng viêm nhiễm da, các cơn ngứa ngáy, mẩn đỏ đều sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Những ngũ cốc nguyên hạt được nhiều người sử dụng hiện nay gồm có: Gạo lứt, yến mạch, Quinoa, kê, ngô,….
Omega 3
Omega 3 là thành phần quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là làn da. Chúng giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy khi da bị kích ứng, tạo độ ẩm cho da, hạn chế da nứt nẻ cũng như là rào chắn vững chắc cho làn da trước ảnh hưởng của tia cực tím.
Một số thực phẩm nổi bật gồm: Hạt vừng, hạt bí, dầu hạt cải, rau có màu xanh đậm, bông cải xanh, quả óc chó, bắp cải,….
Các loại rau xanh
Rau củ là nguồn thực phẩm có hàm lượng khoáng chất, vitamin và chất xơ rất dồi dào, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về da liễu. Các tế bào da sẽ được tái tạo tốt hơn, hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn, thanh lọc độc tố hiệu quả và hệ miễn dịch cũng được củng cố hiệu quả.
Bạn nên ưu tiên các loại rau củ có màu xanh đậm, các loại rau cải, ngô, khoai lang, cà chua để cung cấp nhiều dưỡng chất tốt nhất.
Hoa quả tươi
Vitamin C, E trong trái cây để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phục hồi của làn da, đây là hai chất có tác dụng giúp tế bào da tái tạo, da khỏe mạnh hơn và cũng nâng cao hệ miễn dịch để cải thiện tình trạng dị ứng tốt hơn.
Bổ sung đủ lượng vitamin C và E, lượng collagen trên da sẽ được sản sinh nhiều hơn, da hạn chế tình trạng oxy hóa và còn có độ trắng hồng, mềm mại hơn. Do vậy, dù không bị bệnh dị ứng da mặt, chúng ta vẫn cần bổ sung đầy đủ các vitamin này.
Một số trái cây được khuyên dùng gồm: Đu đủ, dâu tây, cam, bưởi, việt quất, chuối, dưa hấu, xoài, lựu,…
Nên kiêng ăn gì khi bị dị ứng da mặt?
Sử dụng các loại thực phẩm chứa thành phần chất dễ gây dị ứng có thể khiến tình trạng da trở nên tệ hơn, tăng cảm giác ngứa ngáy và lây lan vùng phát ban. Do đó, một số loại thực phẩm người bị dị ứng da mặt nên tránh là:
- Hải sản: Kích thích giải phóng histamin làm gia tăng phản ứng viêm, ngứa, có thể khiến người bệnh bị khó thở, đau bụng, buồn nôn.
- Sữa bò: Dung nạp lượng đạm lớn có thể tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến da mẩn đỏ, ngứa và nổi sần, khiến bệnh dị ứng trở nên nặng hơn.
- Lúa mạch: Chứa một loại protein rất dễ khiến miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên gây ra các bệnh về da liễu và dẫn tới phản ứng bộc phát trên da. Từ đó da nổi mẩn đỏ, có các vết sần, bị ngứa rát, bong tróc rất rõ rệt.
- Đậu phộng: Làm xuất hiện các phản ứng mẫn cảm như chóng mặt, buồn nôn, làn da có nhiều vết sần, da mặt ửng đỏ và kèm theo đó là cơn ngứa rát rất khó chịu.
- Thịt đỏ: Bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt dê,…. có chứa lượng đạm rất cao, dễ làm tình trạng bệnh lý trở nên khó kiểm soát.
- Món ăn cay nóng, nhiều đường: Gây nóng trong, khiến cơ thể tiết nhiều bã nhờn hơn, tăng hình thành mụn, làm da phát ban, mẩn ngứa nặng. Các loại thực phẩm nên kiêng như tiêu, ớt, mù tạt, kem, chè, bánh kẹo, …
- Thực phẩm chế biến sẵn: Chứa nhiều muối và lượng lớn chất bảo quản. Muối cũng tương tự đường, cản trở quá trình thanh lọc của gan, thận, tích tụ độc tố gây hại cho da. Một số thực phẩm cần tránh như: Lạp xưởng, thịt hun khói, cá hộp, thịt hộp, xúc xích,…
- Đồ uống có cồn: Khiến da ngứa rát nhiều hơn, các nốt sần ửng đỏ và châm chích hơn bình thường.
Dị ứng da mặt sẽ dễ kiểm soát hơn rất nhiều nếu biết cách chọn thực phẩm đúng, phù hợp. Qua những chia sẻ trên, mong phần nào giúp bạn thành công xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hỗ trợ điều trị dị ứng da mặt an toàn, hiệu quả.