Viêm Da Dị Ứng Kiêng Ăn Gì? Nên Ăn Gì Để Kiểm Soát Bệnh?
Viêm da dị ứng nên tránh ăn các nhóm thực phẩm giàu đạm, canxi, dầu mỡ cay nóng hoặc chứa chất dễ gây dị ứng như: Sữa, thực phẩm chiên rán, cay nóng, hải sản, các loại thịt đỏ, đồ muối chua, thực phẩm có hàm lượng đường cao, …
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?
Viêm da dị ứng là một bệnh da liễu thường gặp, xuất hiện do hệ miễn dịch kém hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, người bị viêm da dị ứng nên tránh các loại thực phẩm có hàm lượng canxi, protein, đường cao, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc chứa chất dễ gây dị ứng.
Cụ thể, các nhóm thực phẩm người bị viêm da dị ứng cần kiêng là:
Sữa
Sữa mặc dù là loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin khoáng chất nhưng lại có hàm lượng canxi, protein và vitamin D lớn. Đây là tác nhân gây hại cho những người bị viêm da dị ứng, khiến các phản ứng diễn ra mạnh hơn, da nổi thêm nhiều vùng mẩn đỏ và rất ngứa ngáy.
Các món ăn dầu mỡ, cay nóng
Mọi món ăn nhanh có vị cay nóng, nhiều dầu mỡ đều làm giảm chức năng hoạt động của thận, gan và dạ dày. Nếu các cơ quan này bị rối loạn, độc tố sẽ nhanh chóng đọng lại trong cơ thể và sau cùng là phát tác ra làn da. Người bệnh sẽ thấy da bị mất nước nặng, khô ngứa hơn và các vết mẩn đỏ không có dấu hiệu thuyên giảm.
Mặt khác, ăn nhiều đồ cay nóng, đậm dầu còn khiến cơ thể tăng nhiệt, dễ nóng trong, nhiệt miệng, nổi mụn trên mặt và tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá công suất.
Đồ ăn có lượng đường cao
Các loại đường như Dextrose Sucrose, Maltose (thường có trong bánh kẹo) sẽ dễ làm gia tăng cảm giác ngứa, viêm da, da nổi sần. Các cơn ngứa sẽ nặng hơn, liên tục, kéo dài không khỏi. Đặc biệt, ăn quá nhiều bánh kẹo, chè, kem, trà sữa còn là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ tái phát viêm da dị ứng cao hơn.
Hải sản
Hải sản có nhiều chất dễ gây dị ứng nên không tốt cho những người đang mắc các bệnh về da liễu, dị ứng, … Hải sản chứa hàm lượng protein lớn, dễ giải phóng histamin khiến da bị phát ban, mẩn đỏ, ngứa ngáy dữ dội. Các triệu chứng của bệnh sẽ có chiều hướng trở xấu tương đối nhanh và việc dùng thuốc cũng sẽ không thể đáp ứng.
Đặc biệt hơn, người bị viêm da dị ứng khi ăn hải sản còn làm tăng khả năng hình thành sẹo, da khó phục hồi, tái tạo các vết thương, tế bào da bị hạn chế khả năng tái tạo. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và làn da luôn ở trạng thái tốt nhất, dễ dàng kiểm soát bệnh, chúng ta cần tránh ăn cua, ghẹ, ngao, ốc, sò, tôm,…
Các món ăn được muối chua
Trong đồ muối chua có chứa lượng muối lớn, các chất đều đã biến đổi với lượng axit tương đối cao. Các món cà muối, kim chi, dưa muối, củ cải muối, chúng sẽ khiến thận phải hoạt động quá công suất để thanh lọc, đào thải độc tố. Nhưng các chất gây hại vẫn sẽ tích tụ lại trong cơ thể và nhanh chóng khiến bệnh viêm da bị kích thích diễn biến khó kiểm soát hơn.
Các loại thịt đỏ
Lượng chất béo bão hòa cao ở trong thịt đỏ sẽ làm bệnh nhân viêm da cơ địa bị viêm da nặng hơn, da khó lành lại, các vết sần, đỏ, mụn và ngứa sẽ có chiều hướng chuyển nặng hơn. Chúng còn là yếu tố khiến làn da dễ để lại các vết sẹo thâm rất khó trị. Một số thịt đỏ như: Thịt bê, thịt bò, thịt cừu, dê,…
Các món ăn nhiều tinh bột
Tinh bột có trong các loại bánh mì trắng, gạo cũng như các loại mì đều có những tác động không tốt tới hệ tiêu hóa nói chung, cản trở các hoạt động tiêu thụ năng lượng trong cơ thể cũng như sức khỏe của làn da. Nạp quá nhiều tinh bột sẽ khiến gia tăng các biểu hiện viêm da dị ứng, bệnh không có tiến triển tốt, các loại thuốc khi đi vào cơ thể sẽ bị kìm hãm tác dụng.
Kiêng ăn trứng và thịt gà
Thịt gà và trứng khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích hấp thụ thêm nhiều protein từ các thực phẩm khác. Nếu lượng protein vượt quá mức cần thiết sẽ dẫn tới các kích ứng tại hệ miễn dịch và làn da. Đặc biệt nếu da có vết thương hở sẽ càng bị viêm nhiễm nặng nề hơn, viêm loét khó lành và khả năng để lại sẹo rất cao.
Chất kích thích và đồ uống cồn
Các chất kích thích như coffee, thuốc lá, thuốc lào hay đồ uống có cồn là bia, rượu,… có thể gây hại cho chức năng của thận, dạ dày và gan. Suy giảm chức năng ở những bộ phận này làm gia tăng tích tụ độc tố, gây ra viêm da, dị ứng, nổi mề đay, da bị tróc vảy khô rát và sưng phù.
Nên ăn gì khi mắc bệnh viêm da dị ứng?
Để hỗ trợ cho quá trình trị bệnh đạt hiệu quả như mong đợi, làn da có thể phục hồi tốt cũng như cải thiện khả năng miễn dịch và hàng rào bảo vệ da, bạn nên bổ sung những thực phẩm quan trọng dưới đây:
Thịt lợn
Thịt lợn là một loại thực phẩm lành tính, có hàm lượng protein vừa đủ, giàu khoáng chất có lợi cho làn da. Sử dụng thịt lợn vừa giúp cân bằng dinh dưỡng, vừa hỗ trợ cải thiện làn da cũng như hạn chế nguy cơ bệnh chuyển nặng. Bệnh nhân có thể chế biến thịt lợn thành rất nhiều món ăn khác nhau nhưng cần chú ý hạn chế dùng dầu mỡ cũng như gia vị tiêu, ớt,…
Các loại quả, rau củ tươi
Rau củ và trái cây tươi chứa lượng lớn các vitamin A, E, C, B, các khoáng chất kẽm, đồng, magie, cùng lượng chất xơ rất đáng kể. Những yếu tố này đều giúp nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng, cải thiện khả năng thanh lọc độc tố trong cơ thể và phục hồi tổn thương ở da. Sử dụng đủ rau củ quả sẽ giúp giảm hoạt động quá mức ở tuyến bã nhờn, da hạn chế đổ mồ hôi và có đủ lượng nước để nuôi dưỡng các tế bào.
Một số loại quả, rau củ tươi nên dùng là: Cải xoăn, đậu Hà Lan, rau chân vịt, súp lơ, quýt, bưởi, dâu tây, anh đào,….
Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin B, Magie, sắt,… giúp phục hồi làn da, làm lành những tổn thương cũng như nâng cao sức đề kháng, sức khỏe tổng thể. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt các dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm da dị ứng, da khỏe mạnh hơn, hạn chế oxy hóa. Do vậy bệnh nhân nên bổ sung các loại đậu, bắp, hạt kê, vừng đen,…
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cải thiện bệnh viêm da dị ứng. Trên đây là những loại thực phẩm nên và không nên ăn mà người bệnh cần lưu tâm. Trường hợp bệnh mãi không khỏi dù đã điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên khám bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp.