Gù Lưng Có Chữa Được Không?
- Gù lưng là bệnh có thể chữa được.
- Trường hợp gù lưng nhẹ có thể điều trị vật lý hoặc sử dụng nẹp chỉnh hình
- Trường hợp gù lưng nặng cần phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ
Bị gù lưng có chữa được không?
Chuyên gia cho biết, hầu hết các trường hợp bị gù lưng đều diễn ra ở mức độ nhẹ, có thể điều trị khỏi và phòng ngừa bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dựa vào mức độ gù ở từng trường hợp cụ thể mà phác đồ điều trị sẽ có sự khác nhau. Cụ thể là:
- Với những trường hợp gù lưng ở mức độ nhẹ hoặc gù lưng do vận động sai tư thế, bạn có thể sử dụng đai áo chống gù hoặc tiến hành vật lý trị liệu để cải thiện. Mục đích của hai phương pháp này là giữ cho cột sống đứng thẳng và dần nắn chỉnh tư thế.
- Với những trường hợp gù lưng nặng, gù lưng do bệnh lý hoặc gù lưng do dị tật bẩm sinh thì phải tiến hành điều trị y tế dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
Các phương pháp chữa gù lưng hiệu quả
Gù lưng là vấn đề cột sống không quá nghiêm trọng, có thể cải thiện bằng nhiều cách khác nhau dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Dưới đây là các phương pháp điều trị gù lưng được áp dụng phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:
- Điều trị bằng thuốc Tây y: Bác sĩ thường kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và phòng ngừa gãy xương. Các loại thuốc thường được kê đơn để điều trị gù lưng là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc điều trị loãng xương,…
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu luôn được khuyến khích áp dụng với những trường hợp bị gù lưng ở mức độ nhẹ, khi mà xương cột sống vẫn còn hoạt động linh hoạt. Dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ trị liệu sao cho phù hợp. Mục đích của việc thực hiện vật lý trị liệu là tăng cường sức mạnh cột sống và kéo giãn cơ lưng.
- Nẹp lưng: Được chỉ định sử dụng cho thanh thiếu niên bị gù lưng ở mức độ nhẹ, xương còn đang trong giai đoạn phát triển. Mang nẹp có tác dụng cải thiện lại tư thế và ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng hơn. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ gù lưng của từng người để tư vấn loại áo nẹp cho phù hợp cũng như số giờ phải đeo mỗi ngày. Thông thường, trẻ phải đeo nẹp kéo dài cho đến khi xương đã phát triển hoàn chỉnh.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng, được áp dụng với những trường hợp nặng và không đáp ứng điều trị tốt với các phương pháp ở trên. Phẫu thuật nhằm mục đích hợp nhất các đốt sống bị ảnh hưởng lại với nhau để tạo thành một khung xương vững chắc. Sau phẫu thuật, vòm cong cột sống sẽ mất đi và khả năng vận động của người bệnh cũng dần được cải thiện.
Khi bị gù lưng, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý càng sớm càng tốt. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến tư thế vận động của bản thân để phòng tránh gù lưng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.