Huyết Áp Cao Uống Trà Gừng Được Không?
- Người cao huyết áp có thể uống gừng vào thời điểm huyết áp bình thường.
- Không nên dùng quá 4g gừng mỗi ngày
- Tuyệt đối không uống trà gừng hay sử dụng gừng khi huyết áp tăng cao. Gừng có tính nóng, có thể làm tăng huyết áp và gây nguy hiểm cho người cao huyết áp.
Huyết áp cao uống trà gừng được không?
Người bị bệnh cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng vào những thời điểm mức huyết áp ở bình thường để hỗ trợ duy trì và ổn định huyết áp. Tuy nhiên không nên uống vào lúc huyết áp tăng cao.
Các nhà khoa học đã từng thực hiện một số nghiên cứu trên cả người và động và nhận thấy gừng hoạt động như một hợp chất chẹn kênh canxi và chất tự nhiên ức chế ACE. Có thể bạn không biết: Ức chế men chuyển hay chẹn kênh canxi đều là những loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân cao huyết áp.
Một nghiên cứu trên 4.000 người đã được các nhà nghiên cứu thực hiện và cho kết quả: Những người tiêu thụ nhiều gừng nhất từ 2 – 4g mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao thấp nhất. Như vậy, người bình thường nên sử dụng khoảng 2 – 4g gừng/ngày để ổn định huyết áp và hạn chế nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Đối với những người bị cao huyết áp, việc sử dụng gừng hay uống trà gừng đúng cách không thể dựa trên liều lượng trên. Gừng có tác dụng ổn định huyết áp nhưng khi uống trà gừng ngay thời điểm cơn huyết áp lên cao thì cực kỳ nguy hiểm. Trà gừng nóng sẽ làm giãn mạch máu, kết hợp huyết áp tăng cao thậm chí có thể gây đứt vỡ mạch máu, gây nên nguy cơ gặp tai biến cực kỳ nguy hiểm đối với tính mạng.
3 bài thuốc dân gian với gừng để hỗ trợ cải thiện cao huyết áp
Dưới đây là 3 công thức trà gừng kết hợp các thảo mộc, hoa quả khác để tăng cường công dụng tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân cao huyết áp có thể tham khảo:
Uống trà gừng – nghệ
Đây là trà gừng kết hợp nghệ – một gia vị và thảo mộc giàu Curcumin có tác dụng giúp thư giãn mạch máu và hỗ trợ bảo vệ tim khỏi những tổn thương liên quan tới huyết áp cao.
Nguyên liệu:
- 1 túi lọc trà xanh hoặc 1 lượng vừa đủ trà khô.
- 1 thìa nước ép gừng tươi.
- 1/4 thìa bột nghệ khô.
- 1/2 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Hãm một cốc trà xanh với lượng nước vừa đủ ở nhiệt độ 60 – 70 độ C, lọc bỏ bã trà nếu sử dụng lá trà khô.
- Thêm nước ép gừng và bột nghệ vào khuấy đều.
- Cho thêm mật ong nguyên chất để tăng mùi vị và hương thơm giúp trà thơm ngon, dễ uống hơn.
- Uống 1 cốc trà gừng nghệ mỗi ngày vào điểm huyết áp thấp nhất hoặc đang ổn định.
Nước ép gừng cùng cần tây, củ cải đường và táo
Loại thức uống này chứa củ cải đường có tác dụng kích thích sản sinh Oxit Nitric – một chất giúp thư giãn các mạch máu. Đồng thời bổ sung Kali từ cần tây hỗ trợ loại bỏ natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Gừng kết hợp táo chứa chất Quercetin có hoạt tính chống cao huyết áp sẽ giúp điều hòa huyết áp hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 miếng gừng tươi (khoảng 1cm).
- 1 củ cải đường tươi.
- 1/2 – 1 quả táo.
- 3 – 4 nhánh cần tây.
Cách thực hiện:
- Cạo vỏ gừng, gọt vỏ củ cải đường và táo, rửa sạch cần tây.
- Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào máy xay nhuyễn và lọc bỏ bã rồi lấy nước ép hoặc sử dụng máy ép chuyên dụng.
- Đây là liều lượng đủ cho 1 người 1 ngày, nên sử dụng hàng ngày và bảo quản mát sẽ dễ uống hơn.
Trà gừng và thảo quả
Thảo quả có tác dụng tuyệt vời trong chống huyết áp cao, khi kết hợp với gừng sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát và ổn định huyết áp nhanh và tốt hơn.
Nguyên liệu:
- 1 thìa vỏ thảo quả đã nghiền nát.
- 2 – 3 thìa gừng tươi xay nhuyễn.
- 1 thìa trà đen khô.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả các thành phần trên cùng một cốc nước vào nồi/ấm và đun sôi.
- Lọc bỏ bã trà và có thể thêm vị ngọt với một thìa mật ong nguyên chất.
- Nên uống hàng ngày và 1 cốc/ngày/người. Chú ý mức huyết áp khi uống nên ở mức ổn định nhất.