Tại Sao Người Huyết Áp Cao Không Nên Ăn Mặn?
Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn bởi những lý do sau:
- Muối làm tăng lượng natri trong cơ thể, dẫn đến ứ đọng nước, tăng áp lực lên thành mạch máu, gây nên bệnh cao huyết áp.
- Muối làm giảm khả năng bài tiết natri của thận, khiến natri ứ đọng trong cơ thể, tăng nguy cơ cao huyết áp.
- Muối kích hoạt hệ thống RAAS, dẫn đến tăng tiết các hormon làm cao huyết áp.
- Muối làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Nguyên nhân khiến người huyết áp cao không nên ăn mặn
Muối là thành phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn và khẩu phần dinh dưỡng của mỗi người. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều muối lại gây ra những tác dụng không tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người đang bị bệnh cao huyết áp.
Trong muối có chứa hai thành phần chính là Natri và Clo, đặc biệt Natri chiếm đến 40%. Đối với cơ thể người, Natri là thành phần có tính điện giải cao với tác dụng truyền dịch, xung điện và tác động điều hòa sự co cơ. Nếu thiếu hàm lượng chất này sẽ dẫn đến những biểu hiện như tiêu chảy, nôn, huyết áp thấp,… Tuy nhiên, ngược lại, lượng Natri dư thừa lại chính là mối đe dọa nguy hiểm cho cơ thể, trong đó có hiện tượng tích nước.
Ngoài ra, khi Natri thẩm thấu vào thành của động mạch trong cơ thể, chúng sẽ gây ra thu hẹp động mạch, co mạch, từ đó dẫn đến áp suất tăng. Hiện tượng áp suất trong máu tăng chính là biểu hiện của bệnh cao huyết áp. Thêm vào đó, lượng muối cao tích tụ trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ chất béo trong mạch máu. Các chất béo tích tụ lâu ngày là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu lên não, vỡ mạch máu, gây ra đột quỵ và tử vong.
Người bị cao huyết áp ăn mặn nếu kết hợp với việc căng thẳng, áp lực thần kinh sẽ càng khiến cho động mạch bị co lại, tăng sức cản ngoại vi và làm tăng huyết áp nhanh chóng, rất nguy hiểm.
Như vậy, dựa vào những phân tích nêu trên chúng ta có thể kết luận rằng: NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP KHÔNG NÊN ĂN MẶN sẽ rất nguy hiểm.
Thế nào là ăn mặn đối với bệnh nhân cao huyết áp?
Những tác động của việc ăn mặn tới cơ thể người mắc chứng cao huyết áp là không hề nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh không thể loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi khẩu phần ăn bởi đây là thành phần quan trọng giúp phòng ngừa một số bệnh lý. Vậy người bị cao huyết áp ăn như nào gọi là dư muối? Nên ăn bao nhiêu muối là đủ?
Theo đó, một người trưởng thành bình thường chỉ cần tiêu thụ từ 5g – 6g muối/ngày. Đối với những bệnh nhân cao huyết áp, lượng muối tiêu thụ cần thấp hơn, cụ thể là từ 2g -3g/ngày.
Tuy nhiên, khi giảm lượng muối ăn hàng ngày, bệnh nhân vẫn cần phải đảm bảo lượng Natri duy trì ổn định trong máu và cơ thể, tránh thiếu hụt gây ra vấn đề bệnh lý khác. Natri còn tồn tại trong nhiều loại thực phẩm khác như: Táo, bắp cải, sò, thịt, sữa bột, củ cải, cà rốt, đậu Hà Lan, đậu, trứng cá, chuối,… Vì thế người bệnh cần cân đối mức tiêu thụ giữa các loại thực phẩm để không vượt quá lượng muối cho phép.
Biến chứng khi ăn mặn của người cao huyết áp
Người bị cao huyết áp có thói quen ăn mặn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, trong đó tiêu biểu là:
- Các biến chứng tim mạch: Biến chứng thường gặp của cao huyết áp nếu không được điều trị kèm theo thói quen ăn mặn chính là suy tim, có thể xảy ra sau khoảng 5 – 7 năm. Lý do là bởi khi áp lực trong động mạch tăng cao, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường mới bơm máu được. Về lâu dài, chức năng tim dần suy giảm dẫn đến tình trạng suy tim. Ngoài ra, huyết áp kéo dài có thể làm tổn thương động mạch vành, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng xơ vữa phát triển gây tắc, hẹp mạch vành, gây xơ vữa động mạch.
- Biến chứng về não bộ: Ăn mặn khi bị cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 2 – 6 lần. Huyết áp tăng là nguyên nhân khiến các mạch máu não không chịu nổi áp lực, dẫn đến việc bị vỡ và gây ra xuất huyết não, tai biến mạch máu não. Bệnh nhân có thể sẽ bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân, trường hợp nặng nhất có thể tử vong.
- Biến chứng về thận: Tăng huyết áp có thể làm tổn thương phần màng lọc của các tế bào thận. Điều này khiến động mạch thận bị hẹp và làm thận tiết ra nhiều chất renin hơn. Hoạt chất này lại có tác dụng ngược lại gây tăng huyết áp. Về lâu dài, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đi tiểu ra protein hoặc suy thận.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực: Tăng huyết áp có thể làm tổn thương nghiêm trọng mạch máu võng mạc, hắc mạc và thị thần kinh. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc tăng huyết áp đột ngột sẽ gây tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc trầm trọng, gây suy giảm thị lực và khó phục hồi lại.
- Một số biến chứng khác: Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Nguy hiểm hơn đó là sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, đột quỵ và tỷ lệ hồi phục thấp.
Giải pháp thay đổi thói quen ăn mặn cho người bị cao huyết áp
Để cải thiện tình trạng cao huyết áp, bệnh nhân nhất định cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đặc biệt nhất là chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên để ngay lập tức chuyển sang thực đơn ăn nhạt là tương đối khó khăn bởi nó ảnh hưởng đến khẩu vị, tâm trạng cũng như việc hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số giải pháp thay thế:
- Bạn có thể cải thiện món ăn bằng cách sử dụng thêm những gia vị, nguyên liệu phụ có hương vị mạnh như: Bột nghệ, quế, hồi, húng quế, gừng, xô thơm, nhụy nghệ tây, tỏi,…
- Giảm tối đa lượng muối hấp thu từ những đồ ăn chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt nguội, jambon, đồ đóng hộp, thịt muối,… Thay vào đó, bạn nên chọn lựa thực phẩm tươi sống để sử dụng trong thực đơn hàng ngày, cách chế biến chính là luộc và hấp.
- Lựa chọn các loại nước chấm có hàm lượng muối thấp hoặc pha loãng ra khi sử dụng.
- Bổ sung lượng nước đủ 2 lít mỗi ngày và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hơn.
Hy vọng với những chia sẻ và bí quyết trên sẽ là những lời khuyên bổ ích giúp bạn có sức khỏe và tinh thần tốt, đồng thời tránh được những nguy hiểm từ bệnh huyết áp cao.