Thoái Hoá Đốt Sống Cổ Dẫn Đến Tê Tay Phải Làm Sao?
- Trường hợp bệnh nhẹ, bạn cần dùng các loại thuốc Tây như thuốc chống viêm không steroid, giãn cơ, Corticosteroid, chống tthoái hóa kết hợp với vật lý trị liệu và chăm sóc tại nhà.
- Trường hợp bệnh trở nặng sẽ buộc phải làm phẫu thuật.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay nguyên nhân do đâu?
Thoái hóa đốt sống cổ là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ở những người trưởng thành tuổi cao. Khi các đĩa đệm giữa các đốt sống cổ bị suy giảm hoặc bị hỏng, nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm cả tê tay.
Cụ thể, có một số cơ chế mà thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra tê tay:
- Sự co bóp dây thần kinh: Khi các đĩa đệm giữa các đốt sống cổ bị suy giảm, không còn khả năng giảm sót va chạm giữa các đốt sống. Điều này có thể dẫn đến sự co bóp hoặc ép vào các dây thần kinh cổ, gây ra cảm giác tê hoặc giảm khả năng truyền tải tín hiệu từ não xuống tay.
- Căng thẳng cơ bắp: Khi các đốt sống cổ không còn ổn định hoặc di chuyển không đúng cách, cơ bắp xung quanh khu vực này có thể phải làm việc nặng nề hơn để duy trì vị trí và chức năng bình thường. Điều này có thể gây ra căng thẳng và mệt mỏi trong cơ bắp, dẫn đến cảm giác tê tay.
- Giảm cung cấp máu: Sự thoái hóa có thể làm giảm lưu lượng máu đến khu vực cổ và tay. Khi máu ít đi, dây thần kinh và cơ bắp không nhận được đủ dưỡng chất và oxy, gây ra cảm giác tê và yếu đuối.
- Viêm cơ: Một số trường hợp thoái hóa có thể đi kèm với viêm cơ hoặc viêm dây chằng cố định, gây ra sự khó chịu và cảm giác tê tay.
Thoái hóa đốt sống cổ tê tay có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều triệu chứng bất tiện như mất cảm giác, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày, đau và khó chịu… Việc chẩn đoán và điều trị sớm là quan trọng để giảm nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến tê tay phải làm sao?
Để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất, người mắc chứng thoái hóa cột sống cổ và tê tay cần được đánh giá và chẩn đoán bởi chuyên gia y tế. Việc này bao gồm việc xác định chính xác nguồn gốc và mức độ của bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Tiến hành làm xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh
- Chụp X-quang cột sống cổ: Kỹ thuật này cho phép phát hiện các bất thường phổ biến như sự xuất hiện của gai xương, sự suy giảm của đĩa đệm, co hẹp của lỗ tiếp hợp, hoặc thay đổi trong đường cong tự nhiên của cột sống, qua đó hỗ trợ trong việc lập kế hoạch điều trị.
- Cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ: Đây là một công cụ chẩn đoán quan trọng, cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng chèn ép rễ thần kinh, vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm, cũng như sự hẹp của ống sống, giúp chỉ ra hướng điều trị cụ thể.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) cột sống cổ: Trong trường hợp MRI không khả thi, CT-scan trở thành lựa chọn thay thế, cung cấp hình ảnh chất lượng cao về các tổn thương xương, kể cả những tổn thương nhỏ, qua đó giúp tối ưu hóa phương án điều trị.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến tê tay
Dùng thuốc
Với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn chỉ cần dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian đầu khởi phát bệnh.
- Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này được kê đơn điều trị với những trường hợp bị tê tay kèm theo đau nhức ở mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị với thuốc chống viêm thông thường. Đầu tiên, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc corticosteroid bằng đường uống trong thời gian ngắn. Nếu tình trạng này vẫn không được cải thiện, bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid vào vị trí bị tổn thương.
- Thuốc giãn cơ: Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương đến các cơ xung quanh khiến dây thần kinh bị chèn ép, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc giãn cơ để cải thiện. Tác dụng của nhóm thuốc này là làm thư giãn cơ bắp và dây chằng, giúp xoa dịu triệu chứng đau nhức.
- Thuốc chống động kinh: Trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương dây thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc chống động kinh để cải thiện.
- Thuốc chống thoái hóa: Thuốc có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa cột sống tiếp tục tiến triển nặng và làm giảm mức độ tổn thương tại cột sống. Đồng thời, dược tính trong thuốc còn có khả năng giải nén dây thần kinh, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và tê tay.
Việc dùng thuốc Tây y điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Vì thế, bạn không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc về dùng để trị bệnh tại nhà.
Vật lý trị liệu
Thường được áp dụng kết hợp với việc dùng thuốc theo đơn kê để làm tăng hiệu quả mang lại. Tiến hành vật lý trị liệu đúng cách sẽ mang lại các lợi ích như giải nén dây thần kinh và tủy sống, cải thiện triệu chứng đau nhức và tê mỏi ở vùng cổ, tăng cường sức mạnh của cơ quanh cột sống cổ, phục hồi khả năng vận động và chức năng của cột sống cổ,…
Dựa vào mức độ chèn ép tại dây thần kinh, chuyên gia sẽ lên phác đồ trị liệu sao cho phù hợp. Người bệnh không nên tự ý thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để tránh các rủi ro không mong muốn.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật giải nén với những trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay ở mức độ nặng và không đáp ứng điều trị nội khoa. Đồng thời, phẫu thuật cũng có thể thực hiện với những trường hợp bị tê tay nghiêm trọng gây mất cảm giác tay, khả năng vận động suy giảm rõ rệt, đốt sống bị nứt hoặc vỡ, yếu chi, xuất hiện triệu chứng thần kinh,…
Sau phẫu thuật, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe đúng cách kết hợp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cột sống cổ. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ được thực hiện khi bệnh nặng.
Chăm sóc tại nhà
Kế hoạch chăm sóc tại nhà cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị bệnh lý. Vì thế, khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Tiến hành chườm ấm từ 2 – 3 lần mỗi ngày và không nên chườm quá 20 phút/lần.
- Xoa bóp giúp làm nóng khớp xương, kích thích tuần hoàn máu đến khu vực này và giải nén tại dây thần kinh.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế thực hiện các vận động mạnh ở vùng cổ. Tuy nhiên, bạn không nên nằm bất động trên giường trong nhiều ngày liền để tránh bị cứng khớp.
- Điều chỉnh lại lối sống và thói quen ăn uống hàng ngày sao cho phù hợp.