Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ? Những Lưu Ý Cần Biết

Tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ thương tổn của người bệnh. Cụ thể: 

  • Nên đi bộ nếu: Mức độ tràn dịch khớp gối nhẹ, cần tăng cường phạm vi chuyển động và sức mạnh cơ bắp.
  • Không nên đi bộ nếu: Mức độ tràn dịch khớp gối nặng, xuất hiện viêm nhiễm hoặc khớp gối vừa mới phẫu thuật.

Tràn dịch khớp gối có nên đi bộ không? Vì sao?

Tràn dịch khớp gối hay viêm nước khớp gối là tình trạng chất lỏng tích tụ xung quanh khớp gối tạo bọt khớp gây sưng đau và cản trở vận động của người bệnh. Người bị tràn dịch khớp gối nên vận động nhẹ để giữ cho vùng xương khớp giữ được sự linh hoạt và giúp cải thiện bệnh lý nhưng nếu bị nặng thì cần hạn chế đi lại.

  • Tràn dịch khớp gối thể nhẹ: Người bệnh vẫn có thể di chuyển đi lại nếu tình trạng tràn dịch khớp không quá nặng. Tuy nhiên, không nên đi bộ liên tục trong thời gian dài, chỉ nên di chuyển khi cần thiết và số bước chân trung bình 1 ngày không nên vượt quá 6.000 bước.
Tràn dịch khớp gối thể nhẹ có thể đi bộ trong thời gian ngắn
Tràn dịch khớp gối thể nhẹ có thể đi bộ trong thời gian ngắn
  • Tràn dịch khớp gối thể nặng: Bác sĩ khuyến cáo rằng người bị tràn dịch khớp gối không nên hoặc hạn chế tối đa việc đi bộ1. Việc đi lại dù với nhịp độ nhẹ nhàng cũng có thể gây áp lực lên đầu gối, dễ gây tổn thương cho ổ khớp gối và kiến tình trạng bệnh lý thêm nặng hơn. Trường hợp khớp gối có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc mới phẫu thuật cũng không nên đi bộ.

Tóm lại, khả năng vận động còn phụ thuộc vào mức độ chấn thương của người bệnh. Nếu đi bộ đúng cách, đúng lực, đúng cường độ, chúng sẽ mang lại những lợi ích cho người bệnh là:

  • Giảm đau và sưng: Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm bớt tình trạng sưng tấy và đau nhức.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Giữ cho cơ bắp xung quanh khớp gối khỏe mạnh sẽ giúp giảm áp lực lên khớp, góp phần giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
  • Tăng cường phạm vi chuyển động: Đi bộ giúp khớp gối vận động linh hoạt, giảm nguy cơ cứng khớp.

Lưu ý dành cho người bệnh khi tập thể dục

Khi bị tràn dịch khớp gối, người bệnh nên duy trì thói quen tập luyện đều đặn mỗi ngày giúp tăng độ linh hoạt của khớp và tăng cường độ chắc khỏe của xương. Đồng thời, trong quá trình tập luyện bạn cần phải lưu ý những điều sau đây để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các biến chứng không mong muốn:

  • Sử dụng giày dép và quần áo tập luyện sao cho phù hợp, Nên ưu tiên những trang phục thoải mái có độ thấm hút mồ hôi tốt. Nếu đi bộ bạn cần sử dụng giày thể thao chuyên dụng, không mang dép lê hay đi chân đất.
  • Chỉ nên tập luyện từ  15 – 20 phút mỗi ngày, tập quá lâu sẽ kích thích khởi phát cơn đau và khiến tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Nên tập ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ và không khí trong lành. Tránh những nơi đông người hoặc địa hình tập luyện có độ dốc cao.
Chỉ nên tập luyện từ  15 – 20 phút mỗi ngày, tập quá lâu sẽ kích thích khởi phát cơn đau
Chỉ nên tập luyện từ  15 – 20 phút mỗi ngày, tập quá lâu sẽ kích thích khởi phát cơn đau
  • Cần khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập luyện để bôi trơn khớp, giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn. Tránh tình trạng cứng khớp dẫn đến chấn thương trong quá trình tập luyện.
  • Nếu bị đau nhức khi tập luyện, bạn nên ngừng tập và dành thời gian để nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau thuyên giảm hoàn toàn. Tuyệt đối không gắng sức tập luyện khi khớp gối đang bị đau nhức. Bạn có thể tiến hành chườm nóng và chườm linh để hỗ trợ giảm đau.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Tránh tình trạng tập luyện sai cách khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Khi bị tràn dịch khớp gối, ngoài đi bộ bạn vẫn có thể thực hiện các bài tập khác như bơi lội, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, yoga, đạp xe,…
  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường để tránh gây áp lực lên khớp gối. Chú ý vận động đúng tư thế để tránh các chấn thương không mong muốn. Ăn uống khoa học giúp bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cần loại bỏ đồ uống chứa cồn, chất kích thích, đồ ăn giàu chất béo,… ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày.

Như vậy, bị tràn dịch khớp gối ở mức độ nhẹ, bạn vẫn có thể đi bộ và tập thể dục để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Nhưng khi bệnh đã chuyển biến nặng, bạn cần hạn chế vận động để làm dịu triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android