Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì?
- Trẻ bị nổi mề đay khi tắm có thể sử dụng các loại lá như lá ngải cứu, lá chè xanh, lá khế, lá trầu không, lá kinh giới, lá mướp đắng, lá rau sam, lá ổi hoặc lá đơn đỏ để trị bệnh.
- Cách thực hiện bao gồm việc nấu nước từ các loại lá này và sau đó tắm trẻ trong nước nấu từ lá. Các loại lá này thường có tính chất chống vi khuẩn, chống viêm, và giảm ngứa, giúp làm dịu và chữa trị vết mề đay trên da của trẻ.
Giải đáp thắc mắc bé bị nổi mề đay có được tắm không?
Nổi mề đay là tình trạng da xuất hiện các nốt sần, sưng đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp phải hiện tượng trên, trong đó, bao gồm cả trẻ em. Bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa được phát triển toàn diện. Vì thế, các bé khó có thể chống lại được những tác nhân gây bệnh.
Theo dân gian, người xưa cho rằng khi bị mề đay, trẻ nhỏ cần phải kiêng nước, kiêng gió. Vậy nên có không ít người đã thắc mắc trẻ bị nổi mề đay có được tắm không. Thực tế trẻ em vẫn có thể tắm với nước ấm 1 lần/ngày trong vòng 15 phút khi bị mề đay. Việc làm này không chỉ giúp làm sạch cơ thể trẻ khỏi bụi bẩn mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh tốt hơn.
Ngoài việc dùng nước ấm, các mẹ cũng có thể nấu nước lá để tắm cho trẻ mề đay. Phương pháp này giúp cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa do mề đay vô cùng hiệu quả. Hơn thế, chúng còn có công dụng kháng khuẩn, làm sạch da, thúc đẩy quá trình hồi phục.
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì?
Tắm nước lá không chỉ giúp cơ thể bé sạch sẽ, loại bỏ các yếu tố gây bệnh mà còn giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và không gây tác dụng phụ trên da của trẻ.
Dưới đây là 9 loại lá phổ biến thường được dùng để trị mề đay ở trẻ em, bao gồm:
Dùng nước lá chè xanh
Trong Đông y, lá chè xanh có vị chát, đắng, tính mát, thanh nhiệt, tiêu viêm rất tốt. Vì vậy, chúng có khả năng làm giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa do mề đay hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong lá chè xanh chứa nhiều chất EGCG, quercetin hay flavonoid có thể làm dịu vùng da bị kích ứng, giảm viêm và phục hồi các tế bào tổn thương. Do đó, chè xanh thường được dùng làm nước tắm lá cho trẻ bị nổi mề đay.
Cách điều chế loại nước tắm lá chè xanh cụ thể như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, ngâm trong nước muối loãng 15 phút để sát khuẩn.
- Tiếp tục rửa sạch lá trà thêm 2 – 3 lần nước rồi vớt ra để ráo.
- Đun sôi 2 lít nước với lá chè xanh trong vòng 15 phút, sau đó lọc bỏ phần bã đi.
- Hòa thêm nước lạnh vào phần nước chè trên rồi tắm cho trẻ 1 lần mỗi ngày.
Lá ngải cứu
Lá ngải cứu có độ an toàn, lành tính cao nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm sử dụng khi trẻ bị mề đay. Không chỉ vậy, trong ngải cứu còn chứa một lượng lớn chất kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm. Đồng thời còn giúp tiêu sưng, giảm hiện tượng ngứa ngáy, làm dịu và mát da.
Để dùng nước lá ngải cứu trị mề đay, các mẹ có thể làm theo cách dưới đây:
- Rửa sạch 1 nắm lá ngải cứu rồi ngâm nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Sau đó đun sôi lá ngải cứu cùng 3 lít nước trong khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ phần bã, sử dụng nước tắm cho trẻ mỗi ngày sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy dần thuyên giảm.
Ngoài mẹo tắm nước lá cho trẻ, cha mẹ cũng có thể nấu canh ngải cứu hoặc cháo để chữa bệnh nổi mề đay do dị ứng hải sản ở bé. Đặc biệt là những trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng kèm đau bụng, tiêu chảy, nôn…
Lá khế
Lá khế có vị chua, tính bình giúp giảm ngứa, tiêu viêm, làm se da nhanh chóng. Vì vậy, nấu nước tắm từ lá khế sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng nổi mề đay ở con trẻ. Song, cách làm này vẫn chưa được kiểm chứng khoa học. Do đó, các bậc phụ huynh cần tham khảo qua ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cho con.
Dưới đây là các bước điều chế nước tắm trị mề đay cho trẻ từ lá khế:
- Làm sạch 2 nắm lá khế tươi, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Vò xát nhẹ lá khế, rồi bỏ vào nồi nấu cùng 3 lít nước trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng đỗ hỗn hợp ra thau, hòa thêm ít nước lạnh và tắm cho bé 1 lần/ngày.
Nấu nước lá kinh giới chữa bệnh mề đay
Lá kinh giới không chỉ có khả năng sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm, chúng còn có thể cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, các mẹ không nên bỏ qua mẹ chữa bệnh cho trẻ hữu ích này.
Mẹo nấu nước tắm lá kinh giới cho trẻ được thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 200g lá kinh giới rửa sạch, để ráo nước.
- Nấu lá cùng với 2 lít nước sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, hòa thêm một ít nước mát rồi tắm cho bé. Phần bã có thể dùng để chà nhẹ lên da trẻ nhằm làm giảm ngứa và viêm đỏ.
Tắm nước lá mướp đắng
Mướp đắng có công dụng giảm nhanh những nốt viêm đỏ, phù nề, đau nhức, ngứa ngáy trên da. Không những vậy, thảo dược này còn giúp phục hồi hiệu quả vùng da bị tổn thương, hỗ trợ tiêu viêm, giảm kích ứng nhờ vào thành phần giàu khoáng chất và vitamin. Do đó, cha mẹ nên sử dụng loại lá này để trị bệnh da liễu tại nhà cho con trẻ.
Cách nấu nước mướp đắng cụ thể như sau:
- Chuẩn bị một lượng vừa đỏ lá mướp đắng non, đem ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo.
- Đun sôi 2 lít nước cùng thảo dược trên trong thời gian từ 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
- Hòa thêm nước lạnh vào phần nước lá mướp đắng vừa đun để tắm cho trẻ.
- Mỗi ngày, các mẹ tắm cho con 1 lần với hỗn hợp trên sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Dùng lá trầu không
Lá trầu không có đặc tính tán hàn, khu phong, chống ngứa ngáy rất tốt. Vậy nên, lá trầu có thể đẩy lùi những triệu chứng khó chịu do nổi mề đay cực hiệu quả.
Bạn đọc có thể tham khảo cách nấu nước tắm lá trầu cho trẻ nhỏ đơn giản dưới đây:
- Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước sạch, sau đó thả lá trầu vào đun thêm khoảng 5 – 10 phút.
- Đổ phần nước này ra thau, pha thêm nước lạnh vào rồi tắm cho trẻ. Bạn có thể tận dụng phần bã xoa lên những khu vực da bị nổi mề đay của con.
- Tắm nước lá trầu không mỗi ngày sẽ giúp trẻ giảm cảm giác ngứa ngáy đáng kể.
Trẻ bị nổi mề đay tắm nước rau sam
Rau sam trong Đông y có đặc điểm vị chua, tính hàn, không chứa độc tố, giàu hàm lượng chất kháng sinh giúp giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm tốt. Vì thế, chúng được coi là mẹo dân gian chữa mề đay cho trẻ rất an toàn, hiệu quả.
Để áp dụng mẹo này, các mẹ hãy làm theo những bước sau đây:
- Rửa sạch 1 nắm rau sam sau đó ngâm nước muối 15 phút để loại bỏ vi khuẩn.
- Nấu nước sôi rồi thả rau sam vào, đun trong 5 phút rồi đỏ phần nước này ra thau.
- Hòa thêm nước lạnh để tắm cho bé hằng ngày đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.
- Ngoài ra, các mẹ cũng có thể giã nát rau sam lấy nước cốt thoa lên vùng da bị bệnh ở trẻ.
Điều chế nước lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ hay còn được biết đến với tên gọi lá tướng quân, có tính mát, vị đắng giúp giải độc cho cơ thể, giảm đau và lợi tiểu rất tốt.
Cách sử dụng lá đơn đỏ nấu nước như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
- Vò nát dược liệu rồi cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước trong vòng 5 phút.
- Tắt bếp, cho thêm ½ thìa muối, sau đó đổ ra thau hòa cùng một ít nước lạnh tắm cho bé.
- Mỗi ngày, các mẹ chỉ cần nắm nước lá đơn đỏ cho con 1 lần đến khi khỏi bệnh là được. Lưu ý, trong quá trình tắm, mẹ nên giữ nước ở nhiệt độ ấm sẽ tăng hiệu quả chữa trị.
Nước tắm từ lá ổi
Lá ổi có công dụng hạn chế và ngăn ngừa sự phát triển của Staphylococcus aureus. Chúng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh da liễu, bao gồm cả mề đay. Lượng tinh dầu trong loại lá này có khả năng kháng khuẩn, cải thiện nhanh các vấn đề về da. Đồng thời giảm ngứa, sưng rát và tiêu mụn nước nhanh chóng.
Cha mẹ có thể áp dụng cách nấu nước lá ổi chữa mề đay cho trẻ như sau:
- Làm sạch 1 nắm lá ổi non rồi ngâm vào nước mỗi loãng trong vòng 15 phút.
- Kế tiếp đun lá ổi cùng 2 lít nước dưới lửa nhỏ. Sau 10 phút thì đổ ra rau hòa cùng nước lạnh tắm cho bé.
- Các mẹ nên pha nước ấm để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Phần bã cũng có thể dùng xoa nhẹ lên vùng da mẩn ngứa để giảm sự khó chịu của trẻ.
Một vài lưu ý khi tắm nước lá chữa nổi mề đay ở trẻ
Ngoài việc quan tâm đến trẻ nên tắm lá gì khi bị nổi mề đay, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau khi điều trị cho con. Cụ thể:
- Mẹo trị nổi mề đay bằng nước lá chỉ nên áp dụng với những trẻ từ 5 tuổi trở lên. Hoặc những bé bị ngứa ngáy ở mức độ nhẹ, mề đay cấp. Nếu bệnh có triệu chứng nặng hơn, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
- Các mẹ cần vệ sinh cẩn thận những nguyên liệu được dùng làm nước tắm. Không nên sử dụng thảo dược đã bị nhiễm thuốc trừ sâu, chất hóa học có hại… Bởi chúng sẽ gây kích ứng trên da của trẻ.
- Chú ý nhiệt độ khi pha nước tắm lá cho bé, đảm bảo nước đủ ấm. Tránh việc để nước quá lạnh hoặc quá nóng khiến bé bị bỏng da hoặc cảm lạnh.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, côn trùng, bụi…
- Giữ ấm cơ thể bé khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Đồng thời giữ không gian sống, sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên vệ sinh đồ đạc trong nhà. Nhất là đồ chơi của trẻ để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Các mẹ nên cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày. Điều đó sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ đào thảo độc tố ra bên ngoài cơ thể trẻ.
Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?
Trong trường hợp trẻ tắm nước lá những tình trạng mề đay không cải thiện, đồng thời xuất hiện những dấu hiệu sau bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Trẻ bị co thắt, sưng cổ họng hoặc lưỡi.
- Trẻ khó khăn khi thở, nuốt, khò khè.
- Mạch của trẻ bị yếu, nhanh bất thường.
- Bé ngất xỉu hoặc cảm thấy hoa mắt chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Da dính, chảy mủ.
Trên đây là những loại nước lá rất tốt cho làn da của trẻ khi bị nổi mề đay, cha mẹ có thể cho bé tắm để cải thiện triệu chứng bệnh. Phương pháp này mặc dù đảm bảo độ an toàn, lành tính lại rất đơn giản, song chúng chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, mới mắc bệnh. Nếu trẻ có biểu hiện mẩn ngứa dữ dội thì cha mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế áp dụng cách điều trị chuyên sâu.