Uống Nước Chanh Hạ Axit Uric Thật Không?
- Uống nước chanh có thể giúp hạ axit uric nhưng không mang lại hiệu quả đáng kể.
- Những người có tiền sử bị bệnh thận, tiêu chảy cần hạn chế sử dụng nước chanh
Uống nước chanh hạ axit uric có đúng không?
Uống nước chanh có thể hỗ trợ hạ axit uric nhưng không hiệu quả không đáng kể. Lý do bởi:
- Nước chanh có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa axit trong cơ thể, bao gồm axit uric.
- Chanh giàu vitamin C, có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Nước chanh giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải axit uric qua đường bài tiết.
Tuy nhiên, hiệu quả hạ axit uric của nước chanh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mức độ axit uric: Nước chanh có thể hiệu quả với người có axit uric cao nhẹ. Tuy nhiên, với người có axit uric cao nặng, cần kết hợp nhiều biện pháp khác.
- Lượng nước chanh: Uống quá nhiều nước chanh có thể gây hại cho men răng và dạ dày.
- Sức khỏe tổng thể: Người có bệnh lý nền như sỏi thận, tiêu chảy cần thận trọng khi uống nước chanh.
Cách pha nước chanh để hạ axit uric
Nước chanh nguyên chất
- Chuẩn bị một quả chanh rồi vắt lấy nước cốt
- Pha loãng cốt chanh với nước lọc hoặc nước ấm
- Có thể thêm một ít mật ong, đường cỏ ngọt hoặc hương bạc hà nếu muốn (không nên thêm đường).
- Mỗi ngày uống 2 cốc, mỗi lần 1 cốc nước chanh
Nước chanh sả gừng
- Sả và gừng làm sạch
- Đun một nồi nước và cho sả đập dập vào đun đến khi sôi, tiếp tục cho gừng vào đun thêm vài phút
- Đợi nước nguội bớt thì cho thêm nước cốt chanh hoặc một ít mật ong vào khuấy đều
- Dùng ấm hoặc pha với một 1- 2 lít nước để uống dần trong ngày
Nước chanh táo
- Chuẩn bị 1 quả táo đỏ, 1 quả chanh, 1 thanh quế, và một ít lá bạc hà.
- Rửa sạch táo và lá bạc hà, ngâm nước muối loãng.
- Thái lát táo, vắt lấy nước cốt chanh.
- Cho tất cả nguyên liệu vào bình, đổ nước lọc vào và để qua đêm.
- Có thể thay thế bằng cách: thái lát táo, đun với nước và quế trong 20 phút, lọc lấy nước, vắt chanh và pha cùng.