Vi Khuẩn Hp có nguy hiểm không?
- H.pylori là loại vi khuẩn có thể gây loét dạ dày tá tràng và viêm dạ dày.
- Các triệu chứng bao gồm đau bụng âm ỉ hoặc nóng rát, sụt cân hoặc nôn ra máu.
- Loét do H-pylori gây ra thường được điều trị bằng sự kết hợp giữa kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton.
Vi khuẩn HP là gì?
Helicobacter pylori ( H. pylori ) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày con người. Nó có thể gây lở loét dạ dày tá tràng và viêm dạ dày. Ở một số người, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày (hiếm gặp).1
Nhiễm H.pylori khá phổ biến, chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Khoảng 2/3 dân số thế giới vi khuẩn hp trong cơ thể. Nhiễm trùng dễ xảy ra nhất ở trẻ em sống trong điều kiện đông đúc và khu vực có điều kiện vệ sinh kém.
Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Các biến chứng liên quan đến nhiễm H. pylori bao gồm:2
- Loét dạ dày: H. pylori có thể làm tổn thương lớp màng bảo vệ dạ dày và ruột non. Điều này có thể tạo điều kiện cho axit dạ dày tạo ra vết loét hở (loét). Khoảng 10% số người nhiễm H. pylori sẽ bị loét dạ dày.
- Viêm niêm mạc dạ dày. Nhiễm H. pylori có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây kích ứng và sưng tấy (viêm dạ dày).
- Ung thư dạ dày: Nếu bạn bị nhiễm H. pylori , bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày sau này.
H.pylori có lây không?
Có, H. pylori có thể lây từ người này sang người khác. H. pylori được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám trên răng và phân. Nhiễm trùng có thể lây lan qua hôn hoặc truyền vi khuẩn từ tay của những người chưa rửa kỹ sau khi đi tiêu.3
Các nhà khoa học cho rằng H. pylori cũng có thể lây lan qua nước và thực phẩm bị nhiễm H. pylori .
Triệu chứng H.pylori
Hầu hết trẻ em bị nhiễm H. pylori không có triệu chứng. Chỉ có khoảng 20% là có triệu chứng.
Các triệu chứng và dấu hiệu (nếu có) là những triệu chứng phát sinh từ viêm dạ dày hoặc loét dạ dày bao gồm:
- Đau âm ỉ hoặc nóng rát ở dạ dày (thường xảy ra vài giờ sau khi ăn và vào ban đêm). Cơn đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ và có thể tái phát trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Giảm cân không lý do
- Đầy hơi .
- Buồn nôn và nôn ra máu
- Khó tiêu
- Ợ hơi.
- Ăn không ngon
- Có máu trong phân
Cách điều trị vi khuẩn H.pylori
Nếu được chẩn đoán mắc H. pylori, người bệnh không dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen và naproxen để giảm đau vì chúng có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày.
Các vết loét do H. pylori có thể được điều trị bằng cách kết hợp giữa kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit.
- Thuốc kháng sinh: Thông thường hai loại thuốc kháng sinh được kê đơn. Trong số các lựa chọn phổ biến là amoxicillin, clarithromycin (Biaxin®), metronidazole (Flagyl®) và tetracycline.
- Thuốc ức chế bơm proton: Các thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng bao gồm lansoprazole (Prevcid®), omeprazole (Prilosec®), pantoprazole (Protonix®), rabeprazole (Aciphex®) hoặc esomeprazole (Nexium®).
- Bismuth subsalicylate: Loại thuốc này được thêm vào cùng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thời gian điều trị có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Khi các vi khuẩn đã biến mất, để tránh tình trạng nhiễm khuẩn trở lại, người bệnh nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và vệ sinh sạch sẽ. Nếu vẫn có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn có thể cần dùng thêm một đợt kháng sinh khác.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp
Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm H. pylori, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Uống nước sạch và sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến thức ăn.
- Rửa tay kỹ (20 giây) bằng xà phòng và nước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không ăn thực phẩm nếu chưa được nấu chín kỹ
- Một nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và hạt có nguy cơ nhiễm H. pylori thấp hơn. Nhưng những người có chế độ ăn nhiều carbohydrate, ngũ cốc và thịt chế biến sẵn, đường và muối có nhiều khả năng bị nhiễm H. pylori hơn .
Theo đó người bệnh nên tránh để vi khuẩn tồn tại lâu trong dạ dày gây tổn thương đến cơ quan này và kích thích khởi phát nhiều bệnh lý nguy hiểm.