Viêm Khớp Háng Uống Thuốc Gì?
Viêm khớp háng uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó, một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp háng như: Thuốc giảm đau, thuốc sinh học, thuốc chống thấp khớp, thuốc giảm đau gây nghiện Opioid, NSAID. Tuỳ vào tình trạng cụ thể của người bệnh bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp và đưa ra lời khuyên hữu ích.
Viêm khớp háng uống thuốc gì?
Tùy từng trường hợp bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc chữa viêm khớp háng phù hợp. Thông thường, đối với trường hợp bệnh nhẹ, dấu hiệu mới khởi phát bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau, chống viêm.
Dưới đây là TOP thuốc đặc trị viêm khớp háng hiệu quả, thường được sử dụng nhất hiện nay.
Nhóm thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có công dụng chính là hạn chế tần suất xuất hiện các cơn đau và cường độ đau, đặc biệt không tạo cảm giác buồn ngủ cho bạn.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn thuốc giảm đau cho phù hợp trong quá trình điều trị viêm khớp háng. Một số cái tên nổi bật nhất phải kể đến là: Tolmetin, Ketoprofen, Ibuprofen, Meloxicam hay Celecoxib,…
Tác dụng chính của thuốc là khả năng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Những loại thuốc này còn giúp ngăn chặn cơ thể sản xuất prostaglandin thông qua việc ức chế các enzyme cyclooxygenase.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tình trạng dị ứng (phát ban, mề đay, khó thở), gây tình trạng rối loạn đông máu. Nếu sử dụng thuốc trị viêm khớp háng quá liều lượng còn có thể gây say thuốc, ù tai, suy giảm chức năng gan hay viêm loét dạ dày – tá tràng.
Chống chỉ định: Thuốc giảm đau điều trị viêm khớp háng không dành cho người bệnh bị:
- Máu khó đông.
- Người bị dị ứng với thành phần có trong thuốc uống.
- Người mắc suy gan, suy thận, loét dạ dày.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối và đang trong giai đoạn cho con bú.
Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioid
Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioid cũng được người bệnh sử dụng phổ biến. Tuy nhiên vì có tính chất đặc biệt nên bạn sẽ cần đến sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc này thường được dùng trong trường hợp viêm khớp háng mãn tính kèm cơn đau dai dẳng. Một số cái tên nổi bật nhất phải kể đến morphin, pethidin, codeine, alfentanil hay fentanyl,…
Các thuốc này tác động lên thần kinh trung ương, từ đó ngăn ngừa quá trình truyền dẫn các xung động thần kinh của khớp viêm lên não bộ. Vì vậy bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức khó chịu như trước đây nữa.
Tác dụng phụ: Gây cảm giác buồn ngủ, buồn nôn, chóng mặt, suy hô hấp hay táo bón. Sau một thời gian dài sử dụng không có sự giám sát của bác sĩ, bạn có thể bị nghiện thuốc, tạo cảm giác hưng phấn hay ảo giác,..
Chống chỉ định: Những loại thuốc này không dành cho người mắc các bệnh về đường hô hấp, suy gan nặng hay chấn thương sọ não, đau bụng cấp. Đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú,…
Nhóm thuốc chống thấp khớp
Thuốc trị viêm khớp háng dạng thấp khớp cũng là cái tên phổ biến hiện nay. Nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm hay DMARD được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng theo đơn.
DMARD có tác dụng làm chậm hoặc ngăn chặn toàn bộ viêm nhiễm bằng cách quá trình miễn. Từ đó khiến quá trình miễn dịch của cơ thể bị gián đoạn và có thể kết hợp được với các loại thuốc khác.
Một số loại thuốc DMARD trị viêm khớp háng phổ biến nhất có thể kể đến như: Hydroxychloroquine sulfate, Xeljanz hay Methotrexate,…
Tác dụng chính của thuốc là ức chế hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, từ đó giúp giảm đau, loại bỏ tình trạng sưng viêm với bệnh nhân viêm khớp háng dạng thấp.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, ho, sốt hay nhiễm trùng đường hô hấp,…
Chống chỉ định: Người bị lao phổi, có tiền sử bị cao huyết áp, loãng xương, tiểu đường, loãng xương,…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kê đơn
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) kê đơn là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, trong đó có viêm khớp háng.
Thuốc NSAID kê đơn hoạt động bằng cách ức chế cyclooxygenase (COX), đây một enzyme tạo ra prostaglandin. Prostaglandin là những chất gây viêm, đau và sốt. Một số loại NSAID thường được bác sĩ chỉ định như: Celecoxib, Diclofenac, Naproxen…
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá (loét dạ dày, tiêu chảy, xuất huyết), tim mạch (suy tim, đau tim, đột quỵ), thận (tổn thương thận ở những người có bệnh nền), hoặc nhức đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt.
Chống chỉ định: NSAID không dành cho người có bệnh thận, tiền sử đau tim, đột quỵ, mắc bệnh tiêu hoá, bệnh thận, phụ nữ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thuốc sinh học
Đây là một trong những loại thuốc điển hình được chỉ định trong quá trình điều trị viêm khớp háng. Thuốc hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu các protein cụ thể trong hệ thống miễn dịch, từ đó giảm đau, viêm, cải thiện chức năng khớp.
Một số loại thuốc sinh học thường được chỉ định như: Adalimumab, Certolizumab pegol, Etanercept.
Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc sai cách có thể gây nên các phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, sưng cổ họng hoặc mặt, nhiễm trùng, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu…
Chống chỉ định: Thuốc không dành cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị bệnh tim nặng, bệnh nhân ung thư và nhiễm trùng.
Lưu ý: Tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống thuốc, liệu trình,… để tránh tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Thận trọng khi sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc, bởi nó có thể gây tương tác thuốc.
Các biện pháp giảm đau và cải thiện khớp háng khác
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể giảm đau cũng như cải thiện khớp háng tại nhà bằng các phương pháp sau:
- Bài tập vật lý trị liệu: Kéo dãn cơ gập hông/duỗi hông, xoay hông, nâng cao đùi, duỗi thẳng chân, đi bộ… là các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tốt phạm vi hoạt động của khớp háng.
- Kiểm soát cân nặng: Giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên khớp háng, từ đó các cơn đau sẽ được thuyên giảm đáng kể.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Đây là cách đơn giản để giảm nhanh cơn đau, viêm khớp háng.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ: Bạn có thể dùng gậy, nạng hoặc xe lăn để quá trình di chuyển dễ dàng hơn, hạn chế các cơn đau.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các loại thuốc điều trị viêm khớp háng. Hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên, bạn đã chọn được hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt và dẻo dai mỗi ngày!