Đau Khớp Háng Sau Sinh
Đau khớp háng sau sinh gây ra triệu chứng đau nhức âm ỉ kéo dài khiến chị em cảm thấy rất khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chị em cần xác định rõ để có thể đưa ra biện pháp xử lý cho phù hợp. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng này, chị em có thể theo dõi để hiểu rõ hơn.
Định nghĩa
Đau khớp háng xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu xương tại khớp háng bị tổn thương hoặc lão hóa. Khi gặp phải tình trạng này, bạn phải đối mặt với triệu chứng đau nhức và sưng phù ở vùng bẹn. Ở một số trường hợp, cơn đau sẽ lan rộng xuống đùi và toàn bộ chân.
Chuyên gia cho biết, tình trạng đau khớp háng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 20% phụ nữ gặp phải tình trạng này sau thời gian mang bầu.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây đau khớp háng sau sinh có thể kể đến là:
+ Sự thay đổi của cơ thể: Cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn trong khoảng thời gian mang thai. Lúc này, cơ thể sẽ tăng tiết hormone relaxin để nới lỏng dây chằng và khớp xương, tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh, cơ thể mẹ cũng cần có một khoảng thời gian nhất định để trở về trạng thái cân bằng ban đầu. Chính vì thế, cảm giác đau nhức khớp háng khi mang thai vẫn tiếp tục diễn ra kéo dài cho đến khi sau sinh.
+ Thiếu hụt dưỡng chất: Đau khớp háng sau sinh cũng có thể là hệ quả của việc cơ thể bị thiếu hụt các thành phần dưỡng chất cần thiết. Điển hình nhất là canxi, vitamin D và vitamin B12. Nếu cơ thể bị thiếu các dưỡng chất này khi mang thai và sau khi sinh sẽ gây ảnh hưởng đến xấu đến các cơ quan như dây thần kinh, sụn đệm, dây chằng,… Lúc này, bạn phải đối mặt với tình trạng đau mỏi kèm theo tê nhức ở vùng khớp háng và vùng hông.
+ Tăng cân quá nhiều: Tăng cân là tình trạng mà chị em nào cũng gặp phải khi mang thai do cơ thể phải hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn để đi nuôi em bé. Nếu bị tăng cân quá mức trong quá trình mang thai sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe đối với chị em sau khi sinh, điển hình là đau khớp háng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trọng lượng cơ thể đã gia tăng áp lực lên khớp háng.
+ Ít vận động: Nếu chị em có thói quen lười vận động trong thời gian mang thai sẽ rất dễ gặp phải tình trạng đau khớp háng sau khi sinh. Thói quen này đã khiến cho khớp háng không được thư giãn mà phải chịu áp lực trong khoảng thời gian khá dài. Đồng thời, việc hạn chế vận động còn làm giảm lượng máu lưu thông đến khớp háng. Chính điều này đã tạo cơ hội cho cơn đau khởi phát ở vùng khớp háng sau khi sinh.
+ Tầng sinh môn bị co lại: Khi gần sinh, tầng sinh môn sẽ giãn nở rộng để em bé có thể chào đời thuận lợi hơn. Sau khi đã quá trình sinh nở, tầng sinh môn sẽ bước vào giai đoạn co lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhức khó chịu ở vùng khớp háng sau khi sinh.
+ Bệnh lý xương khớp: Đau khớp háng sau sinh cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, các bệnh lý này thường xuất hiện trước khi bạn mang thai và trở nên tồi tệ hơn sau khi kỳ sinh nở kết thúc. Các bệnh lý đó là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp háng, viêm dây chằng háng, viêm bao hoạt dịch khớp háng,…
Chăm sóc tại nhà
Nếu bị đau khớp háng sau sinh, mẹ bỉm cũng nên chú ý đến việc chăm sóc tại nhà. Chăm sóc đúng cách sẽ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng đau nhức khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Vận động thể chất đều đặn mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn máu và trao đổi chất. Từ đó, sức khỏe tổng thể của mẹ sẽ được cải thiện đáng kể và triệu chứng đau nhức tại khớp cũng dần thuyên giảm. Tuy nhiên, mẹ bỉm chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ dưới nước, yoga,…
- Nằm nghỉ ngơi đúng tư thế cũng đóng vai trò rất quan trọng đến quá trình phục hồi khớp háng sau sinh. Tư thế nghỉ ngơi được bác sĩ khuyến khích áp dụng là nằm ngửa và kê gối dưới khuỷu chân, tránh nằm nghiêng trong thời gian dài khiến khớp háng bị đè nén nhiều.
- Đau khớp háng sau sinh cũng có thể xảy ra do bạn bị thiếu chất. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bỉm cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân. Các loại thực phẩm bạn nên tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày là rau màu xanh đậm, quả mọng, thịt cá,…
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ khi bị đau khớp háng sau sinh. Thói quen này sẽ gia tăng áp lực lên xương khớp háng và vùng thắt lưng, điều này đã gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các cơ quan này.
Câu hỏi thường gặp
Đau khớp háng sau sinh nguy hiểm không?
Đau khớp háng sau sinh không phải là vấn đề xương khớp nguy hiểm, tình trạng này xảy ra chủ yếu là do những thay đổi của cơ thể trong thời gian thai kỳ. Thông thường, cơn đau chỉ diễn ra kéo dài từ 6 – 8 tuần rồi thuyên giảm dần nếu được chăm sóc đúng cách.
Với những trường hợp nặng, nếu không xử lý sẽ chuyển biến sang giai đoạn mãn tính gây đau nhức dai dẳng, làm gia tăng nguy cơ teo cơ đùi mông. Nguy hiểm hơn có thể gây tàn tật và mất khả năng di chuyển. Một số vấn đề có thể phát sinh khi bị đau khớp háng sau sinh là:
- Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào ban đêm sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bỉm. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của mẹ.
- Gây khó khăn khăn thực hiện một số cử động thông thường như đi lại, đứng lên, đưa chân sang ngang hoặc nhấc lên cao,… Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động và cản trở việc chăm sóc con cái.
- Đau nhức diễn ra kéo dài là dấu hiệu cho thấy khớp háng đang bị viêm sưng. Nếu không xử lý sẽ tạo điều kiện cho một số bệnh lý khác khởi phát và ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Triệu chứng
Đau khớp háng sau sinh là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Dựa vào yếu tố cơ địa của mỗi người mà mức độ đau nhức cũng như thời gian phục hồi sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện của tình trạng đau khớp háng sau sinh bạn có thể dựa vào đây để nhận biết:
- Đau nhức âm ỉ ở vùng khớp háng rồi lan rộng đến vùng bẹn, đôi khi sẽ xuất hiện cơn đau nhói buốt như điện giật. Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mẹ bỉm ngồi một chỗ trong thời gian dài hoặc vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Cơn đau khớp háng có thể xảy ra ngay cả khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường xảy ra ở những người đã bị đau khớp háng khi mang thai hoặc tiền sử đau khớp háng trước khi mang thai.
- Sức mạnh chân suy giảm đáng kể khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đứng thẳng người, nâng chân, leo cầu thang bộ, ngồi xổm…
- Có cảm giác tê rần kéo dài từ vùng háng đến bắp đùi, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm.
Các triệu chứng này có thể tự thuyên giảm nếu bạn chăm sóc đúng cách và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Nhưng nếu cơn đau diễn ra kéo dài hơn 1 tháng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Điều trị
Khi bị đau khớp háng sau sinh, bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được hướng dẫn xử lý đúng cách. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân bằng cách kiểm tra triệu chứng lâm sàng và yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm chuyên khoa cần thiết. Các xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện là xét nghiệm hình ảnh và sinh thiết hoạt dịch.
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, chị em có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh thông qua các phương pháp sau đây:
Sử dụng bài thuốc dân gian
Khi bị đau khớp háng sau sinh, chị em nên sử dụng các bài thuốc lưu truyền trong dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh. Đây là mẹo trị bệnh có độ an toàn cao và không phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹo trị bệnh này mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần phải áp dụng đều đặn trong một khoảng thời gian khá dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bạn có thể tham khảo:
+ Chườm hỗn hợp muối và ngải cứu: Rửa sạch khoảng 100 gram lá ngải cứu tươi rồi để cho ráo nước. Đem ngải cứu đi rang nóng cùng với 1 thìa muối trắng. Bọc hỗn hợp trên trong một chiếc khăn mỏng rồi dùng để chườm trực tiếp lên vùng khớp háng bị đau nhức từ 10 – 15 phút là được.
+ Bôi rượu đinh lăng: Chuẩn bị 1 củ rễ đinh lăng, đem sơ chế sạch sẽ rồi cắt thành khúc ngắn. Xếp đinh lăng vào bình thủy tinh sạch rồi đổ 200ml rượu trắng có nồng độ cồn vào. Đậy kín nắp bình rồi đặt ở nơi khô thoáng. Ngâm dược liệu trong khoảng 2 tuần là có thể dùng. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần lấy rượu đinh lăng để thoa trực tiếp lên khu vực đau nhức rồi tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng.
+ Ngâm nước lá lốt: Lá lốt sau khi thu hái về đem rửa sạch sẽ bụi bẩn bám quanh rồi để ráo. Cho lá lốt vào nồi, đổ nước vào xâm xấp mặt lá rồi bắc lên bếp đun sôi. Đun trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, đổ nước ra chậu rồi pha thêm một ít nước lạnh vào cho nguội bớt, sử dụng nước này để tắm hoặc ngâm mình. Áp dụng mẹo trị bệnh này đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
Dùng thuốc Tây y theo đơn kê
Dùng thuốc Tây y điều trị đau khớp háng sau sinh là phương pháp không được ưu tiên áp dụng vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nhưng nếu cơn đau xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, mẹ bỉm có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường để cải thiện. Điển hình nhất là acetaminophen.
Thành phần dược tính trong thuốc acetaminophen khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp mẹ bỉm cảm thấy dễ chịu hơn. Loại thuốc này thường được điều chế dưới dạng viên nén nên rất tiện lợi khi sử dụng, không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị.
Nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để cải thiện triệu chứng của bệnh. Việc uống thuốc vô tội vạ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như chất lượng sữa, điều này cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Phòng ngừa
Đau khớp háng sau sinh là tình trạng mà rất nhiều mẹ bỉm gặp phải. Để phòng tránh tình trạng này thì bạn cần phải chú ý đến những vấn đề sau đây trong giai đoạn thai kỳ:
- Tập thể dục trong thời gian mang bầu với cường độ vừa phải giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và tránh gây khó chịu cho em bé. Ví dụ như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp,…
- Kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức hợp lý và tăng cân theo chuẩn. Tốt nhất, mẹ chỉ nên nạp thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong khoảng thời gian mang thai. Việc ăn quá nhiều sẽ gây tăng cân mất kiểm soát và ảnh hưởng không tốt đến hệ xương khớp sau sinh.
- Sử dụng giày đế bệt và làm bằng chất liệu mềm để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Có thể sử dụng thêm đai hỗ trợ khi mang thai để giảm áp lực mà trọng lượng cơ thể tác động lên khớp háng.
- Chú ý đến các tư thế nghỉ ngơi và vận động khớp háng đúng cách. Nếu xuất hiện cơn đau trong thời điểm mang thai, mẹ bầu có thể tiến hành massage với chuyên gia để cải thiện và cảm thấy dễ chịu hơn.
Câu hỏi thường gặp
Viêm khớp háng uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo đó, một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm khớp háng như: Thuốc giảm đau, thuốc sinh học, thuốc chống thấp khớp, thuốc giảm đau gây nghiện Opioid, NSAID. Tuỳ vào tình trạng cụ thể của người bệnh bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp và đưa ra lời khuyên hữu ích.
Xem chi tiết