Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không?
Viêm loét dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng điều quan trọng là cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo sức khỏe.
Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.
Thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày xảy ra khi các vết loét phát triển ở niêm mạc bên trong dạ dày hoặc phần trên của ruột non (tá tràng). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid thời gian dài.
Bên cạnh đó, căng thẳng, lo lắng, chế độ ăn uống nhiều thực phẩm cay, có thể khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện và triệu chứng phổ biến của viêm loét dạ dày bao gồm:
- Đau dạ dày hoặc đau thượng vị;
- Đầy hơi, chướng bụng hoặc thường xuyên ợ hơi;
- Không thể dung nạp thức ăn béo;
- Ợ nóng;
- Buồn nôn hoặc trào ngược dạ dày.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, viêm loét dạ dày có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Nôn ra máu hoặc chất nôn có màu đen như bã cà phê;
- Đại tiện ra máu đỏ sẫm hoặc phân hắc ín;
- Khó thở;
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Thay đổi cân nặng.
Người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan đến tình trạng viêm loét dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?
Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, có thể gây đau đớn, khó chịu nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hầu hết các trường hợp, bệnh được chữa khỏi thành công bằng cách ngừng sử dụng thuốc chống viêm không steroid, loại bỏ vi khuẩn Hp cũng như áp dụng các liệu pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Mặc dù viêm loét dạ dày thường có thể chữa khỏi, tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:
- Xuất huyết tiêu hóa dẫn đến thiếu máu, choáng váng và ngất xỉu;
- Thủng dạ dày, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khoang bụng (viêm phúc mạc);
- Tắc nghẽn đường tiêu hóa, dẫn đến nôn, ho và giảm cân do cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng;
- Ung thư dạ dày, đặc biệt là ở người bệnh viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn H.pylori.
Để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, người bệnh nên có kế hoạch cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể.
Các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những vấn đề đường tiêu hóa phổ biến nhất. Theo ước tính có khoảng 5 – 10% dân số trải qua các triệu chứng bệnh ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, viêm loét dạ dày không nghiêm trọng và có thể được điều trị với một số biện pháp như:
1. Thuốc điều trị viêm loét dạ dày Tây y
Có nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được chỉ định để cải thiện các triệu chứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Dưới đây là một số thuốc tiêu biểu:
- Thuốc kháng acid: Các loại thuốc kháng acid, chẳng hạn như Carbonate canxi và Carbonate monosodique, có thể hỗ trợ giảm đau tạm thời bằng cách trung hòa acid dạ dày. Bên cạnh đó thuốc cũng có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng ngừa các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thuốc tạo màng bọc: Các loại thuốc tạo màng bọc có thể tạo một chất kết dính ở dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các vết loét. Thuốc cũng có tác dụng trung hòa acid và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn H.pylori. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm bao gồm Silicate Al hoặc Silicate Mg.
- Bismuth subsalicylate: Đây là loại thuốc không kê đơn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống lại vi khuẩn Hp. Thuốc có sẵn ở dạng viên nén, dạng nhai hoặc dạng lỏng mà không cần toa thuốc của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chi định sử dụng ngắn hạn trong 2 tuần để tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm amoxicillin, metronidazole, levofloxacin hoặc clarithromycin. Kháng sinh có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu hoặc chán ăn. Ngoài ra, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thuốc chẹn H2: Thuốc chẹn H2 là một chất ức chế acid dạ dày, chẳng hạn như Tagamet, Zantac và Pepcid, có thể làm giảm lượng acid dạ dày bằng cách ngăn ngừa hoạt động của histamine. Điều này giúp giảm đau hiệu quả và phòng ngừa hình thành các vết loét mới.
- Chất ức chế bơm proton: Các chất ức chế bơm proton cơ thể làm giảm quá trình sản xuất acid và hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày. Các loại thuốc phổ biến chẳng hạn như Prilosec và Prevacid.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid nhưng không ức chế khả năng giải phóng acid dạ dày. Hai chất bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến là Carafate và Cytotec.
Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và có kế hoạch điều trị phù hợp.
2. Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà
Bên cạnh các loại thuốc, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể những biện pháp mà Vietmec tổng hợp được như:
Các biện pháp phổ biến thường bao gồm:
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể kiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên học cách kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền, yoga, tập Thái cực quyền hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá đã được chứng minh là có thể làm chậm quá trình làm lành vết loét dạ dày và có thể khiến các vết loét tái phát. Do đó, nếu hút thuốc người bệnh nên cố gắng bỏ thuốc. Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người hút thuốc lá để tránh hút thuốc lá thụ động.
- Tránh uống rượu: Rượu có thể ức chế quá trình làm lành vết loét và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vì rượu có thể làm tăng khả năng sản xuất acid trong dạ dày, kích ứng vết loét, khiến vết loét lan rộng và dẫn đến đau đớn dữ dội. Rượu cũng có thể làm giãn các cơ vòng ở thực quản dưới, gây trào ngược dạ dày.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Những người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh tiêu thụ thức ăn cay, béo, nhiều acid, chẳng hạn như cà phê, sữa, đồ uống có cồn và đồ chiên rán. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, sữa chua, thực phẩm lên men, dầu ô liu, nho, anh đào, quả việt quất, mâm xôi, dâu tây, để bảo vệ dạ dày và phòng ngừa các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Phẫu thuật điều trị
Phẫu thuật loét dạ dày thường không phổ biến, tuy nhiên có thể được chỉ định khi bệnh loét dạ dày gây chảy máu nghiêm trọng hơn không đáp ứng các biện pháp không phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ có thể sửa chữa các tổn thương ở dạ dày do vết loét gây ra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua nội soi hoặc mở bụng truyền thống.
Các thủ thuật này có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Gây trì hoãn tiêu hóa;
- Đau đớn;
- Buồn nôn và nôn;
- Nôn ra máu;
- Có máu trong phân;
- Chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể dẫn đến thay đổi nhu động ruột, chẳng hạn như chứng liệt dạ dày, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy hoặc các vấn đề khác. Do đó, trước khi phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát
Viêm loét dạ dày là bệnh đường tiêu hóa phổ biến, có thể tái phát sau khi điều trị nếu người bệnh không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Do đó, để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Ăn sáu bữa nhỏ thay vì ba bữa ăn lớn, điều này có thể giảm áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa các tổn thương khác.
- Không ăn hoặc uống trước khi đi ngủ ít nhất là hai giờ. Nếu cần nghỉ ngơi sau khi ăn, người bệnh nên nằm trên ghế tựa, tránh nằm xuống trên giường. Nằm ngay sau khi ăn có thể khiến thức ăn trong dạ dày ép mạnh hơn vào cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến trào ngược và tăng sản xuất acid dạ dày.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều acid, chẳng hạn như trái cây họ cam, quýt, để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
- Tránh uống rượu bởi vì rượu có thể làm tăng acid dạ dày, dẫn đến kích ứng các vết loét và khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
- Không hút thuốc lá, bởi vì thuốc lá có thể kích thích sản xuất acid dạ dày, làm chậm quá trình chữa lành hoặc khiến vết loét tái phát.
- Sử dụng các loại thuốc thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Thường xuyên tập thể dục, yoga hoặc Thái cực quyền có thể giảm căng thẳng lên dạ dày.
- Dành thời gian thư giãn, chẳng hạn như thiền, hít thở sâu, nghe nhạc, đọc sách hoặc trò chuyện với người trong gia đình.
- Tránh mặc quần áo chật, đặc biệt là các loại quần áo gây áp lực lên phần bụng. Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi để thoải mái sau bữa ăn.
Viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên giảm mức độ căng thẳng, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh uống rượu và một số loại thuốc để giúp các vết loét nhanh lành.