Cua Đỏ Ăn Được Không?

Ở Việt Nam, cua đỏ hoàn toàn có thể ăn được và thường được chế biến thành nhiều món ăn cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, không nên ăn cua sống, cua chết, uống trà, ăn hồng.... sau khi ăn cua để tránh rước bệnh vào thân.

Cua đỏ hay còn gọi là cua nữ hoàng, loài này tuy có vỏ ngoài xù xì nhưng lại có màu sắc rực rỡ, lộng lẫy. Ở Việt Nam, cua đỏ xuất hiện rất nhiều tại vùng biển Nha Trang và các hòn đảo ngoài khơi. Vậy cua đỏ ăn được không? Khi ăn cua cần lưu ý gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề này.

Cua đỏ ăn được không?

Cua đỏ hay còn gọi là cua nữ hoàng, có tên khoa học là Etisus splendidus. Đây là loài cua có vỏ ngoài xù xì nhưng có màu đỏ rực rỡ, lộng lẫy…

Vùng phân bố của chúng là ở một số hòn đảo như Honolunu, Fuji của Nhật Bản, đảo Hawaii, đảo Madagascar của Châu Phi, một số đảo nhỏ thuộc Đài Loan, Trung Quốc… Riêng ở Việt Nam, loài cua đỏ này xuất hiện xung quanh khu vực thuộc đảo Phú Quý, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Cua đỏ ăn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Cua đỏ ăn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Ở Việt Nam, cua đỏ là một loại thủy hải sản được đánh bắt khá nhiều và chế biến thành những món ăn cực kỳ hấp dẫn, là nguồn cung cấp thực phẩm khá lớn cho các du khách khi đến thăm các thành phố ven biển. Vì vậy với thắc mắc cua đỏ ăn được không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. 

Do đặc điểm về hương vị của loại cua này là thịt rất thơm, không tanh, có nhiều thịt, vị ngọt đậm đà nên khá thích hợp để chế biến thành các món như lẩu, hấp, nấu riêu, rang me, nướng. Đây đều là những món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách khi đến tham quan tại đảo Phú Quý hoặc các quán ăn chuyên về hải sản lạ.

Ăn cua cần lưu ý gì để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe?

Cua đỏ là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cực cao cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này nếu không muốn rước thêm bệnh vào người:

  • Không uống trà sau khi ăn cua

Không nên uống trà ngay sau khi ăn cua bởi nước trà có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ khiến cho một số thành phần dinh dưỡng của cua bị đặc lại, không có lợi cho việc tiêu hóa, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng đau bụng đi ngoài.

Không nên uống trà sau khi ăn cua
Không nên uống trà sau khi ăn cua
  • Không ăn hồng sau khi ăn cua

Không ăn quả hồng sau khi ăn cua bởi chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, sau đó lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn và đau bụng đi ngoài. Nghiêm trọng hơn có thể hình thành lên sỏi rất nguy hiểm.

  • Không ăn cua sống

Không được ăn cua đỏ sống, trong thịt cua có chứa nang trùng lungfluke, loại ký sinh trùng này ký sinh trong phổi làm phá hủy các tổ chức của phổi, nếu xâm nhập vào não có thể gây ra chứng co giật, bại liệt. Do đó cần làm chín cua ở nhiệt độ cao để đảm bảo không mắc phải các bệnh do loại ký sinh trùng này gây ra.

  • Không ăn cua chết

Không ăn cua chết bởi cua chết không chỉ khiến mùi vị của món ăn kém thơm ngon mà còn sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể. Trong thành phần của cua có chứa rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây dị ứng. Nếu càng để lâu, lượng chất độc histamine sẽ ngày càng sản sinh ra nhiều, gây ra hiện tượng trúng độc như đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, khó thở, nôn mửa.

Không ăn cua chết bởi cua chết sẽ sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho sức khỏe
Không ăn cua chết bởi cua chết sẽ sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho sức khỏe
  • Không ăn lại cua từ hôm trước

Cua nói riêng và các loại thủy hải sản nói chung chỉ nên chế biến và sử dụng hết trong ngày. Bởi thịt cua sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu. Hơn nữa việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể gây biến chất và sinh độc.

  • Không nên ăn cua quá nhiều 

Thịt cua có tính hàn, vì vậy những người có tỳ vị hư, bụng dạ yếu nên đặc biệt chú ý không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.

  • Thực phẩm kiêng kỵ với cua

Một số loại thực phẩm kiêng kỵ không sử dụng với cua đỏ bao gồm: Cần tây, cá chạch, cà tím, lạc, dưa bở, khoai tây, lê, nước đá, bí đỏ, cam, kiwi, táo tàu, mật ong, khoai lang, thức ăn lạnh,…

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc cua đỏ ăn được không và những lưu ý quan trọng khác. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn sử dụng loại các món ăn làm từ cua đỏ một cách được khoa học và đúng cách hơn. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android