Cứng Khớp Gối Sau Bó Bột và Cách Phục Hồi Nhanh
Cứng khớp gối sau bó bột là vấn đề khó tránh khỏi, tuy nhiên nếu biết khắc phục sớm sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Xoa bóp, vật lý trị liệu, thực hiện các bài tập chức năng theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa chính là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng này, ngăn ngừa để lại các di chứng nguy hiểm khác.
Cứng khớp gối sau bó bột do nguyên nhân nào?
Sau khi tháo bó bột, cứng khớp gối là tình trạng phổ biến xảy ra ở rất nhiều người, đặc biệt với những người chấn thương hay gãy xương nặng phải bó bột lâu ngày. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là người bệnh không thể duỗi hay chân lại, việc đi lại có thể gặp nhiều khó khăn hay lúc co duỗi cũng có thể bị đau khớp gối mỗi khi cử động đầu gối.
Cứng khớp gối sau bó bột có thể xuất phát do những nguyên nhân như
- Trong thời gian bó bột bệnh nhân có thể được sử dụng các loại thuốc giảm đau nên khi ngưng thuốc giảm đau có thể dẫn đến các tác dụng phụ như cứng khớp gối.
- Không tuân thủ đúng các bài tập do bác sĩ chỉ định trong quá trình hồi phục khiến các cơ ở khớp gối co cứng lại gây đau đớn khi gập duỗi
- Sự phát triển các mô sẹo ở những người đã phẫu thuật trước đó hoặc đang trong giai đoạn thay thế khớp gối
- Khớp bất động lâu khiến dịch nhờn không được tiết ra, cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm đồng thời sụn cũng mỏng đi gây khô khớp gối. Đây cũng là nguyên nhân khiến đầu gối co duỗi khó khăn, đau nhức.
- Những thiếu sót trong quá trình phẫu thuật chẳng hạn như không thay thế đúng khớp gối có kích thước phù hợp hay nhiễm trùng bên trong.
- Dây chằng và các mô mềm xung quanh bị mất dần sự đàn hồi dẫn đến quá trình xơ hóa.
- Trong thời gian bó bột người bệnh nếu lười vận không, không chịu đi lại hay di chuyển cũng khiến cho các cơ căng cứng lại sau khi tháo bột.
Các triệu chứng này có thể tăng lên nếu người bệnh cử động khớp đột ngột, đi lại nhanh hay sử dụng các loại đồ uống có cồn, đồ ăn gây viêm hay khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt ở người già do khả năng tái tạo tế bào kém, cơ thể vốn đã đau nhức sẵn nên ít vận động thì càng dễ gặp tình trạng này hơn.
Cứng khớp gối sau bó bột có nguy hiểm không?
Hầu hết cứng khớp gối sau bó bột thường không kéo dài quá lâu, nếu người bệnh có biện pháp luyện tập phục hồi sau đó thì chân sẽ nhanh chóng hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu trong thời gian bó bột bất động người bệnh không thực hiện các vận động chỉ động như co duỗi hay gồng cơ thì có thể bị teo cơ, loạn dưỡng cơ.
Mặt khác nếu nguyên nhân gây cứng khớp gối sau bó bột liên quan đến các sai lầm trong phẫu thuật hay nhiễm trùng thì có thể thấy đầu gối bị sưng tấy, đau đớn, thậm chí có thể lở loét và nổi mủ nghiêm trọng. Với trường hợp này bắt buộc phải phẫu thuật lại để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Một số người khi bị cứng khớp gối sau bó bột thường chủ quan không sớm đến gặp bác sĩ điều trị cũng có thể để lại rất nhiều di chứng sau đó. Do đó ngay khi thấy đầu gối cử động khó khăn, không gập duỗi được kèm theo đau nhức và có ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày người bệnh nên sớm đến thăm khám với bác sĩ để được hỗ trợ các biện pháp cải thiện phù hợp nhất.
Hướng phục hồi cứng khớp gối sau bó bột
Nếu các triệu chứng đau và cứng khớp gối sau bó bột quá mức, người bệnh cần đến các bệnh viện lớn hoặc bệnh viện đã thực hiện việc phẫu thuật, băng bó để tiến hành kiểm tra và đưa ra kết luận cuối. Nếu có các triệu chứng như sưng đầu gối thì bác sĩ có thể yêu cầu chụp X quang hay nội soi lại để phát hiện ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Chườm nóng khớp gối
Chườm nóng sẽ giúp kích thích máu huyết lưu thông, đi qua vùng khớp gối đã bị bất động để các cơ quan tại đây hoạt động trở lại. Đồng thời chườm ấm cũng là cách giảm đau cho người bị cứng khớp gối sau bó bột tạm thời hiệu quả mà không cần lạm dụng các loại thuốc giảm đau nguy hiểm khác.
Bạn có thể dùng các túi chườm ấm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm hay ngâm chân với nước ấm trong khoảng 10- 15 phút mỗi ngày cũng giúp hạn chế tình trạng cứng hay đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên không nên áp dụng với các trường hợp có dấu hiệu mưng mủ hay sưng viêm.
Với các bệnh nhân cứng khớp sau bó bột không nên dùng các loại dầu nóng, rượu thuốc xoa bóp vì có thể tăng tiến độ làm xơ hóa cơ. Tốt nhất chỉ nên chườm nóng tự nhiên để giảm các triệu chứng tạm thời.
Dùng thuốc
Nếu có các triệu chứng đau nhức quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, cuộc sống của người bệnh thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát. Phổ biến nhất thường là các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay tiêm Steroid để giảm cơn đau nhức nhanh chóng nhất.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định tiêm Glucosamine sulfate để xoa dịu cơn đau, kích thích quá trình tái tạo dịch khớp để bảo vệ khớp và giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Tuy nhiên các loại thuốc này luôn kèm theo nhiều tác dụng phụ không tốt nên người bị cứng khớp gối sau bó bột chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, không nên lạm dụng quá mức.
Bài tập vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu chính là biện pháp được áp dụng hàng đầu với người bị cứng khớp gối sau bó bột. Hay cả những người phải bó bột lâu ngày hay chấn thương nặng phải thay khớp gối, bác sĩ cũng tự chỉ định các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để tránh các nguy cơ teo cơ hay các di chứng khác xuất hiện. Trong thời gian bó bột nếu người bệnh có thể áp dụng tốt các bài tập này thì nguy cơ cứng khớp cũng rất ít khi xuất hiện.
Do khớp bất động lâu sẽ bị cứng nên đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định các bài vận động đơn giản để bơm cho dịch khớp ra vào, nhờ đó kích thích khớp gối hoạt động ổn định dẻo dai trở lại. Thường các bài tập cơ bản ban đầu được chỉ định là co duỗi 45 giây/ lần, thực hiện 10 – 15 phút/ lần tập và 4 – 6 lần/ngày. Các bài tập này cũng được chỉ định từ ngày bó bột thứ 3.
Một số bài tập vật lý trị liệu cho người cứng khớp gối sau bó bột để dần phục hồi bạn cũng có thể tham khảo như
Bài tập duỗi mắt cá chân
- Nằm ngửa trong tư thế thoải mái, thả lỏng
- Luân phiên mở rộng và gập mắt cá chân nhằm tạo nên các tác động giúp co cơ ống chân và bắp chân
- Thực hiện động tác trong 3 phút/ lần, từ từ 2 – 3 lần/ giờ.
Bài tập nâng chân thẳng
- Nằm trên sàn trong thư thế thoải mái
- Đầu gối không bị bó bột sẽ gập lại, còn đầu gối bị bó bột căng cứng sẽ duỗi thẳng.
- Nâng chân bị bó bột lên cao sao cho đầu gối vẫn thẳng, độ cao vừa với đỉnh của đầu gối đang gập.
- Giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập cơ thắt lưng
- Đứng thẳng với hai chân song song với độ rộng bằng vai, tai tay chống hông.
- Đưa một chân uốn cong về sau sao cho gót chân chạm mông, dồn trọng lượng về chân còn lại để có thể đứng vững.
- Duy trì trong 10 – 15s mỗi lần
- Đổi bên và thực hiện 12 đến 15 lần lặp lại.
Bài tập ngồi xổm trên tường
- Đứng tựa vào tường, lưng áp sát vào tường, hai bàn chân dang rộng bằng hông
- Từ từ hạ thân người và trượt xuống tường, cố gắng để cho hai đầu gối vuông góc với mặt sàn hoặc dừng lại khi đầu gối có cảm giác căng và đau
- Giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây, rồi từ từ đứng dậy để trở về tư thế ban đầu
- Thực hiện lặp lại đến khi đau và mỏi cơ
- Thực hiện 3 lần/ ngày.
Lưu ý với các bài tập cho người cứng khớp gối sau bó bột này cần có người hỗ trợ. Mọi động tác đều cần thực hiện từ từ, không nên quá vội vàng do khớp đang bị căng cứng, nếu thực hiện không đúng cách có thể làm tổn thương đầu gối ngược lại.
Nhiệt trị liệu
Hồng ngoại và đắp parafin cũng là các phương pháp nhiệt trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân bị cứng khớp gối sau bó bột để kích thích máu lưu thông, tăng cường dinh dưỡng, giảm viêm, làm liền mô sẹo nhờ đó giúp khớp gối phục hồi và co duỗi hiệu quả hơn.
Các biện pháp này cũng được thực hiện tại các bệnh viện lớn, có đầy đủ thiết bị trong vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn và đúng cách nhất. Bệnh nhân có thể áp dụng song song với việc xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị mà không cần dùng đến các loại thuốc khác.
Phẫu thuật cho bệnh nhân cứng khớp gối sau bó bột
Trong trường hợp có liên quan đến những sai sót sau phẫu thuật hay thực hiện các bài tập vật lý trị liệu trong 1 tháng nhưng không đem lại tác dụng. Người bệnh có thể phải phẫu thuật để giải quyết vấn đề, ngăn ngừa các di chứng khác xuất hiện sau đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.
Cụ thể, các biện pháp phẫu thuật có thể được áp dụng như
- Nội soi khớp gối để giải phóng các khớp đang là một trong những biện pháp được ứng dụng phổ biến và thành công hiện nay.
- Phẫu thuật loại bỏ mô sẹo
- Phẫu thuật thay thế khớp gối mới
- Phá vỡ mô sẹo dưới thao tác gây mê
Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp để giải quyết tình trạng tốt nhất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ tiếp tục phải thực hiện vật lý trị liệu trở lại để duy trì sự ổn định của khớp gối.
Bạn có thể phòng tránh nguy cơ cứng khớp gối sau bó bột thông qua việc duy trì vận động đúng cách ngay từ thời điểm bó bột. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp khớp gối nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa các di chứng xuất hiện sau đó.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!