Mổ Gai Gót Chân Được Không? Mổ Khi Nào? Chi Phí
Mổ gai gót chân phần lớn được thực hiện khi các biện pháp khác như dùng thuốc hay tiêm cortisone không còn mang lại tác dụng cho người bệnh. Phương pháp này cũng có thể gây ra một vài rủi ro tiềm ẩn nên người bệnh cần thực hiện tại những bệnh viện lớn, có chuyên khoa về xương khớp để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Mổ gai gót chân được thực hiện khi nào?
Nguyên nhân gây hình thành gai gót chân là do dây chằng và cơ bị kéo căng trong một thời gian dài liên tục, thường gặp ở những người đi dép cao gót, dép quá chật hoặc gặp các vấn đề nào đó về xương khớp từ lâu. Những người thừa cân béo phì hay chấn thương gót chân cũng dễ mắc phải tình trạng này.
Tuy nhiên hầu hết gai gót chân đều không có các triệu chứng đau nhức khó chịu như các gai xương khớp và chỉ được phát hiện khi người bệnh thực hiện các xét nghiệm kiểm tra như X quang hay CT.. Tuy nhiên để lâu ngày nếu không được phát hiện thì gai gót chân có thể phát triển là đau gót chân mãn tính hay dễ mắc các bệnh về chân, đầu gối, hông nên vẫn cần sớm điều trị.
Có nên mổ gai gót chân hay không và nên mổ khi nào chính là băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh này. Theo các bác sĩ, thực tế việc mổ gai gót chân trong nhiều trường hợp có thể không quá cần thiết vì đau nguyên nhân gây đau không chỉ do gai xương mà còn do viêm viêm tại chỗ và quanh khu vực gân vùng gan chân. Vì vậy nếu đục bỏ gai xương trong một vài trường hợp là không cần thiết, ngược lại sau mổ mà không thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp bệnh vẫn có thể tái phát trở lại.
Hầu hết với bệnh nhân bị gai xương gót chân sẽ cho điều trị bằng thuốc trước tiên. Thường là các nhóm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như acetaminophen và ibuprofen, nghiêm trọng hơn thì tiêm cortisone vào gót chân để giảm viêm nhanh chóng.
Tình trạng sưng viêm không còn thì cơn đau nhức cũng biến mất nên người bệnh sẽ không đau nhức chứ không nhất thiết là phải phẫu thuật. Dù vậy trong trường hợp việc sử dụng các phương pháp trên không còn tác dụng, gót chân sưng viêm nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến việc đi lại hằng ngày bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật.
Thường chỉ sau 12 tháng điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc tiêm; tập thể dục và kết hợp với vật lý trị liệu mà các cơn đau nhức không chấm dứt, gai xương vẫn phát triển thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm phẫu thuật cắt bỏ gai xương. Chỉ có khoảng 10% bệnh nhân cần phải phẫu thuật loại bỏ gai gót chân.
Nói chung việc mổ gai xương được không, nên thực hiện khi nào sẽ do bác sĩ chỉ định dựa trên các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán. Người bệnh cũng không cần quá lo lắng và vội vàng muốn phẫu thuật vì bác sĩ sẽ luôn cố gắng thực hiện những điều tốt nhất cho bệnh nhân nên chỉ cần tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp phẫu thuật gai gót chân
Mổ gai gót chân là thực hiện dưới dạng phẫu thuật mở hoặc nội soi nhằm loại bỏ các gai xương đang làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của chân. Phẫu thuật này được đánh giá là không quá khó và cũng khá ít nguy cơ để lại sẹo, tùy theo cơ địa. Cụ thể hai phương pháp mổ gai gót chân đang được ứng dụng chính hiện nay bao gồm
Cắt gai gót chân dưới
Thủ thuật này thường được thực hiện với những bệnh nhân bị viêm cân gan bàn chân. Đây là tình trạng các mô sợi liên kết các ngón chân với xương gót chân bị sưng viêm bất thường dẫn đến sự hình thành các gai gót chân dưới. Tình trạng này dù không gây cản trở nhiều đến việc đi lại hay vận động nhưng thường khá đau nhức.
Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ gai nhằm giải phóng áp lực cho dây chằng và gân, giảm được tình trạng sưng viêm nên cũng mang đến tác dụng giảm đau nhức ngay sau đó. Phẫu thuật mổ gai gót chân trong tình trang này được đánh giá an toàn và ít xuất hiện biến chứng.
Cắt gai gót chân sau
Các gai xương gót chân sau thường nằm rất gần gân achilles, một vài bệnh nhân còn có gai xương phát triển bên trong gân này nên các phẫu thuật dày này thường là phẫu thuật hở, khá phức tạp nên cũng kèm theo nhiều biến chứng không mong muốn.
Cụ thể với nhưng gai xương quá gần hay phát triển sâu bên trong gân bác sĩ cần phải tiến hành các thủ thuật tháo gân rồi mới loại bỏ được gai xương sau đó lại gắn lại xương. Do đó thời gian tiến hành phẫu thuật sẽ lâu hơn và cần có các bác sĩ có tay nghề giỏi thực hiện.
Hầu hết người bệnh sẽ được cho phép về nhà nghỉ ngơi ngay sau khi phẫu thuật nên cần trao đổi với bác sĩ về chế độ chăm sóc và hồi phục để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Quy trình mổ gai gót chân
Thông thường nếu trong quá trình thăm khám phát hiện những vấn đề nguy hiểm bác sĩ mới yêu cầu nhập viện và mổ ngay còn nếu chưa trầm trọng thì bác sĩ có thể sắp xếp lịch mổ theo yêu cầu từ người bệnh. Dù vậy bạn cũng nên tiến hành mổ càng sớm càng tốt để thời gian phục hồi nhanh hơn, tránh đau nhức nhiều.
Chuẩn bị trước khi mổ
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân nhập viện trước nửa ngày hoặc ngày tùy trường hợp để thực hiện một vài kiểm tra cũng như dặn dò trước khi phẫu thuật. Bác sĩ và y tá sẽ dặn dò và hướng dẫn bệnh nhân đầy đủ những vấn đề cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật.
Mặc dù phẫu thuật chân nhưng người bệnh vẫn có thể được yêu cầu nhịn ăn trước 8- 12 tiếng và ngưng uống nước trước 4- 6 tiếng. Nguyên nhân là do mổ gai gót chân cần phải gây mê, đặc biệt nếu cắt gai gót chân sau. Việc nhịn ăn cần được thực hiện để tránh nguy cơ bệnh nhân bị hít sặc dịch dạ dày vào đường thở trong quá trình gây mê đặt nội khí quản. Nếu bệnh nhân bị sặc dịch dạ dày sẽ làm viêm phổi hít hay thậm chí có thể gây tử vong. Bởi thế mà không chỉ khi phải phẫu thuật các cơ quan nội tạng mới cần phải nhịn ăn.
Ở một số bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị có thể phải hẹn lịch mổ sau để ngưng thuốc một vài tuần, tránh các biến chứng khác xuất hiện trong quá trình phẫu thuật. Cụ thể nếu bệnh nhân đang dùng các loại thuốc sau sẽ chưa được phẫu thuật
- Aspirin;
- Ibuprofen;
- Naproxen;
- Warfarin;
- Các loại thực phẩm chức năng như viên tỏi hoặc sản phẩm có chiết xuất lá bạch quả;
- Người đang sử dụng chống đông máu và thuốc chống viêm không steroid.
Do đó trong quá trình thăm khám người bệnh cần trao đổi đầy đủ về đơn thuốc, các loại thuốc dùng gần đây nhất để bác sĩ có thể lên kế hoạch mổ phù hợp.
Quy trình thực hiện mổ
Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay các trang phục của phòng mổ để đảm bảo yếu tố an toàn. Phòng mổ cùng các thiết bị y tế đã được sát trùng sát khuẩn sạch sẽ theo quy định của bộ y tế. Với những bệnh nhân mổ gai gót chân có thể được yêu cầu nằm với tư thế kê cao chân để tiện lợi cho việc phẫu thuật.
Sau khi tiến hành gây mê việc phẫu thuật sẽ được bắt đầu. Tùy theo phương pháp và độ khó của thủ thuật mà thời gian mổ gai gót chân sẽ khác nhau. Trong suốt thời gian này người bệnh sẽ không cảm thấy bất cứ đau nhức nào do đã được tiêm thuốc mê.
Sau khi đã loại bỏ được gai xương bác sĩ sẽ khâu vết thương và băng bó lại để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi hoàn thành việc mổ người bệnh sẽ được chuyển sang phòng hồi sức để theo dõi đến khi hết thuốc mê và tỉnh dậy.
Sau phẫu thuật
Người bệnh sau khi tỉnh dậy vẫn sẽ chưa được ra viện ngay mà cần nằm lại theo dõi thêm một vài tiếng. Bác sĩ sẽ truyền nước biển, tiêm thuốc cho bệnh nhân và dặn dò một số yêu cầu trong quá trình chăm sóc.
Bệnh nhân nhận thuốc, thanh toán chi phí và có thể ra viện ngay trong ngày. Tuy nhiên bạn vẫn có thể yêu cầu ở lại bệnh viện theo dõi nếu muốn. Bác sĩ cũng sẽ cho giấy hẹn tái khám, cắt chỉ và kiểm tra tốc độ phục hồi các tổn thương.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ gai gót chân
Qúa trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau mổ gai gót chân có liên quan trực tiếp đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Thông thường bác sĩ sẽ luôn dặn dò kỹ về chế độ chăm sóc vết mổ, chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo tốc độ phục hồi đúng như mong muốn.
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật cho bệnh nhân mổ gai gót chân bao gồm
- Đảm bảo uống thuốc đầy đủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ
- Thay băng và vệ sinh khu vực quanh vết mổ hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ
- Hạn chế để vết mổ dính nước cho vết khi lành hẳn
- Hạn chế vận động mạnh hay va đập vào vết mổ
- Người sau mổ gai gót chân cần đến 3- 6 tháng để phục hồi hoàn toàn nên cần tránh tham gia chạy nhảy hay chơi thể thao
- Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác
- Mặc dù bác sĩ thường dặn việc có để lại sẹo hay không sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng để đảm bảo hơn bạn vẫn nên kiêng các thực phẩm như thịt bò, rau muống, trứng, hải sản..
- Nâng cao gót chân khi ngủ sẽ giúp bạn thoải mái hơn
- Nếu cảm thấy đau nhức sau phẫu thuật có thể chườm lạnh khoảng 15 – 20 phút cũng đem đến tác dụng giảm đau đáng kể, hạn chế được việc lạm dụng thuốc giảm đau
- Tái khám theo đúng chỉ định từ bác sĩ
Một số lưu ý khi mổ gai gót chân
Như đã nói, mổ gai gót chân có thể tồn tại một vài rủi ro tiềm ẩn nên người bệnh cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng. Đồng thời không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Ai không thể thực hiện mổ gai gót chân
- Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu nghiêm trọng;
- Bệnh nhân dị ứng với các loại thuốc gây tê, gây mê
- Người mắc bệnh tiểu đường và bệnh động mạch ngoại vi cùng lúc
- Bệnh nhân có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu;
- Bệnh nhân không có triệu chứng đau nhức;
- Người đang sử dụng một số loại thuốc không cho phép đã đề cập ở trên
Những rủi ro có thể xảy ra khi mổ gai xương gót chân
- Mất nhiều máu;
- Nhiễm trùng;
- Người bệnh bị đau đớn nghiêm trọng vị trí phẫu thuật;
- Có dấu hiệu sưng đỏ, chảy dịch sau phẫu thuật tại gót chân;
- Đau gót chân tạm thời hoặc vĩnh viễn;
- Gặp các tổn thương thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn (bao gồm tê chân);
- Tình trạng bàn chân phẳng hoặc bị mất vòm bàn chân;
- Viêm gân;
- Chuột rút chân;
- Chân không ổn định;
- Dây chằng cân gan co lại làm dẫn tới chứng ngón chân cái co quắp hoặc ngón chân móng vuốt
- Gãy gót chân.
Tất nhiên các biến chứng này không phải lúc nào cũng xảy ra nên người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Thực hiện phẫu thuật tại những bệnh viện lớn uy tín, có chuyên khoa trong các vấn đề xương khớp là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh nguy cơ này.
Bên cạnh đó sau phẫu thuật nếu người bệnh không thay đổi chế độ sinh hoạt thì nguy cơ tái phát bệnh vẫn là rất cao. Có người chỉ bị một lần nhưng cũng có nhiều người bị tái đi tái lại nhiều lần do vẫn đi giày cao gót, đi giày dép chật cùng rất nhiều lý do khác. Vì thế nếu muốn loại bỏ gai gót chân triệt để thì người bệnh cần chú ý hơn.
Mổ gai gót chân bao nhiêu tiền
Chi phí mổ gai gót chân còn phụ thuộc vào từng địa chỉ bệnh viện, tình trạng người bệnh, thời gian nằm viện cũng như một số chi phí khác kèm theo. Trung bình chi phí này sẽ dao động từ 2.500.000đ – 3.000.000đ tùy cơ sở. Nếu bạn thực hiện tại các bệnh viện nhà nước sẽ có chi phí thấp hơn là bệnh viện tư. Đồng thời chi phí cũng có thể giảm nếu bạn có bảo hiểm y tế.
Một số địa chỉ mổ gai gót chân uy tín mà bạn có thể tham khảo như
Bệnh viện Nhân dân 115
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ : Khoa Ngoại Thần kinh – Bệnh viện Nhân Dân 115 – 527 Sư Vạn Hạnh hoặc 88 Thành Thái, P.12, Q.10, TP.HCM
- Hotline: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110
- Website: ngtk.benhvien115.com.vn
Bệnh viện Chợ Rẫy
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: bvchoray@choray.vn
- Điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
- Website: choray.vn
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Thông tin liên hệ
- Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu (Khoa Khám bệnh)
- Buổi sáng: 6h30 – 11h30
- Buổi chiều: 13h30 – 17h00
- Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Số điện thoại: 04. 62784155 – 069. 572400
- Website: benhvien108.vn
Bệnh viện Thanh Nhàn
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội
- Điện thoại: 0243 9714 363 – Hotline: 091 122 4099
- E-mail: bvtn@hanoi.gov.vn
- Website: www.thanhnhanhospital.vn
Trên đây là một số thông tin về mổ gai gót chân, hy vọng đã giúp ích cho bạn. Người bệnh tốt nhất nên tin tưởng theo chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc hay phẫu thuật. Đừng quên luyện tập và thay đổi chế độ sinh hoạt sau phẫu thuật để phòng tránh được tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!