Kiêng Ăn Gì Khi Bị Vết Thương Hở?

Các chuyên gia cho biết, khi bị vết thương hở bạn nên bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt, acid folic, vitamin B12 cao như gan động vật, trứng, sữa, rau xanh. Tuy nhiên, cũng cần kiêng đường, gừng, sữa đã tách kem, thịt chó, bò, gà, trứng, hải sản, đồ tanh và gạo nếp vì nó có thể khiến chỗ bị thương lở loét, nhiễm trùng, lành chậm…

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở để không bị nhiễm trùng là câu hỏi nhiều người quan tâm. Vẫn biết vết thương lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là top những thực phẩm không nên ăn khi bị vết thương hở.

Nên kiêng ăn gì khi bị vết thương hở để chóng liền sẹo?

Vết thương hở là những vết thương có thể nhìn thấy được bằng mắt thường như: Rách chân, vết mổ, bị đâm thủng… Dấu hiệu nhận biết vết thương hở là chỗ vết thương bị chảy máu, xung quanh sưng đỏ. Người bệnh còn cảm thấy đau, khó chịu ở trên bề mặt của da.

Các vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng rất cao
Các vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng rất cao

Khi bị vết thương hở, quá trình lành sẽ trải qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn viêm (mạch máu thắt chặt lại để ngăn tình trạng mất máu, tiểu cầu kết tụ thành cục máu đông); Giai đoạn nguyên bào sợi (sợi protein, collagen bắt đầu phát triển kích thích các cạnh ở vết thương co, đóng lại); Giai đoạn tái tạo (có thể tiếp tục bổ sung collagen, bắt đầu hình thành sẹo mờ dần).

Khi bị vết thương hở, ngoài việc chăm sóc ngoài da, bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Mỗi giai đoạn phát triển của vết thương nếu có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì quá trình đó sẽ diễn ra nhanh, vết thương nhanh lành và không để lại sẹo.

Các chuyên gia cho biết, khi bị vết thương hở bạn nên bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt, acid folic, vitamin B12 cao như gan động vật, trứng, sữa, rau xanh. Chúng giúp tái tạo máu, làm liền vết thương nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thực phẩm bạn không nên ăn khi bị vết thương hở vì nó có thể khiến chỗ bị thương lở loét, nhiễm trùng, lành chậm… Tình trạng kéo dài khiến người bệnh đau đớn, tốn tiền thuốc men, để lại sẹo. Cho nên, khi bị vết thương hở, bạn tuyệt đối không nên ăn những đồ sau.

Đường 

Đường khi đi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến collagen ở bề mặt biểu bì. Cho nên, nếu dùng đường, thực phẩm giàu đường khi bị vết thương hở, nhất là giai đoạn nguyên bào sợi và tái tạo tế bào thì nó sẽ khiến quá trình này chậm lại.

Khi bị vết thương hở không nên ăn đường và thực phẩm nhiều đường
Khi bị vết thương hở không nên ăn đường và thực phẩm nhiều đường

Từ đó, vết thương của bạn sẽ lâu liền hơn, thậm chí sau này có thể thể để lại sẹo lồi. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn đường khi bị vết thương hở.

Gừng

Theo nhiều nghiên cứu, trong gừng có hàm lượng acid acetylsalicylic cao (hay còn gọi aspirin). Đây là chất sẽ khiến quá trình đông máu bị chậm lại gây tình trạng loãng máu. Từ đó, quá trình hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm sẽ chậm lại. Vết thương hở sẽ lâu liền hơn, có nguy cơ bị nhiễm trùng, sưng tấy, sốt, để lại sẹo lồi.

Sữa đã tách kem 

Nếu được hỏi kiêng ăn gì khi bị vết thương hở thì câu trả lời chính là sữa đã tách kem. Khi nạp thực phẩm này vào cơ thể, nó có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất insulin và đáp ứng quá trình viêm tự nhiên.

Do đó, nếu dùng sữa đã tách kem khi bị vết thương hở thì giai đoạn viêm sẽ bị ảnh hưởng, quá trình đông máu bị chậm lại. Từ đó, nó có thể dẫn đến tình trạng vết thương bị lở loét, nhiễm trùng, lâu liền.

Thịt chó, thịt bò, thịt gà, thịt hun khói

Các loại thịt đều có nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị vết thương hở thì không phải thịt nào cũng ăn được, điển hình như thịt chó, thịt bò, thịt gà, thịt hun khói.

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở và đáp án chính là thịt chó
Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở và đáp án chính là thịt chó

Thịt chó cung cấp đạm và năng lượng, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình tái tạo vết thương. Nếu ăn thịt cho vào thì sâu khi vết thương liền sẽ có thể để lại sẹo lồi. Tương tự, thịt bò cũng có thể khiến vết thương bị thâm, hình thành sẹo lồi.

Nếu bị vết thương hở mà ăn thịt gà thì chỗ bị thương sẽ lâu lành, gây cho bạn cảm giác ngứa ngáy. Trong khi đó, thịt hun khói có thể làm hao hụt lượng vitamin, khoáng chất cho cơ thể từ đó ảnh hưởng tới quá trình tái tạo tế bào. Cho nên, khi bị vết thương hở bạn không nên ăn thịt gà và thịt hun khói.

Trứng, hải sản, đồ tanh, gạo nếp

Trứng, hải sản và đồ tanh cũng là đáp án câu hỏi kiêng ăn gì khi bị vết thương hở. Vì sao lại như vậy? Các chuyên gia cho biết:

Trứng sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen. Nhưng khi bị vết thương hở nó sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo vết thương hình thành da non. Cho nên, ăn trứng có thể khiến vết thương của bạn hình thành sẹo lồi.

Trong khi đó, hải sản, đồ tanh sẽ khiến vết thương của bạn bị ngứa, khó chịu. Các món chế biến từ gạo nếp có tính nóng sẽ khiến vết thương bị sưng tấy, mưng mủ, lâu lành, gây viêm.

Rau muống

Rau muống cũng là thực phẩm không nên ăn khi bị vết thương hở. Theo các chuyên gia, nếu trên người có vết thương hở mà ăn rau muống thì cơ thể sản sinh các sợi collagen khiến quá trình làm đầy chỗ bị thương chậm lại.

Trong khi đó, sự sắp xếp các sợi bào này cũng không đồng nhất khiến nó trở nên chồng chéo tại vết thương. Điều này sẽ gây nên tình trạng ở da có các mô xơ cứng (hay sẹo lồi).

Nên ăn kiêng trong bao lâu khi bị vết thương hở?

Như vậy chúng ta đã có đáp án câu hỏi kiêng ăn gì khi bị vết thương hở. Tuy nhiên, một vấn đề nữa được đặt ra đó là, cần ăn kiêng trong thời gian bao lâu? Theo các chuyên gia, tùy mức độ của vết thương cũng như tùy cơ địa của từng người mà thời gian ăn kiếng khác nhau.

  • Với vết thương nhẹ: Thời gian ăn kiêng có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày. Đây là giai đoạn tái cấu trúc mô bị tổn thương. Cho nên, thời gian này sẽ đảm bảo việc vết thương nhanh lành, không bị sẹo lồi. Bạn có thể quan sát quá trình tái tạo bằng mắt thường với những biểu hiện như: Da đã liền lại, đã khô chưa, đã lên da non chưa… Khi đã xác định được tình trạng trên da, bạn sẽ có thể cân bằng được chế độ dinh dưỡng.
  • Với vết thương nghiêm trọng: Thời gian ăn kiêng có thể kéo dài hơn (từ 7 – 10 ngày, có thể dài hơn). Tốt nhất, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ cũng như tham khảo chế độ dinh dưỡng của chuyên gia để quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh chóng.
Tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian ăn kiêng dài ngắn khác nhau
Tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian ăn kiêng dài ngắn khác nhau

Lưu ý trong việc thực hiện chế độ ăn kiêng khi có vết thương hở

Để vết thương nhanh chóng hồi phục, ngoài chế độ ăn kiêng người bệnh còn phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của nhân viên y tế. Theo đó, có một số vấn đề bạn cần lưu ý như sau:

  • Chăm sóc vết thương hở hàng ngày đúng cách, hạn chế để vết thương dính nước vì như vậy nó có thể bị lở loét, nhiễm trùng.
  • Bổ sung nước và vitamin C mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không cho tay lên gãi, không tác động mạnh để vết thương vì nó sẽ khiến quá trình phục hồi chậm hơn.
  • Mặc dù nên ăn kiêng nhưng bạn cũng không nên kiêng khem quá mức vì có thể khiến cơ thể bị thiếu chất. Hãy lên thực đơn phù hợp với đầy đủ chế độ dinh dưỡng cần thiết.
  • Với những vết thương nhẹ có thể xử lý ở nhà. Tuy nhiên, những vết thương nặng, nghiêm trọng bạn nên đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được bác sĩ giúp đỡ.

Trên đây là đáp án câu hỏi kiêng ăn gì khi bị vết thương hở để không bị nhiễm trùng. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với mọi đối tượng, nhất là những người đang bị vết thương hở. Cho nên, khi bị thương, bạn nên tham khảo thực đơn ăn uống sao cho phù hợp để vết thương nhanh lành.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android