Ốc Sên Có Ăn Được Không?
Ốc sên có thể ăn được, tuy nhiên ốc sên ở môi trường tự nhiên sẽ tìm ẩn nhiều mối nguy hiểm hơn so với loại ốc được nuôi. Ốc nuôi thường sẽ đảm bảo vệ sinh, nên nếu muốn sử dụng các bạn nên vệ sinh thật kỹ hoặc lựa chọn cơ sở nuôi chúng theo đúng quy trình để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ốc sên là một trong những loài động vật thân nhuyễn rất phổ biến ở nước ta. Sinh vật này tưởng chừng như không giúp ích gì cho đời sống con người song chúng thực tế thì khác. Tuy nhiên, vẫn có không ít người thắc mắc ốc sên có ăn được không, có nguy hiểm không và chế biến như thế nào để đảm bảo an toàn, vệ sinh? Chủ đề bài viết dưới đây của Vietmec.com sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết thắc mắc này.
Ốc sên có ăn được không?
Trước khi đi tìm hiểu ốc sên có ăn được không, chúng ta sẽ cùng nêu qua một vài đặc điểm của loại động vật thân nhuyễn này. Ốc sên hay còn gọi là ốc ma, chúng thường sinh sống tại những vùng đất ẩm trên cạn. Loại sinh vật này hay cắn phá cây xanh, rau màu vào ban đêm còn ban ngày chúng lẩn kín trong các bụi rậm, hốc đá hoặc chui xuống lòng đất.
Ốc sên có thể sống được 5 năm, tuy nhiên có nhiều loài có thể sống tới 25 năm và hầu hết chúng không có độc. Được biết, chất nhớt giúp ốc sên di chuyển nhanh nhờ việc giảm bớt ma sát. Ốc sên hầu như bị mù và cũng không có khả năng nghe nhưng khứu giác của chúng lại rất tốt, nên có thể đánh hơi thấy mùi thức ăn ở cách xa vài mét.
Xét về mặt y học, loài ốc này thường được các nhà thuốc Đông y sử dụng với tính vị mặn hàn để bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chống co thắt. Ngoài ra, chất nhầy ốc sên còn được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp như mặt nạ, kem dưỡng hay serum,… Vậy ốc sên ăn được không?
Theo các chuyên gia, bản thân ốc sên không hề có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây. Vì thế chúng có thể ăn phải nấm độc, cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật xung quanh nên mới gây ra các vụ ngộ độc do răng ốc sên.
Ốc sên có thể ăn được, tuy nhiên ốc sên ở môi trường tự nhiên sẽ tìm ẩn nhiều mối nguy hiểm hơn so với loại ốc được nuôi. Ốc nuôi thường sẽ đảm bảo vệ sinh, nên nếu muốn sử dụng các bạn nên vệ sinh thật kỹ hoặc lựa chọn cơ sở nuôi chúng theo đúng quy trình để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, có không ít người nhìn nhận thấy những lợi ích của ốc sên nên đã nuôi chúng để làm món ăn, kem dưỡng da hay thuốc chữa bệnh. Ốc sên mặc dù có thể ăn nhưng chúng cùng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, rối loạn tâm thần, viêm màng não, chảy máu não,… cực kỳ nguy hiểm.
Lưu ý về tác hại của ốc sên khi sử dụng làm món ăn
Nội dung phía trên chúng ta đã giải đáp xong câu hỏi ốc sên có ăn được không. Tuy chúng có thể sử dụng nhưng bạn tuyệt đối không được sử dụng ốc sên để ăn sống, ăn tái hoặc nấu chưa chín kỹ, nấu nguyên cả con mà không sơ chế với muối hay thuốc khử trùng.
Để chế biến và sử dụng ốc sên an toàn, các bạn cần vệ sinh ốc sên sạch sẽ để tiêu diệt ký sinh trùng nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh. Khi ăn món ăn này, ốc sên có thể gây ra biểu hiện mờ mắt, cứng gáy, rối loạn tim mạch, khó thở. Nguy hiểm hơn có thể gây mờ mắt, liệt thần kinh trung ương khiến liệt một hoặc 2 chi dưới, rối loạn tâm thần, rối loạn ý thức, hôn mê hoặc tử vong.
Theo đó, bạn không nên ăn ốc sên quá nhiều vì chúng có thể khiến bạn bị viêm phổi nặng, xuất huyết và xuất huyết đường hô hấp nên cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại thực phẩm này.
Tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi bệnh viêm màng não do giun Acantonensis hay giun sán. Theo báo cao tại hơn 30 quốc gia vào năm 2000 cho thấy, có hơn 3500 trường hợp viêm màng não, làm tăng bạch cầu do loại ký sinh trùng Acantonensis gây nên.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp thắc mắc ốc sên có ăn được không. Mong rằng với những chia sẻ trên cùng các lưu ý có liên quan bạn có thể cân nhắc về việc có nên sử dụng ốc sên làm món ăn hay không.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!