Tức Ngực Khó Thở
Đau tức ngực khó thở thường là dấu hiệu liên quan đến các bệnh về phổi hay tim mạch, tùy theo tần suất và mức độ triệu chứng và độ nguy hiểm khác nhau. Nếu liên quan đến các chấn thương hay tác động đột ngột dẫn đến trạng thái này, người bệnh cần nhanh chóng gặp bác sĩ để can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng khác xuất hiện.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực, mỗi yếu tố lại gây ra các triệu chứng điển hình khác nhau. Đau ngực khó thở thường được cho là có liên quan đến các vấn đề tim mạch, bệnh phổi hoặc các chấn thương đột ngột tại vùng ngực. Người bệnh lúc này cảm thấy đau nhói ở ngực, thở hổn hển, thở gấp khiến huyết áp có xu hướng tăng dần lên, thậm chí có thể ngất xỉu.
Tùy theo tình huống gây đau tức ngực khó thở mà hướng xử lý khác nhau. Tuy nhiên hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì sẽ giúp bạn có hướng hỗ trợ can thiệp hiệu quả hơn. Cụ thể
Các bệnh lý về phổi và hệ hô hấp
Nhắc tới khó thở là nhắc đến hệ hô hấp, vì thế khi gặp các vấn đề liên quan đến khó thở thường liên quan đến các vấn đề tại phổi do đây là cơ quan đảm nhận việc cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể. Ngoài ra nếu liên quan đến phổi gây đau ngực khó thở bạn còn có thể bị ho, đơn đau sẽ tăng lên theo nhịp ho khiến toàn thân người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Hút thuốc lá, môi trường ô nhiễm, nhiễm vi khuẩn, virus là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về phổi và hệ hô hấp hiện nay. Trong đó tỷ lệ những người bị ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá và khói thuốc lá là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người.
Một số bệnh tại phổi có thể khiến người bệnh bị đau tức ngực khó thở gồm
- Nhu mô phổi tổn thương: hay tên gọi chung của các bệnh lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản co thắt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do nhiễm vi khuẩn, virus tấn công khiến nhu mô phổi tổn thương, sưng viêm lên làm cản trở đường thở khiến người bệnh ho, ngứa cổ, khó thở kèm theo đau ngực bởi lượng oxy đến tim không đủ.
- Thuyên tắc phổi: ở động mạch phổi bỗng nhiên hình thành một cục máu đông và làm cản trở đường dẫn truyền oxy cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đột nhiên thấy khó thở, đau tức ngực. Tuy nhiên thuyên tắc phổi thường xảy ra khá đột ngột, chẳng hạn nếu chơi thể thao hay làm việc quá sức, không do các tác động khác tấn công
- Các bệnh hẹp đường hô hấp: hen suyễn, hen phế quản, giãn phế nang hay người có các dị vật trong đường hô hấp cũng khiến cho đường thở không được trơn tru, dẫn đến khó thở. Dần dần hơi thở người bệnh có có tiếng như thở rít và cơn đau tại ngực cũng xuất hiện âm ỉ, có thể kèm theo ho và khó chịu ở cổ họng.
- Ung thư phế quản: người mắc bệnh này ban đầu có thể cảm thấy hơi đau nhói ở ngực kèm khó thở nhưng thường khá mơ hồ. Dần dần tần suất và mức độ các triệu chứng này tăng dần lên, khiến ngực đau nhói nghiêm trọng, tức ngực, khó thở, hụt hơi, yếu sức, ho nhiều, ở những giai cuối còn có thể ho ra máu vô cùng nguy hiểm. Tiên lượng của bệnh không quá tốt, nếu phát hiện ở những giai đoạn cuối người bệnh chỉ có thể sống trung bình trong 3 năm.
Đau tức ngực khó thở do các bệnh tim mạch
Khi tim gặp vấn đề thường làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền máu đến các cơ quan, điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền oxy nên người bệnh cũng sẽ gặp kèm theo tình trạng khó thở. Nếu liên quan đến tim mạch người bệnh cũng cảm thấy bị nặng ngực hơn, tim khó chịu nổi trội hơn là triệu chứng khó thở.
Đau tức ngực khó thở nếu liên quan đến tim mạch thường có xu hướng gặp ở những người có bệnh nền tim mạch, gia đình có người mắc bệnh, người cao huyết áp, mỡ trong máu hay những người lớn tuổi. Các vấn đề về tim cũng có thể xuất hiện đột ngột trong trạng thái kích động về mặt tâm lý và kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể
- Bệnh nhồi máu cơ tim: nguyên nhân là do hình thành các cục máu đông từ các các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ các khiến lòng mạch bị bít tắc đột ngột, máu không thể đưa đến tim. Cơn đau thắt và nặng ngực sẽ xuất hiện đột ngột rồi lan đến các vị trí như vai, bụng và lưng. Hút thuốc lá, chế độ ăn thiếu khoa học, lười tập thể dục là một trong những tác nhân chính gây bệnh.
- Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ: người mắc chứng này sẽ có cảm giác như phần ngực sẽ cảm giác như bị chèn ép và siết chặt khiến lồng ngực cũng có cảm giác đau nhức âm ỉ. Máu không đến được với tim cũng làm thiếu oxy khiến người bệnh có cảm giác khó thở, mệt mỏi.
Một số nguyên nhân khác
Đau tức ngực khó thở cũng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác với mức độ nguy hiểm khác nhau. Lồng ngực được cấu tạo bởi nhiều cơ quan như xương sườn, cột sống, xương bả vai... và bên trong chứa nhiều cơ quan nội tạng nên sự tổn thương của một trong số các cơ quan này cũng sẽ gây đau ngực, khó thở kèm theo nhiều biến chứng khác.
Cụ thể, một vài nguyên nhân khác gây đau tức ngực khó thở như
- Chấn thương vùng ngực: các chấn thương tác động vào ngực chẳng hạn như ngã xe có thể làm gãy xương sườn, tác động vào phổi và gây tràn khí màng phổi. Người bệnh lúc này sẽ bị đau ngực, khó thở nghiêm trọng, nếu không cung cấp đủ oxy lúc này thì nguy tử vong rất cao. Ngoài ra các chấn thương cũng sẽ tác động đến tim mạch, gan, thận và dẫn đến rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.
- Các yếu tố tâm lý: ở những người có tiền sử bệnh tim, huyết áp, người lớn tuổi nếu gặp các tác động tâm lý đột ngột, chẳng hạn nghe một tin vượt ngoài khả năng chịu đựng có thể cảm thấy đau tim khó thở đột ngột, gia tăng nguy cơ đột qua. Nếu người bệnh không được đi cấp cứu ngay lúc này rất dễ dẫn đến tai biến hay sống thực vật. Ngoài ra những người thường sống trong lo lắng căng thẳng mất ngủ kéo dài cũng có thể cảm thấy đau ngực âm ỉ kèm khó thở
- Các tổn thương ở các cơ quan khác: trào ngược dạ dày hay các vấn đề ở gan tuyến tụy cũng có thể gây đau ngực khó thở, tuy nhiên các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện thoáng qua.
Chăm sóc tại nhà
Như đã nói, do đau tức ngực khó thở có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân nên nếu người bệnh chưa biết rõ bản thân đang gặp phải tình trạng nào thì tuyệt đối không được dùng bất cứ loại thuốc nào khác. Việc dùng thuốc chỉ nên áp dụng khi có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo đúng người, đúng bệnh, hạn chế các tác dụng phụ không đáng có gây hại ngược lại cho sức khỏe.
Hướng giải quyết tại chỗ
Người bệnh khi thấy ngực đau tức âm ỉ kèm theo khó thở nên cần nhanh chóng ổn định vị trí, tìm chỗ nghỉ ngơi và giữ bình tĩnh nếu mức độ không quá trầm trọng. Chẳng hạn nếu đang làm việc mà xuất hiện các triệu chứng này thì người bệnh cần nhanh chóng ngưng công việc, từ từ ngồi xuống nghỉ ngơi, khi đã ổn hơn thì có thể nằm nghỉ.
Chú ý kết hợp với việc hít thở sâu rồi thở ra từ từ để dần kiểm soát nhịp thở. Uống một cốc nước ấm cũng có thể giúp ích cho bạn lúc nào. Ngoài ra cũng không nên tiếp tục vận động hay làm việc nặng sau đó mà nên chi chuyển nhẹ nhàng để cơ thể dần hồi phục lại.
Hướng giải quyết lâu dài
Nếu liên quan đến các bệnh lý thì tình trạng này cũng rất dễ lặp lại, mặt khác người bệnh cũng không thể phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh hơn là cách tốt nhất để điều trị và kiểm soát các triệu chứng này, nâng cao sức khỏe và cuộc sống cho mỗi bệnh nhân.
Các biện pháp chăm sóc sức khỏe lâu dài cho những người bị đau tức ngực khó thở như
- Hạn chế tập thể dục quá sức, làm việc nặng hay căng thẳng quá mức
- Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày, chú ý lựa chọn các bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe như bơi lội, đi bộ, đạp xe chậm, luyện sức bền
- Bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường sau xanh, trái cây, các loại hạt, trứng hay nhóm đạm lành mạnh khác
- Những thứ cần tránh xa gồm thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên đi chiên lại nhiều lần
- Đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày
- Thực hiện các biện pháp giúp cơ thể thư giãn như nghe nhạc, tắm nước ấm hay hít thở tinh dầu
- Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Đau tức ngực khó thở có thể là dấu hiệu của nhiều cho sức khỏe nên cần có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt. Mỗi người cũng nên tạo cho mình thói quen đi khám sức khỏe ít nhất 1 năm một lần để hiểu rõ về cơ thể và có các biện pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất.
Chẩn đoán bệnh
Hầu hết tùy vị trí đau sẽ có các triệu chứng đặc trưng, chẳng hạn bệnh tim sẽ cảm thấy nặng ngực, bệnh phổi sẽ thấy khó thở, thở hụt hơi hay bệnh tiêu hóa sẽ thấy khó chịu ở bụng. Tuy nhiên cũng rất khó để có thể chẩn đoán chính xác đó là bệnh gì nếu chỉ không qua các triệu chứng này.
Người bệnh nếu đau tức ngực khó thở với mức độ nghiêm trọng kéo dài thì nên đến bệnh viện để thực hiện đầy đủ các kiểm tra chuyên môn hơn. Các phương pháp thường được dùng trong chẩn đoán đau tức ngực bao gồm
- Điện tâm đồ (ECG)
- Xét nghiệm máu
- X – quang ngực
- Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
- Siêu âm tim
- Chụp MRI
- Kiểm tra áp lực
- Soi ống thông mạch vành
Tùy vào các triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm phù hợp. Người bệnh nên đến các bệnh viện có đầy đủ chuyên khoa và thiết bị máy móc hiện đại để được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu liên quan đến các bệnh lý bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị nhanh chóng nhất để kiểm soát các triệu chứng kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Không có thời gian khỏi bệnh mề đay chính xác do còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh, cơ địa mỗi người. Cụ thể, mề đay cấp tính có thể khỏi sau 1-2 ngày, thậm chí vài giờ. Nhưng mề đay mãn tính có thể cần điều trị trong khoảng 3-6 tháng. Riêng mề đay do di truyền thì người bệnh phải sống chung với bệnh tật cả đời. Để phòng bệnh, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt, có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc dùng thuốc khi bệnh trở nặng.
Xem chi tiết