TOP 10 Loại Thức Ăn Đào Thải Acid Uric
Những thực phẩm giúp đào thải axit uric và ngăn chặn sự phát triển của bệnh gout như việt quất, rau cần, dưa hấu, sữa, rau cải xanh, trái cây có múi, bí đỏ, quả nho, rau cải bắp, và quả cherry.
Sử dụng các loại thức ăn đào thải axit uric chính là một giải pháp an toàn để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gout, bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. Nếu đang tìm kiếm các thực phẩm có khả năng giảm axit uric tốt, bạn không nên bỏ qua 10 gợi ý dưới đây.
10 thức ăn đào thải axit uric tốt nhất
Axit uric trong máu tăng cao kéo dài có thể dẫn đến bệnh gout. Chính vì vậy, nếu hàm lượng chất này tăng cao quá mức, bạn nên tìm cách đào thải axit uric cho cơ thể. Thay vì sử dụng thuốc, hãy thêm ngay các thức ăn dưới đây vào thực đơn để giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.
1. Quả việt quất
Việt quất là loại trái cây có khả năng đào thải axit khá tốt. Nó được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn cho người bệnh gout hoặc những người có axit uric trong máu cao.
Không chỉ có hàm lượng purin thấp, quả việt quất còn chứa nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa anthocyanin. Chúng có tác dụng kháng viêm, bảo vệ khớp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa purin và làm tăng khả năng đào thải axit uric cho cơ thể.
Bạn có thể tận dụng loại quả này để cân bằng nồng độ axit uric trong máu bằng cách ăn trực tiếp, xay sinh tố, dùng kèm với sữa chua hay làm bánh…
2. Rau cần
Nếu xét nghiệm thấy axit uric tăng cao bất thường, bạn nên thêm ngay rau cần vào chế độ ăn. Thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố, khu phong, lợi thấp.
Cùng với đó, nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú trong rau cần còn giúp tăng cường đào thải axit uric, nâng cao sức đề kháng, chống sưng đau khớp, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh gout.
Uống 1 ly nước ép rau cần mỗi ngày chính là cách đơn giản để giảm axit uric. Ngoài ra, thực phẩm này còn được sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn ngon tốt cho sức khỏe.
3. Dưa hấu
Dưa hấu được xếp vào nhóm thức ăn đào thải axit uric tốt nhờ có tác dụng lợi tiểu, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa và loại bỏ axit uric thông qua đường tiết niệu. Đây cũng là một trong số ít những loại quả gần như không chứa nhân purin nên sẽ tránh được tình trạng tăng axit uric khi sử dụng thường xuyên.
Ăn dưa hấu hoặc uống nước ép dưa hấu mỗi ngày còn bổ sung cho cơ thể nguồn kali và vitamin phong phú. Khi được hấp thụ, các chất này sẽ thúc đẩy quá trình đào thải purin, chống viêm, bảo vệ khớp, cải thiện các triệu chứng của bệnh gout cấp tính.
4. Sữa
Thói quen uống sữa không chỉ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp mà còn có tác dụng hỗ trợ đào thải axit uric, giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp, loãng xương hay bệnh gout. Thực phẩm này giúp đẩy nhanh quá trình thủy phân axit uric, qua đó ngăn chặn sự tích tụ của các tinh thể muối gây sưng đau khớp.
Tuy nhiên, các trường hợp đang bị thừa cân, béo phì không nên uống nhiều sữa. Hãy lựa chọn các loại sữa tách béo một phần hay hoàn toàn để hạn chế tình trạng tăng cân.
5. Rau cải xanh
Rau cải xanh là một thực phẩm có tính kiềm nên giúp trung hòa nồng độ axit uric trong máu, giảm lượng axit dư thừa. Thêm vào đó, thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin C, K, chất xơ và chất chống oxy hóa. Các chất này có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, kích thích tái tạo các mô sụn, giảm tổn thương cho khớp khi bị bệnh gout tấn công.
Khi chế biến rau cải, bạn chỉ nên nấu vừa chín tới. Không đun sôi quá lâu làm thất thoát vitamin C.
6. Trái cây có múi
Các loại quả có múi như cam, quýt hay bưởi được xem là cứu tinh cho người bị tăng axit uric hay các trường hợp mắc bệnh gout. Khi vào cơ thể, nhóm thực phẩm này sẽ tạo ra môi trường kiềm giúp thúc đẩy quá trình đào thải axit uric.
Cùng với đó, nguồn vitamin C và chất xơ phong phú được tìm thấy trong nhóm trái cây có múi còn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng khả năng miễn dịch
- Giảm viêm khớp
- Bảo vệ các mô sụn khỏe mạnh
- Giảm thiểu tổn thương cho khớp khi bị bệnh gout tấn công.
- Hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình chuyển hóa purin và các chất có lợi cho xương khớp.
7. Bí đỏ
Bí đỏ là thức ăn đào thải axit uric tiếp theo được khuyến khích sử dụng cho người bị gout hoặc tăng axit uric trong máu. Ngoài tính kiềm mạnh và đặc tính lợi tiểu tự nhiên, thực phẩm này hầu như không chứa nhân purin nên có thể giúp trung hòa và loại bỏ axit uric dư thừa ra ngoài theo đường tiết niệu.
Mỗi tuần, bạn có thể ăn 2 – 3 bữa bí đỏ. Thực phẩm này được sử dụng theo nhiều hình thức như hấp, luộc, nấu canh hay làm bánh đều rất ngon miệng.
8. Quả nho
Uống 1- 2 ly nước ép nho mỗi ngày là cách đơn giản để giảm axit uric dư thừa trong máu nhanh hơn. Loại trái cây này đặc biệt chứa nhiều vitamin A, C và Kali. Đây là những chất có lợi cho việc đào thải axit uric, đồng thời giúp ngăn chặn phản ứng sưng viêm tại khớp, giảm nguy cơ tái phát các cơn gout cấp tính.
9. Rau cải bắp
Rau cải bắp là thực phẩm đào thải axit uric dễ kiếm, có thể được tìm thấy quanh năm. Với hàm lượng purin thấp, thực phẩm này rất thích hợp cho những người đang bị gout.
Sử dụng bắp cải 3 – 4 lần mỗi tuần trong thực đơn cũng là cách đào thải axit uric tự nhiên, an toàn cho cơ thể. Thực phẩm này bổ sung lượng lớn vitamin C cùng với chất xơ tham gia vào quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể.
10. Quả cherry
Nằm cuối cùng trong danh sách các thức ăn đào thải axit uric tốt nhất cho bạn đó chính là quả cherry, hay còn gọi là anh đào. Loại quả này cung cấp nguồn chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C phong phú giúp kháng viêm, bảo vệ khớp, loại bỏ axit uric dư thừa.
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh gout hoặc nồng độ axit uric trong máu tăng cao quá ngưỡng an toàn, bạn nên thường xuyên ăn cherry hoặc uống nước ép từ loại trái cây này để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng của bệnh gout.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!