Đau Gót Chân Do Bệnh Gout
Đau gót chân do bệnh gout thường kèm theo các triệu chứng đau nhức, sưng phù tại các khớp làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi lại. Người bệnh cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện chuyên về xương khớp để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời càng sớm càng tốt.
Định nghĩa
Lạm dụng bia rượu, thuốc lá, thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều đạm làm rối loạn axit uric chính là những nguyên nhân gây bệnh gout hàng đầu. Căn bệnh này thường có tỷ lệ gặp rất nhiều ở nam giới trung niên, những người béo phì, người có tính chất công việc phải thường xuyên nhậu nhẹt, tiếp khách hàng ngày.
Các triệu chứng của bệnh khá dễ nhận biết, được biểu hiện đầu tiên bằng tình trạng sưng đau, nóng đỏ các khớp. Trong đó đau gót chân cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên do bệnh gout gây ra khiến người bệnh đau nhức đến không thể đi lại. Nhận biết và phòng tránh sớm các triệu chứng này chính là cách ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh xuất hiện.
Vậy tình trạng đau gót chân cho bệnh gout được biểu hiện thế nào?
- Phần gót có cảm giác bị sưng đau nghiêm trọng, nếu đi lại hay nhấc chân sẽ có cảm giác như bị các miếng thủy tinh cứa vừa
- Cơn đau âm ỉ, có thể bùng lên nếu đi lại hay hoạt động, khi đứng và đặc biệt lúc đi giày cao gót, tuy nhiên nếu để chân nghỉ ngơi có thể giảm bớt
- Tình trạng đau gót chân cho bệnh gout cũng có thể nghiêm trọng hơn nếu người bệnh sử dụng các thực phẩm làm tăng acid uric như rượu bia, nội tạng động vật, đồ ăn muối chua hay các nhóm thịt đỏ
- Gót chân sưng đỏ, sờ vào thấy ấm nóng rất khó chịu
- Vùng da quanh gót chân có cảm giác ngứa ngáy, dù có gãi cũng không cải thiện rất khó chịu, một số người còn có tình trạng bị bong tróc da ở vùng này
- Vùng da quanh gót chân hơi đỏ nên nhìn giống bị nhiễm trùng
- Càng về đêm hay những khi trời lạnh cơn đau cũng có xu hướng tăng dần lên
- Gót chân sưng to nên không thể đi các loại giày như bình thường mà phải chuyển sang đi dép
- Khó khăn trong đi lại, có dấu hiệu đi cà nhắc
- Càng về sau, các hạt topic ở gót chân do bệnh gout lại càng xuất hiện rõ hơn làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại của người bệnh
- Các triệu chứng ở gót chân sau đó có thể lan sang các khu vực lân cận như mắt cá chân, bàn chân, lên tới cả các ngón chân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mỗi người
Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, một số người có thể dễ nhầm lẫn các triệu chứng đau gót chân với các bệnh lý khác như viêm bao hoạt dịch, viêm can gân gót chân, các bệnh thần kinh ngoại biên. Điều trị sai cách sẽ làm các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ra nhiều khó khăn khi điều trị.
Mỗi cơn đau nhức do có liên quan đến gút thường kéo dài từ 2- 7 ngày, tùy giai đoạn bệnh. Ở những người đang điều trị duy trì chỉ cần ăn các thực phẩm như trứng vịt lộn, lòng lợn thì cơn đau sẽ bùng phát trở lại. Người bị gout tái đi tái lại thường xuyên mà không có hướng kiểm soát phù hợp còn có nguy cơ bị sỏi thận nên càn cực kỳ thận trọng.
Chăm sóc tại nhà
Giảm đau gót chân do bệnh gout tại chỗ
Ngay sau khi thấy có dấu hiệu gót chân do gout tái phát, bạn nên nhanh chóng tìm chỗ nghỉ ngơi, nếu đang đi giày, đặc biệt là giày cao gót thì nên tháo ra để chân được thả lỏng. Gót chân sẽ rất cần được nghỉ ngơi và thư giãn lúc này, nếu bạn vẫn tiếp tục đi lại, chạy bộ thậm chí có thể gây nguy hiểm ngược lại cho chính bản thân mình.
Một số cách đơn giản có thể giúp bạn giảm đau gót chân do bệnh gout nhanh chóng bao gồm:
- Chườm đá: theo các chuyên gia, việc chườm đá có thể mang lại rất nhiều tác dụng cho bệnh nhân gout như giảm phù nề, ứ nước nên cũng giảm được tình trạng đau nhức sưng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên bạn chỉ nên chườm trong khoảng 15 phút mỗi lần, nên bọc đá lại trong vải hay bao nilon, tránh chườm lên da trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh.
- Ngâm chân với nước ấm: nước ấm sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhẹ nhàng, kích thích máu huyết lưu thông ổn định hơn. Người bị gout ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp ngủ ngon hơn, tránh cơn đau xuất hiện. Bạn có thể kết hợp thêm một số thảo dược như hoa cúc, lá sốt, sả để chân được thư giãn.
- Thay đổi tư thế gót chân: Đặt gót chân lên trên cao, tránh đi lại quá nhiều, nâng cao bàn chân khi ngủ cũng là một trong những phương pháp tạm thời có thể giảm nhanh cơn đau nhức lúc này.
Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng
Nếu chỉ dùng thuốc thôi thì cơn đau của bạn sẽ không bao giờ chấm dứt bởi đây là căn bệnh liên quan rất nhiều đến chế độ sinh hoạt, ăn uống. Người bệnh cần phải kiểm soát một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh hơn để nhanh chóng cải thiện cơn đau, ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh cũng như nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe cho bản thân.
Các chế độ sinh hoạt cần thiết cho người bị đau gót chân do bệnh gout như sau
- Những thực phẩm cần tránh xa chính là các thức ăn làm tăng acid uric như đồ ăn muối chua, nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, rượu bia, hải sản, cá biển, đồ uống có cồn, trứng vịt lộn hay nhóm thực phẩm có chứa các chất béo bão hòa như thịt gà, mỡ lợn, dầu dừa...
- Tăng cường các loại rau xanh và trái cây, các nhóm thực phẩm giàu vitaminC như rau cải, cam quýt, cà rốt..
- Đảm bảo uống nhiều nước hằng ngày từ 2- 2,5 lít nước, đặc biệt khi phải dùng các loại thuốc. Có thể kết hợp các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ, không nên sử dụng các thức uống dùng đường hóa học
- Nên sử dụng các loại đường tự nhiên hay đường ăn kiêng thay cho đường tinh luyện
- Duy trì đẩy đủ giấc ngủ hằng ngày, tránh căng thẳng mất ngủ
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, nếu quá đau nhức người bệnh cũng nên di chuyển nhẹ nhàng để xương khớp thư giãn, hạn chế tình trạng nằm liệt giường
- Duy trì thói quen thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra các chỉ số của cơ thể, từ đó có hướng kiểm soát phù hợp nhất.
Điều trị
Ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng đau gót chân do có liên quan đến bệnh gout, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị. Người bị gout không chỉ cần dùng thuốc mà còn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh để ngăn ngừa tối đa nguy cơ các triệu chứng tái phát trở lại.
Người bệnh cần phải thực hiện một số loại xét nghiệm máu, chọc dịch khớp để xác định chính xác các chỉ số trong cơ thể, từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng người.
Dùng thuốc Tây y
Tùy từng giai đoạn điều trị mà người bị đau gót chân do bệnh gout có thể được chỉ định các loại thuốc khác nhau. Mục đích chủ yếu của các loại thuốc này là để giảm đau, giảm chỉ số acid uric, ngăn ngừa nguy cơ các hạt topic phát triển về kích thước khiến chân bị sưng tấy, đau nhức nặng.
Theo đó, một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng bao gồm
- Nhóm thuốc giảm đau và chống viêm: phổ biến nhất là dùng Paracetamol, nhưng hầu hết không còn đem lại tác dụng cho những giai đoạn sau. Bác sĩ thường chỉ định các nhóm thuốc giảm đau chống viêm mạnh hơn như nhóm NSAID, Colchicin, Corticosteroid,…để kiểm soát cơn đau hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc giảm acid uric: việc sử dụng các loại thuốc như Febuxostat, Allopurinol, Pegloticase, Probenecid,… có thể hỗ trợ giảm lượng acid uric trong máu, nhờ đó có thể giảm kích thước tophi, cũng như giảm được tình trạng đau nhức hiệu quả.
- Thuốc dự phòng: các loại thuốc này có thể được chỉ định dùng duy trì nhằm ngăn ngừa việc tích tụ acid uric hay bị tạo mủ tại vị trí các hạt topic khiến da bị lở loét. Một số thuộc thuộc nhóm này như Indomethacin, Naproxen natri, Colcrys, Diclofenac,…
- Một số loại thực phẩm chức năng: người bệnh có thể tham khảo bác sĩ dùng một số loại TPCN để duy trì các chỉ số acid uric ở mức độ phù hợp, từ đó ngăn ngừa nguy cơ các triệu chứng tái phát trở lại sau đó, điều này mang đến giá trị rất cao trong việc cải thiện bệnh. Một số sản phẩm mà bạn có thể quan tâm như Bonigut, ForGout; NaviGút..
Tuy nhiên việc dùng thuốc cần đảm bảo có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng, đặc biệt với các nhóm thuốc giảm đau,. Dùng thuốc sai cách, quá liều thậm chí còn gây tác dụng phụ ngược lại khiến đau nhức nghiêm trọng hơn, thận tổn thương hơn nên cần cực kỳ thận trọng.
Các bài thuốc dân gian
Việc dùng các bài thuốc cũng được rất nhiều người sử dụng để giảm các triệu chứng đau gót chân do gout, đặc biệt ở những giai đoạn đầu. Bài thuốc này thường sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm, an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên liệu quả lại phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Hiệu quả của thuốc cũng không nhanh như các loại thuốc Tây giúp giảm đau nên bạn cần thận trọng.
Một số bài thuốc đơn giản giúp giảm đau gót chân do bệnh gout như sau
- Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt rửa sạch, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần dùng vài lá đun sôi lấy nước uống. Ngoài ra đun nước lá lốt ngân châm cũng mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho người bị gout.
- Bài thuốc từ lá tía tô: Có thể thực hiện tương tự 2 cách như lá lốt. Ngoài ra bạn còn có thể sao nóng lá tía tô trên chảo để áp vào gót chân cũng giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả
- Bài thuốc từ cây chó đẻ: Cây chó đẻ tươi rửa sạch, có thể lấy cả phần rễ rồi đem phơi khô. Dùng nước nấu từ cây chó để phơi khô cũng giúp kiểm soát được các chỉ số acid uric ổn định
- Nước chanh: uống nước chanh hạ acid uric cũng là biện pháp giảm đau tạm thời mà bạn có thể tham khảo, đặc biệt với những người mới sử dụng rượu bia.
Tuy nhiên cần thận trọng nếu dùng các bài thuốc này song song với các loại thuốc Tây y. Bạn vẫn có thể dùng các bài thuốc đắp để cải thiện các triệu chứng tạm thời thay vì lạm dụng các thuốc giảm đau quá mức.
Điều trị ngoại khoa
Cần chú ý rằng, bị gout chân sưng đau có xu hướng tiến triển mãn tính, việc thực hiện các can thiệp ngoại khoa cũng chỉ giúp kiểm soát bệnh phần nào, không thể điều trị dứt điểm. Việc phẫu thuật có thể chỉ định nếu có dấu hiệu bị bội nhiễm, hạt topic sưng to làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay sinh hoạt, tuy nhiên cũng cần phụ thuộc theo chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh nếu cần phẫu thuật gót chân sưng đau do bệnh gout nên tìm đến các bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Sau phẫu thuật vẫn cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng đau gót chân do bệnh gout thường biểu hiện cực kỳ rõ ràng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh hằng ngày nên cần kiểm soát sớm. Người bị gout nên cố gắng kiểm soát nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh tối đa các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Câu hỏi thường gặp
Củ ráy chữa bệnh gout rất tốt. Nguyên nhân là vì:
- Thành phần hóa học chính trong củ ráy là flavonoid - một chất có khả năng chống viêm, giảm đau, sưng khớp rất tốt.
- Thúc đẩy lưu thông máu và chuyển hóa hoạt chất, từ đó giảm lượng cholesterol xấu, phòng ngừa hiệu quả bệnh lý xương khớp.
- Hỗ trợ loại bỏ chất cặn bã, đồng thời tăng cường giải độc cho thận.
- Tăng cường miễn dịch cơ thể, nâng cao sức khỏe xương khớp.
Người bị gút hoàn toàn có thể bổ sung canxi cho cơ thể với hàm lượng khác nhau giữa từng đối tượng (19 – 49 tuổi: 700mg/ngày; trên 50 tuổi: 1000mg/ngày)
Lợi ích của canxi với người bệnh gút gồm:
- Tăng độ chắc khỏe cho xương khớp toàn thân.
- Giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức xương khớp do bệnh gút.
- Phòng ngừa viêm xương khớp, gãy xương, loãng xương.
- Nâng cao hệ miễn dịch.