Uống thuốc Paracetamol Khi Đói Được Không?
Có không ít người gặp phải các cơn đau đầu, đau vai, mỏi cơ, đau xương khớp thường dùng thuốc giảm đau để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Phần lớn các loại thuốc giảm đau đều mang tới các tác dụng phụ nhưng Paracetamol thì hạn chế được vấn đề này. Tuy nhiên, uống Paracetamol khi đói được không vẫn là một trong những câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Để giải đáp vấn đề này một cách chính xác và đảm bảo sức khỏe trong quá trình sử dụng, mời bạn đọc tham khảo chủ đề bài viết dưới đây.
Uống thuốc Paracetamol khi đói được không?
Paracetamol thường được điều chế dưới dạng viên sủi hoặc viên nén với công dụng giảm đau, hạ sốt. Loại thuốc này được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến nên dễ dẫn tới hiện tượng quá liều và gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, chúng có thể khiến bạn bị ngộ độc gan hoặc hoại tử gan, thậm chí là gây tử vong nên cần hết sức lưu ý.
Việc dùng thuốc Paracetamol trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới hệ lụy nguy hại tới sức khỏe. Theo kết quả nghiên cứu, có tới 10% dân số toàn cầu là nạn nhân của chứng vôi hóa khớp – tỷ lệ lớn nằm ở người thuộc nhóm trên 60 tuổi.
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến nhưng do sự thiếu nhận thức về việc kết hợp các loại thuốc, thời điểm uống thuốc nên vẫn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Vậy uống thuốc Paracetamol khi đói được không?
Theo đó, việc uống thuốc Paracetamol khi đói sẽ làm tăng các phản ứng bất lợi xảy ra trong cơ thể như cảm giác buồn nôn, nôn. Đồng thời chúng cũng gây ra chứng táo bón do thành phần của thuốc. Do đó, bạn nên sử dụng các loại thuốc này sau khi ăn sẽ làm giảm những tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.
Tìm hiểu: Ăn Gì Để Giảm Lượng Protein Trong Nước Tiểu?
Các lưu ý khi dùng Paracetamol
Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề uống Paracetamol khi đói được không cũng như để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng trong việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol như sau:
- Cho dù là Paracetamol hay bất cứ loại thuốc nào thì bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Thuốc Paracetamol chống chỉ định với các trường hợp đã điều trị liên tục trong 10 ngày với người lớn và 5 ngày với trẻ em. Trừ khi đó là yêu cầu từ bác sĩ có chuyên môn.
- Liều dùng thuốc ở từng lứa tuổi sẽ có sự khác nhau, chẳng hạn với người lớn cần dùng không quá 10mg/kg và không quá 5mg/kg với trẻ nhỏ trong mỗi lần sử dụng.
- Chỉ sử dụng thuốc khi bị đau nhức và sốt trên 38,5 độ.
- Tuyệt đối uống bia, rượu trong quá trình sử dụng loại thuốc giảm đau, hạ sốt này.
- Không sử dụng thuốc Paracetamol trong trường hợp đối tượng đó bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc; người đang bị say rượu; người bị bệnh về thận, gan, phổi, tim mạch; những người bị thiếu máu, thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase đều không nên sử dụng.
Tham khảo: Bà Bầu Uống 2 Viên Canxi Cùng Lúc Được Không?
- Trong trường hợp bị đau răng, đau khớp, đau đầu, đau do chấn thương, ngã,… mà cần uống Paracetamol để giảm đau thì cần lưu ý rằng, thuốc chỉ có tác dụng sau 15 – 30 phút và cho hiệu quả giảm đau tối đa trong 3 – 4 giờ. Vì thế nên liều lượng thuốc nên sử dụng cần cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.
- Việc dùng Paracetamol trong bữa ăn có thể làm giảm công dụng cũng như hạn chế khả năng hấp thụ của thuốc vào cơ thể. Vì thế, bạn nên sử dụng thuốc cách bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng. Bên cạnh đó, nước ấm có thể làm tăng khả năng hấp thụ của thuốc nên bạn hãy lưu ý.
- Paracetamol sử dụng chung với một số loại thuốc giảm huyết áp có thể dẫn tới tăng huyết áp hay hạ nhiệt đột ngột khi kết hợp với Phenothiazin.
Nhìn chung, bài viết đã giúp bạn giải đáp xong câu hỏi thắc mắc “uống paracetamol khi đói được không?”. Với những thông tin được chia sẻ, các bạn có thể hiểu hơn về loại thuốc giảm đau, hạ sốt này cũng như hy vọng các bạn có thể sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh tác dụng phụ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!