Uống Rượu Bị Đau Khớp Gối Là Bệnh Gì? Điều Cần Biết
Sau khi uống rượu bia bị đau khớp gối có thể do bạn đã ngồi quá lâu trong một tư thế, do dị ứng, rối loạn điện giải hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gout. Dù là do nguyên nhân nào thì việc sử dụng đồ uống có cồn cũng không hề tốt nên cần kiểm soát càng sớm càng tốt.
Uống rượu bị đau khớp gối do những nguyên nhân nào?
Uống rượu bia đang là thói quen của rất nhiều người, kể cả người trẻ lẫn người già với mục đích giải tỏa tâm trạng. Tuy nhiên tình trạng đau khớp gối sau khi uống rượu lại chủ yếu gặp ở nam giới, đặc biệt là những người đã có thói quen lạm dụng rượu bia trước đó. Ngay cả những người trẻ vẫn hoàn toàn có nguy cơ gặp các triệu chứng này nên tuyệt đối không nên chủ quan.
Tùy theo từng nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của triệu chứng này có thể khác nhau. Cụ thể, uống rượu bị đau khớp gối có thể do các tác nhân sau
Các tác nhân phổ biến
Tình trạng đau khớp gối nếu liên quan đến các yếu tố cấp tính thường chỉ xuất hiện trong vài tiếng hoặc một vài ngày, thường không kèm theo sưng viêm đầu gối. Người bệnh cũng chỉ bị đau nhức gối kèm theo uể oải mệt mỏi do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn chứ ít gặp các triệu chứng bất thường khác.
Cụ thể, các nguyên nhân làm đau nhức đầu gối sau khi uống rượu bao gồm
- Ảnh hưởng từ tư thế: người uống rượu có thể ngồi đến hàng tiếng đồ hồ, thậm chí có những người có thể ngồi đến nửa ngày. Họ chỉ đứng khi mỗi lần cần đi vệ sinh và mỗi khi đứng lên sẽ thấy đau nhức, ê ẩm đầu gối nhẹ. Nguyên nhân là do mạch máu kém lưu thông, ít vận động khiến khớp bị cứng lại. Những người ngồi xếp bằng, ngồi dưới đất thường dễ bị đau gối hơn những người ngồi trên bàn. Ngoài ra sau khi uống rượu nếu bạn nằm ngủ với tư thế không phù hợp, nằm cơ quắp hay bị người khác đè lên chân thì khi tỉnh dậy cũng dễ cảm thấy đầu gối ê ẩm.
- Do dị ứng bia rượu: ở một vài người bị dị ứng bia rượu bên cạnh các triệu chứng nổi mẩn toàn thân, ngứa ngáy thì cũng có thể kích hoạt một vài phản ứng làm sưng viêm khớp gối. Các triệu chứng liên quan đến dị ứng thường rất dễ nhận biết, bạn cần ngưng uống rượu nhanh chóng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xuất hiện do dị ứng.
- Mất nước: khi uống rượu bia nhiều kích thích bạn đi vệ sinh nhiều do hình vasopressin kích thích việc buồn vệ sinh, điều này cũng có thể là nguy cơ khiến bạn có cảm giác đau mỏi khớp gối. Nguyên nhân là do mất nước làm mất cân bằng chất điện giải, thiếu chất lỏng, thiếu nước khiến các hoạt động của cơ thể kém tuần hoàn. Bên cạnh đau khớp gối bạn còn thấy khô miệng dù uống nước liên tục, đau nửa đầu và mệt mỏi.
- Mất cân bằng điện giải: không chỉ do mất nước mà các thành phần có trong rượu cũng góp phần làm thay đổi các chất điện giải như natri, kali, clo, magie, canxi, phosphate, bicarbonate, trong cơ thể, khiến đầu gối không tiết ra đủ các chất làm bôi trơn và gây đau khớp gối.
Ảnh hưởng từ một số bệnh lý
Uống rượu bị đau khớp gối có thể làm kích hoạt một số bệnh lý tái phát hoặc cho thấy dấu hiệu rõ ràng hơn của một vài bệnh lý nguy hiểm tại đầu gối. Việc tiếp tục uống rượu lúc này sẽ khiến cho các triệu chứng đau nhức nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể không đi lại được trong vài ngày. Gặp gỡ bác sĩ ngay lúc này sẽ kiểm soát được các biến chứng khác xuất hiện.
Cụ thể, việc uống rượu có thể kích hoạt các bệnh lý sau
- Bệnh gout: Lạm dụng rượu bia chính là nguyên nhân gây bệnh gout hàng đầu do rối loạn acid uric do có purin, đồng thời người người bị gout sau điều trị nếu vẫn tiếp tục uống rượu bia sẽ kích hoạt các triệu chứng bệnh bùng phát làm đau nhức sưng viêm khớp gối và các khớp nhỏ khác nghiêm trọng. Người bị gout sau mỗi lần uống rượu có thể đi lại khó khăn trong vài ngày vì quá đau nhức.
- Ảnh hưởng từ các bệnh xương khớp khác: những người có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh một số bệnh xương khớp khác luôn được yêu cầu phải kiêng rượu, đồ uống có cồn. Việc sử dụng rượu kia không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn bùng phát trở lại các dấu hiệu viêm khớp, tràn dịch khớp hoặc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Ở người bị viêm khớp thậm chí có thể biến chứng thành đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia).
- Phản ứng với các thành phần trong rượu: ở một số người bị celiac, bệnh lupus ban đỏ hay viêm khớp dạng thấp (RA) có xu hướng dị ứng với các thành phần ngũ cốc. Trong khi đó các loại rượu thường có chiết xuất từ các dạng ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, gạo nếp nên sẽ kích hoạt các triệu chứng bệnh nhanh chóng trở lại.
- Ảnh hưởng từ thuốc: khi dùng bất cứ loại thuốc nào các bác sĩ cũng khuyến khích không nên uống rượu. Việc sử dụng rượu có thể làm tương tác với các thành phần trong thuốc dẫn với đau nhức đầu gối sau khi uống rượu.
Uống rượu bị đau khớp gối cho nguy hiểm không?
Thực tế rất nhiều người sử dụng rượu để cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, đây là các bài thuốc dân gian truyền tai nhau. Tuy nhiên nếu lạm dụng không đúng cách thì dù là đang dùng rượu thuốc, rượu ngâm các thảo dược tốt cho xương khớp thì vẫn hoàn toàn gây ra tình trạng đau nhức ê ẩm tại khớp gối.
Rất nhiều người uống rượu say thường bị làm lu mờ đi các triệu chứng đau khớp gối và gây ra các phản ứng nghiêm trọng vào ngày hôm sau. Thực tế cũng ghi nhận không ít người bị ngộ độc, dị ứng với rượu làm phát ban phù nề khắp người và cần phải cấp cứu nhanh chóng để phòng các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
Mặt khác, dù đang điều trị các bệnh gây đau nhức xương khớp hay bất cứ bệnh nào thì dùng rượu bia cũng làm giảm đi ít nhất một nửa hiệu quả điều trị. Đặc biệt ở những bệnh nhân gout nếu vẫn tiếp tục sử dụng rượu bia sẽ luôn sống trong trạng thái ê ẩm, không thể đi lại hay làm bất cứ việc gì, dù dùng bao nhiêu thuốc cũng không thể cải thiện.
Hơn hết, việc uống rượu chưa bao giờ là tốt. Sử dụng 1- 2 ly có thể tốt cho khớp, tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng uống rượu quá nhiều, ngày nào cũng quá chén sẽ không chỉ bị đau khớp gối mà còn hại cho toàn bộ cơ thể, từ xương khớp, các cơ quan nội tạng và cả hệ thần kinh. Các ảnh hưởng về sức khỏe có liên quan đến rượu đều rất nghiêm trọng nên tuyệt đối không được chủ quan.
Hướng khắc phục tình trạng uống rượu bị đau khớp gối
Ngay khi cảm thấy đầu gối đau nhức, ê ẩm thì bạn cần ngưng uống rượu ngay lập tức. Nếu đau vào ngày hôm sau thì cần tìm cách giải rượu, loại bỏ hết độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu cơn đau vẫn nghiêm trọng thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và chỉ định các điều trị kịp thời.
Các biện pháp xử lý tạm thời
Có rất nhiều nguyên nhân làm người uống rượu bị đau khớp gối nên bạn chưa cần đến bệnh viện ngay nếu cơn đau chưa ở mức độ nghiêm trọng. Ngừng uống rượu, tìm các giải rượu và nghỉ ngơi chính là biện pháp hữu ích nhất để giải quyết cơn đau ngay lúc này.
Một số cách giải quyết cơn đau tại chỗ mà bạn có thể tham khảo như
- Thực hiện giải rượu: uống thật nhiều nước, có thể dùng nước chanh, nước gừng nóng để tăng cường tốc độ đào thải các độc tố dư thừa cho rượu gây ra. Khi bạn dần tỉnh táo hơn thì cơn đau cũng có phần được cải thiện. Những người bị dị ứng có thể uống trà bạc hà cũng có chứa các thành phần kháng sinh rất tốt. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn cơm hay húp canh nóng cũng mang đến nhiều tác dụng tốt cho cơ thể lúc này.
- Chườm đầu gối: bạn có thể tham khảo chườm nóng hay chườm lạnh tạm thời trên đầu gối để kiểm soát cơn đau, hiệu quả trên mọi trường hợp. Chú ý chỉ nên chườm trong 15 phút và nghỉ ngơi, không nên chườm quá lâu
- Vận động nhẹ nhàng: bạn có thể đứng dậy đi lại hoặc ngồi trên một mặt phẳng, co duỗi chân nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng cơ bị cơ cứng.
- Dùng các bài thuốc: nếu không quá đau nhức và có sẵn nguyên liệu, bạn có thể dùng lá lốt, lá ngải cứu sao khô với muối hội, đợi nguội bớt rồi gói trong một chiếc khăn mỏng để chườm lên vị trí đầu gối bị bong.
- Thay đổi tư thế: nếu đi ngủ, bạn nhớ chèn một chiếc gối dưới chân để nâng chân lên cao giúp máu huyết lưu thông cũng sẽ ngủ ngon hơn, loại bỏ tình trạng đau nhức vào hôm sau.
Thường nếu không liên quan đến các yếu tố bệnh lý, cơn đau cũng thuyên giảm rất nhanh, có thể cải thiện ngay sau khi ngưng uống rượu và nghỉ ngơi.
Điều trị y tế
Người bị bùng phát cơn đau khớp đầu gối sau khi uống rượu cần phải dùng thuốc hay một số biện pháp điều trị y tế mới có thể cải thiện được các triệu chứng này. Người bệnh nếu đau nặng trong 1- 2 ngày không khỏi, chân tê cứng đến nỗi không thể đi lại hay có dấu hiệu sưng đỏ đầu gối nên thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tùy từng nguyên nhân, đa phần bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để kiểm soát các triệu chứng tạm thời. Thuốc thường được chỉ định liều ngắn, không được chỉ định lâu dài. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh
Như đã nói việc dùng thuốc chỉ nhằm khắc phục các triệu chứng tạm thời. Người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh sau đó để phục hồi dần sức khỏe, hạn chế các tiến triển xấu xuất hiện. Tốt nhất nếu đã uống rượu bị đau khớp gối thì người bệnh nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ rượu vì sẽ rất dễ tái phát trở lại.
Để phục hồi sức khỏe nhanh nhất, người bệnh nên áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh sau
- Tắm nước ấm để thư giãn đầu gối và toàn cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên nếu chưa thực sự hết say thì bạn không nên tắm, đặc biệt là tắm với nước lạnh vì cơ thể đang yếu, dễ có nguy cơ cơ cảm lạnh hay thậm chí là đột quỵ
- Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh, người sau uống rượu nên ăn các dạng đồ nóng, đồ nước chẳng hạn như cháo, súp, canh hầm, trứng hay chuối. Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày thì nên ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất từ rau xanh, trái cây, các nhóm đạm lành mạnh.
- Tránh xa đồ uống có cồn khác, thuốc lá hay cả các chất kích thích. Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhóm thịt đỏ, đồ ăn muối chua hay nội tạng động vật cũng nên hạn chế với những bệnh nhân có tiền sử các bệnh về xương khớp
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Nếu đang bị đau nhức đầu gối bạn có thể chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng, thực hiện co duỗi chân, tránh vận động quá mạnh có thể vô tình làm tổn thương khớp gối
- Giảm cân trong trường hợp cần thiết, tránh tình trạng gây áp lực lớn lên đầu gối, dễ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ở khớp gối
- Với những người có tiền sử bệnh lý hay dị ứng, nên kiểm soát chế độ ăn uống, tìm hiểu xem có thể ăn gì và không nên ăn gì để hạn chế bị kích ứng
- Uống đủ nước hằng ngày, người trưởng thành nên sùng từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
- Ngủ đủ giấc, hạn chế các căng thẳng
Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng tạm thời. Để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới hệ thống xương khớp, phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị bệnh triệt để, tận gốc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!