Uống Trà Gì Tốt Cho Đại Tràng?
Để giúp giảm bớt tình trạng khó chịu, đau rát do bệnh đại tràng co thắt gây ra, các bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế căng thẳng và uống thuốc. Một số loại trà có tác dụng làm giảm co thắt đại tràng bao gồm trà hoa hồi, trà hạt thì là, trà bạc hà, trà hoa cúc la mã, trà nghệ vàng, trà gừng.
Để giúp giảm bớt tình trạng khó chịu, đau rát do bệnh đại tràng co thắt gây ra, các bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế căng thẳng và uống thuốc. Bên cạnh những cách làm này, bạn cũng có thể sử dụng thảo mộc, trà thảo dược để cải thiện triệu chứng của bệnh. Vậy uống trà gì tốt cho đại tràng? Theo dõi bài viết dưới đây.
Uống trà gì tốt cho đại tràng?
Uống trà thường xuyên được xem là biện pháp thư giãn, giúp giảm bớt căng thẳng cũng như lo lắng thường nhật. Đối với sức khỏe thể chất, trà thảo mộc sẽ giúp giãn cơ bụng và giảm tình trạng co thắt đại tràng.
Bên cạnh đó, việc bổ sung chất lỏng thông qua trà cũng rất có ích cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là các loại trà ấm. Vậy cụ thể uống trà gì tốt cho đại tràng? Dưới đây là những loại trà mà các bạn nên sử dụng thường xuyên để có một sức khỏe tốt hơn.
Trà hoa hồi
Hoa hồi là loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để điều trị bệnh và các vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn đang thắc mắc uống trà gì tốt cho đại tràng thì có thể tham khảo loại trà hoa hồi này. Đây được xem là loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp ổn định dạ dày và điều hòa hệ tiêu hóa.
Theo một báo cáo từ nghiên cứu trên động vật năm 2013 chỉ ra rằng, chiết xuất từ tinh dầu hoa hồi có tác dụng làm giãn cơ hiệu quả. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón, cùng một số triệu chứng viêm đại tràng khác.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã kết hợp cây hồi với các loại cây khác để tạo ra tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này cần được thực hiện trên diện rộng với tính chất kiểm nghiệm cao hơn trước khi sản xuất thành sản phẩm hàng loạt.
Bên cạnh đó, hoa hồi cũng có đặc tính giảm đau, chống viêm. Theo một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy, những người sử dụng viên nang dầu hồi đã cải thiện đáng kể triệu chứng viêm đại tràng sau bốn tuần.
Cách dùng:
- Dùng chày và cối giã nhuyễn khoảng 1 thìa hạt hồi.
- Cho hạt hồi đã nghiền vào 2 cốc nước sôi.
- Sau đó, đem đi đun với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút thì để nguội bớt rồi uống.
Trà hạt thì là
Tiếp nối danh sách uống trà gì tốt cho đại tràng thì không thể không nhắc tới trà hạt thì là. Bởi thì là có khả năng làm giảm tình trạng đầy hơi và cải thiện tốt triệu chứng co thắt ruột. Nó còn được cho là có tác dụng giãn cơ ruột và làm giảm táo bón.
Theo nghiên cứu từ năm 2016, các nhà khoa học đã kết hợp tinh dầu thì là với curumin – thành phần lớn có trong nghệ tươi để điều trị chứng viêm đại tràng. Kết quả mà các nhà nghiên cứu thu về khá khả quan. Sau 30 ngày, hầu hết người dùng đều giảm triệu chứng và bớt đau bụng. Chất lượng cuộc sống của những người bị bệnh đại tràng cũng dần được nâng cao.
Ở một nghiên cứu khác, báo cáo chỉ ra việc kết hợp thì là với hạt caraway, bạc hà và ngải cứu cũng được xem là phương pháp điều trị bệnh đài tràng vô cùng hữu hiệu. Sự kết hợp này đã giúp các bệnh nhân giảm nhanh chóng các triệu chứng do bệnh đại tràng gây ra.
Cách dùng:
- Bạn sử dụng chày và cối giã nhuyễn 2 thìa thì là.
- Bỏ hạt đã nghiền vào cốc và đổ nước nóng lên trên.
- Chú ý ủ trong khoảng 10 phút mới nên sử dụng.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể ủ túi trà thì là được bán sẵn và thưởng thức nếu không có nhiều thời gian để chuẩn bị.
Trà bạc hà
Bạc hà là loại thảo mộc thường được dùng để làm giảm nhanh các vấn đề liên quan tới tiêu hóa, bao gồm cả những vấn đề về đại tràng. Việc uống trà bạc hà sẽ giúp người dùng cảm thấy bớt đau bụng, dịu ruột, giảm chướng bụng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bạc hà có tác dụng làm giảm mức độ đau ở những người mắc hội chứng đại tràng so với giả dược. Tuy nhiên, nhóm đối tượng như người bị trào ngược dạ dày, thực quản, các vấn đề về túi mật, ợ nóng thì không nên sử dụng loại trà này.
Tinh dầu bạc hà đã được nghiên cứu như một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đại tràng co thắt. Tinh dầu bạc hà có thể được truyền vào phổi thông qua bộ khuyếch tán hay được áp dụng lên da sau khi trộn với dầu nền (chẳng hạn như jojoba, dầu dừa, olive,…). Uống tinh dầu bạc hà cần có sự cho phép của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế bởi nó có thể mang tới nhiều rủi ro cho người uống.
Tuy nhiên, những rủi ro của việc uống trà bạc hà thấp hơn nhưng lại mang tới nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Theo một vài nghiên cứu, trà bạc hà có thể làm giảm chứng co thắt ruột và giúp gan thải độc tố rất tốt.
Cách dùng:
- Người dùng có thể sử dụng một giọt tinh dầu bạc hà nguyên chất vào một cốc nước ấm.
- Hoặc bạn có thể pha trà bằng cách sử dụng trà bạc hà dạng túi hoặc dạng lỏng tùy theo điều kiện. Với dạng túi trà, bạn cần chờ khoảng 5 phút cho trà ngấm rồi sử dụng.
Trà hoa cúc la mã
Hoa cúc la mã là một loại thảo dược phổ biến, loại trà này mang tới tác dụng ngăn ngừa và làm giảm nhanh chứng co thắt đại tràng. Đồng thời trà hoa cúc la mã còn giúp làm dịu hệ thống thần kinh, bao gồm cả chứng căng thẳng và lo âu.
Trà hoa cúc la mã giúp ngăn cản khí, đẩy lùi tình trạng đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng và đau đầu cho người dùng. Trường hợp các bạn bị rối loạn tiêu hóa kèm hội chứng ruột kích thích thì uống trà hoa cúc cũng có tác dụng cải thiện bệnh hiệu quả.
Cách dùng:
- Các bạn sử dụng trà hoa cúc ở dạng túi có sẵn hoặc sử dụng lá, nụ hoa phơi khô để pha trà.
- Pha với lượng vừa đủ, để khoảng từ 5 – 7 phút và uống khi còn ấm.
Trà nghệ vàng
Nghệ vàng khác với nghệ đen, chúng được đánh giá cao vì đặc tính chữa bệnh liên quan tới tiêu hóa. Theo đó, nghệ là một loại thảo mộc đã được nghiên cứu là có tác dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người dùng nghệ tươi dạng tinh bột hay dưới dạng viên nang đều giúp giảm đáng kể triệu chứng liên quan tới đường ruột. Người bệnh đã ít bị đau bụng, khó chịu hơn sau khi sử dụng trà nghệ vàng trong 2 tháng.
Cách làm:
- Người bệnh có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ, tinh bột nghệ để pha thành trà.
- Nghệ cũng là một nguyên liệu nên các bạn cũng có thể sử dụng chúng như một loại gia vị khi nấu ăn. Việc làm này sẽ giúp gia tăng hiệu quả cải thiện bệnh, triệu chứng liên quan tới đại tràng.
Trà gừng
Gừng là gia vị thường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn gia đình Việt. Chúng cũng được sử dụng rất nhiều để điều trị các triệu chứng liên quan tới rối loạn tiêu hóa và là một vị thuốc trong Đông y.
Tuy đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của gừng trong việc hỗ trợ viêm đại tràng co thắt. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, chiết xuất từ gừng có thể làm giảm viêm cũng như tạo ra lớp lót dạ dày, giúp dạ dày, đại tràng khỏe mạnh, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
Cách dùng:
- Người bệnh có thể sử dụng trà gừng đã được đóng thành túi có bán sẵn.
- Hoặc bạn có thể cắt một vài lát gừng tươi và ngâm trong cốc nước sôi để khoảng 10 phút thì uống.
- Bạn cũng có thể cho một chút mật ong hoặc nghệ để gia tăng công dụng hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng.
Các loại trà khác tốt cho đại tràng mà bạn có thể tham khảo
Tuy hiện nay chưa có nhiều bằng chứng khoa học với một số loại trà nêu trên, tuy nhiên nhiều người đã áp dụng và cho thấy hiệu quả tích cực trong việc cải thiện bệnh. Bên cạnh những loại trà tốt cho đại tràng đã nêu trên, các bạn có thể tham khảo thêm một số loại trà khác như sau:
- Trà oải hương.
- Trà mật ong chanh.
- Trà cam thảo.
- Trà bồ công anh.
- Trà hòa thảo.
Một số lưu ý giúp cải thiện bệnh đại tràng hiệu quả hơn
Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề uống trà gì tốt cho đại tràng, các bạn cũng cần lưu ý tới một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng bệnh đại tràng tái phát như sau:
- Vận động nhẹ nhàng và luyện tập thể thao thường xuyên sẽ làm cho cơ thể trở nên linh hoạt, hệ tiêu hóa được hoạt động trơn tru, giúp giảm đau cũng như hạn chế tình trạng táo bón.
- Các bạn không nên ăn quá no bởi như thế sẽ khiến các cơn đau dễ xuất hiện nhiều hơn, mật độ cũng dày hơn.
- Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn hàng ngày. Các bạn cần tránh ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất tanh hoặc các loại gia vị cay nóng, thực phẩm chưa được nấu chín kỹ.
- Hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo lắng cũng như hạn chế áp lực thái quá.
- Cần thực hiện xoa bóp, bấm huyệt giảm đau hằng ngày. Bởi việc xoa bóp và bấm huyệt sẽ giúp cơ thể phóng ra chất giảm đau endorphins giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bụng để làm giảm đau đại tràng. Bạn dùng 3 đầu ngón tay để ấn, xoay đều quanh rốn. Hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng khoảng 4 – 5 phút, các bạn sẽ thấy cơn đau viêm đại tràng co thắt giảm đáng kể.
- Vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy, người bị bệnh đại tràng nên nằm ở tư thế ngửa, co chân chống lên, dùng tay trái hoặc tay phải để xoa ổ bụng theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng. Kiên trì thực hiện liên tục khoảng 200 – 300 vòng mỗi ngày, bạn sẽ dần “tạm biệt” với những cơn đau đại tràng khó chịu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!