Niềng Răng Móm Là Gì? Phân Loại, Quy Trình Và Bảng Giá Chi Tiết

Niềng răng móm là lựa chọn an toàn giúp khắc phục khuyết điểm để gương mặt trở nên hài hòa, cân đối. Vậy thực sự niềng răng hàm móm có hiệu quả không, thời gian và chi phí cụ thể như thế nào? Nội dung chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hình ảnh mô phỏng niềng răng móm
Hình ảnh mô phỏng niềng răng móm

Niềng răng móm là gì? Khi nào cần niềng răng cho hàm móm?

Niềng răng móm là phương pháp sử dụng khí cụ chỉnh nha gắn trực tiếp vào răng nhằm tạo ra lực kéo để sắp xếp răng bị lệch về đúng vị trí. Đồng thời điều chỉnh khớp cắn về đúng tỷ lệ, đảm bảo tương quan chuẩn giữa 2 hàm.

Về cơ bản, tình trạng móm được chia thành 3 dạng là móm do răng, móm do xương hàm, móm do cả răng và xương hàm. Do bản chất của niềng răng là điều chỉnh vị trí răng và khớp cắn nên chỉ được áp dụng trong trường hợp móm do răng. Nếu bị móm do xương hàm thì cần phẫu thuật điều chỉnh xương hàm, nếu móm do cả răng và xương hàm thì phải kết hợp cả đeo niềng và phẫu thuật.

Biện pháp niềng răng móm được chỉ định trong trường hợp móm do răng
Biện pháp niềng răng móm được chỉ định trong trường hợp móm do răng

Các phương pháp niềng răng móm tốt nhất hiện nay

Hiện nay, các hình thức niềng răng rất đa dạng. Tùy thuộc vào tình trạng răng, khả năng tài chính, yêu cầu thẩm mỹ mà mỗi người có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng được nhiều người lựa chọn vì giá cả phải chăng. Tuy nhiên điểm trừ của niềng răng mắc cài kim loại là tính thẩm mỹ thấp, đôi khi gây một số khó khăn cho người đeo niềng.
  • Niềng răng mắc cài bằng sứ: Mắc cài sứ có kích thước, thiết kế giống như mắc cài kim loại nhưng có màu sắc tương đồng với màu răng, cho tính thẩm mỹ cao hơn.
  • Niềng răng mắc cài tự buộc: Loại mắc cài này có hệ thống cố định phần dây cung, người đeo niềng không cần tự chỉnh dây cung như thông thường.
  • Niềng răng mặt lưỡi: Mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, đem lại tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên hình thức này chỉ phù hợp để niềng răng móm khớp cắn ngược nhẹ, tình trạng móm của răng không quá nghiêm trọng.
  • Niềng răng không mắc cài (niềng răng móm trong suốt): Là hình thức niềng răng không dùng mắc cài mà dùng khay trong suốt. Do vậy đây là phương pháp niềng cho hiệu quả thẩm mỹ cao, cho phép người niềng tháo lắp dễ dàng.

Tham khảo: Niềng răng cho trẻ em nên hay không? Phương pháp và giá thành thực hiện?

Những câu hỏi thường gặp về dịch vụ chỉnh nha móm

Niềng răng móm thay đổi khuôn mặt, đem lại nụ cười rạng rỡ và sự tự tin. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn về hiệu quả, khả năng xử lý móm cũng như mức độ gây đau đớn. Dưới đây là các giải đáp chi tiết từ các nha sĩ đầu ngành:

Sau niềng răng có trị móm được không, có hết móm không?

Niềng răng móm có hiệu quả không hay niềng răng có hết móm không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Thực tế, hàm móm do răng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng nhai, tính thẩm mỹ khi giao tiếp, việc niềng răng trong trường hợp này sẽ giúp xử lý hiệu quả các vấn đề trên.

Theo các nha sĩ, hàm móm niềng răng sẽ đem lại hiệu quả như sau:

  • Khắc phục hoàn toàn răng móm: Tình trạng răng móm được giải quyết toàn diện, đảm bảo răng hài hòa, khớp cắn chuẩn, tỷ lệ khuôn mặt cân đối.
  • Hiệu quả duy trì lâu dài: Sau niềng, tình trạng móm không tái phát trở lại. Nếu niềng càng sớm thì hiệu quả thẩm mỹ càng cao.
  • An toàn, không làm yếu răng: Tần suất tác động lực vào các khí cụ đều, sau mỗi lần chịu lực kéo răng đều có thời gian nhất định để ổn định lại. Nhờ vậy mà răng không bị yếu đi sau khi niềng.
Hình ảnh trước và sau niềng răng móm cải thiện rõ rệt
Hình ảnh trước và sau niềng răng móm cải thiện rõ rệt

Niềng răng móm có đau không?

Chỉnh nha răng móm cũng có thể gây cảm giác đau đớn như những ca niềng răng khác. Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn mà cơn đau có thể ở nhiều mức độ nặng – nhẹ khác nhau.

  • Giai đoạn đầu niềng răng: Cảm giác khó chịu sẽ xuất hiện trong miệng, lực kéo của dây cũng sẽ khiến răng ê buốt. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 – 2 tuần.
  • Trong các lần chỉnh dây cung: Trong quá trình đeo niềng, bạn sẽ phải thường xuyên tới cơ sở nha khoa để điều chỉnh lực kéo. Lúc này, bạn phải làm quen với lực siết nên sẽ hơi đau đớn trong 1 – 2 ngày sau đó giảm dần.

Như vậy, cảm giác đau đớn khi niềng răng sẽ không quá nghiêm trọng như nhiều người vẫn tưởng. Mặt khác, hiện nay còn có nhiều loại niềng giúp hạn chế đau hiệu quả, bạn có thể tham khảo ý kiến nha sĩ để được tư vấn chi tiết.

Cùng chủ đề: Niềng răng mắc cài mặt trong: Ưu, nhược điểm, quy trình niềng

Trước khi niềng răng móm có phải nhổ răng không?

Thực tế, không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng trước khi niềng. Chỉ định nhổ răng chỉ được đưa ra trong các trường hợp sau: 

  • Răng bị xô lệch quá mức: Răng móm bị thụt vào quá mức sẽ cần phải nhổ bỏ để những răng còn lại có thể di chuyển về vị trí phù hợp, đảm bảo khớp cắn chuẩn sau niềng.
  • Một số răng móm chen chúc, lộn xộn: Những chiếc răng thừa sẽ cần được nhổ bớt nhằm “giải phóng” khung hàm, tạo khoảng trống để các răng đều hơn.
  • Răng khôn: Răng khôn mọc lệch sẽ gây trở ngại lớn đối với quá trình niềng răng. Do vậy, trước khi đeo niềng, bệnh nhân sẽ được thăm khám sàng lọc kỹ và nhổ bỏ răng khôn nếu cần thiết.
Bệnh nhân sẽ phải nhổ bỏ răng trong những trường hợp cần thiết
Bệnh nhân sẽ phải nhổ bỏ răng trong những trường hợp cần thiết

Quy trình niềng răng móm được thực hiện thế nào?

Câu hỏi “niềng răng móm như thế nào” được rất nhiều người đặt ra. Thực tế, đối với mỗi địa chỉ nha khoa, các giai đoạn niềng răng móm sẽ khác nhau. Song nhìn chung đều được thực hiện theo quy trình niềng răng sau:

  • Khám lâm sàng và chụp X – quang: Các chẩn đoán này giúp phân tích tình trạng răng móm của mỗi người, thông qua đó nha sĩ sẽ lên phác đồ niềng răng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Tư vấn: Nha sĩ tiến hành tư vấn, chia sẻ ưu – nhược điểm của các loại niềng từ đó giúp bạn có lựa chọn phù hợp. 
  • Làm sạch răng miệng: Khi đã đồng ý với phác đồ bác sĩ đưa ra, bệnh nhân được làm sạch răng miệng. Đây là bước vô cùng quan trọng giúp hạn chế tối đa những vấn đề răng miệng sau này.
  • Lắp mắc cài: Mắc cài và dây cung được lắp vào răng của người bệnh. Trong thời gian đeo bệnh nhân sẽ tái khám để điều chỉnh dây cung theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tháo niềng răng: Sau khoảng 6 – 24 tháng quá trình niềng răng sẽ kết thúc. Lúc này bệnh nhân được tháo niềng móm, đeo hàm duy trì và theo dõi thêm để đảm bảo răng miệng ở trạng thái tốt nhất.
Thời gian niềng răng móm mất khoảng 6 - 24 tháng hoặc lâu hơn
Thời gian niềng răng móm mất khoảng 6 – 24 tháng hoặc lâu hơn

Chi phí niềng răng móm bao nhiêu?

Niềng răng móm bao nhiêu tiền? Mức giá niềng cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng răng, phương pháp niềng cũng như cơ sở nha khoa mà bệnh nhân lựa chọn. Bạn có thể tham khảo mức giá từng hình thức niềng răng như sau:

  • Niềng mắc cài kim loại: Dao động trong khoảng 35 đến 45 triệu đồng.
  • Niềng mắc cài sứ: Dao động khoảng từ 40 tới 50 triệu đồng.
  • Niềng mắc cài mặt trong: Khoảng từ 100 đến 120 triệu đồng.
  • Niềng khay trong suốt: Trung bình từ 45 – 140 triệu đồng.

Một số kinh nghiệm niềng răng móm hữu ích

Để tránh niềng răng móm thành hô hoặc một số tình trạng không mong muốn như tụt lợi, nhiệt miệng,… mỗi người cần lưu ý:

  • Luôn chú ý việc chăm sóc răng miệng, đánh răng bằng bàn chải lông mềm và ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước. 
  • Lựa chọn thức ăn mềm, dễ nhai và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Tránh sử dụng đồ ăn cứng, có nhiều đường để không gây hại cho men răng.
  • Chủ động đến gặp nha sĩ theo lịch hẹn để được kiểm tra, theo dõi sát sao sức khỏe răng miệng.
  • Nếu phát hiện bất thường như đau nhức kéo dài, tụt nướu, chảy máu… cần liên hệ ngay với nha sĩ để được tư vấn.
  • Sau khi tháo niềng cần đeo hàm duy trì thường xuyên để tránh nguy cơ răng quay lại vị trí ban đầu.

Như vậy bài viết đã chia sẻ thông tin về các quy trình niềng răng móm, bảng giá tham khảo và một số kinh nghiệm chăm sóc tại nhà. Hy vọng qua nội dung trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc của bản thân và chuẩn bị sẵn sàng cho việc niềng răng để nhanh chóng sở hữu nụ cười rạng rỡ nhất!

Quan trọng: [Giải Đáp Chi Tiết] Niềng Răng Nhổ Răng Số 5 Có Nên Thực Hiện Không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android