Niềng Răng Trainer Và Những Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
Niềng răng trainer được biết đến là giải pháp chỉnh nha tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Vậy hàm trainer là gì? Chúng có thực sự hiệu quả và thay thế được các phương pháp niềng răng khác hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về cách chỉnh nha này.
Hàm trainer là gì?
Hàm trainer là công cụ chỉnh nha được làm từ vật liệu tổng hợp (silicon mềm), thiết kế dạng hình parabol ôm sát theo cung răng tự nhiên, không có mắc cài hay dây cung gây bất tiện cho người sử dụng. Do đó, niềng răng trainer còn được gọi là niềng răng silicon khá phổ biến hiện nay với độ an toàn cao cho răng miệng của bệnh nhân.
Tham khảo: Niềng răng Invisalign có hiệu quả không? Chi phí hết bao nhiêu?
Hàm trainer được sử dụng để nắn chỉnh răng và điều chỉnh phương mọc của răng. Vì vậy, nha sĩ thường sử dụng chúng cho trẻ em từ 2 – 15 tuổi ở giai đoạn tiền chỉnh nha nhằm ngăn ngừa tình trạng sai lệch khớp cắn, tránh cho răng bị hô hàm, mọc chen chúc,…Việc này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc tránh sau này phải niềng răng khi trẻ trưởng thành.
Ngoài ra, cha mẹ lựa chọn phương pháp đeo hàm trainer cho trẻ còn giúp ngăn ngừa, loại bỏ những thói quen xấu của trẻ như mút tay, đẩy lưỡi,… Những thói quen vô tình này của trẻ em có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của răng, làm tăng nguy cơ răng bị hô hàm, hoặc bị móm, sai lệch khớp cắn về sau.
Trước đây, phương pháp niềng răng trainer chủ yếu chỉ sử dụng cho trẻ em khi đang ở giai đoạn răng sữa hoặc đang mọc răng. Tuy nhiên, hiện nay với sự tiện dụng của chúng, hàm trainer ngày càng được cải tiến và cho ra đời nhiều loại với nhiều mục đích khác nhau dành cho cả người lớn.
Trường hợp nào nên niềng răng trainer?
Hiện nay, có hai loại hàm trainer chính là loại dành cho trẻ em và loại dành cho người lớn. Cụ thể, niềng răng trainer được áp dụng cho mỗi đối tượng khác nhau với mục đích riêng biệt.
Đối với trẻ em
- Hàm trainer dành cho trẻ em từ 2 – 10 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ đang mọc răng sữa, do đó việc đeo hàm trainer sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Chúng giúp định hình các răng sữa mọc lên ở vị trí và hướng mọc chuẩn hơn. Sau này, khi thay răng sữa, các răng cố định mọc lên cũng theo vị trí chuẩn đó để được đều và đẹp.
- Hàm trainer dành cho trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Đây là giai đoạn lý tưởng nhất để niềng răng trainer alignment cho trẻ nhằm ngăn ngừa tình trạng sai lệch khớp cắn, hô hàm, răng thưa, răng mọc chen chúc, lộn xộn,… Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và về sau không cần phải niềng răng ở tuổi trưởng thành.
Đối với người lớn
Niềng răng silicon trainer là giải pháp chỉnh nha tại nhà nên rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, hàm răng của người trưởng thành hầu như không còn phát triển như trẻ em. Cung hàm có cấu tạo dày, cứng hơn, xương hàm đã hoàn chỉnh, răng cố định đã mọc đủ.
Do vậy, đối với người lớn, hàm trainer hầu như không có tác dụng chỉnh nha như trẻ em mà thường chỉ được các nha sĩ khuyên dùng trong trường hợp răng bị sai lệch ở mức độ nhẹ. Chúng thường được nha sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kết hợp tại nhà với các phương pháp niềng thông thường.
Ngoài ra, bệnh nhân đã niềng răng mắc cài hoặc niềng răng trong suốt, sau khi kết thúc quá trình đeo niềng có thể đeo thêm hàm trainer để cố định răng ở vị trí chuẩn sau một thời gian mới tháo niềng.
Niềng răng trainer cho người lớn (Adults – A) hiện nay phổ biến nhất là bộ dụng cụ niềng răng trainer a1, a2, a3 gồm 3 giai đoạn tương ứng mỗi hàm a1, hàm a2, hàm a3.
Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Là Gì? Có Mấy Loại? Ưu Và Nhược Điểm Nổi Bật
Phương pháp niềng răng trainer có ưu, nhược điểm gì?
Cho đến nay, niềng răng trainer vẫn là một phương pháp chỉnh nha đối với riêng với trẻ em. Còn với người lớn, chúng chỉ được coi là giải pháp hỗ trợ phương pháp niềng răng với khí cụ thông thường như mắc cài và dây cung. Vậy cụ thể, niềng răng trainer có những ưu, nhược điểm nào?
Ưu điểm:
- Chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp niềng răng khác cho trẻ em.
- Có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng tại nhà mà không cần đến nha khoa.
- Ngoài công dụng chính định hình răng cho trẻ, niềng răng trainer còn hạn chế các thói quen xấu của trẻ gây ảnh hưởng đến răng miệng như mút tay, đẩy lưỡi,… Hàm trainer có nhiều ưu điểm nổi bật trong việc niềng răng cho trẻ
Nhược điểm:
- Hầu như chỉ có tác dụng chỉnh nha đối với trẻ em, không có nhiều hiệu quả với người trưởng thành.
- Chỉ có khả năng điều chỉnh sự sai lệch cấu trúc răng, không khắc phục triệt để được các khiếm khuyết của răng cho trẻ.
- Tự sử dụng hàm trainer tại nhà nếu dùng không đúng cách có thể gây lệch khớp cắn về lâu dài.
Hướng dẫn sử dụng niềng răng silicon hiệu quả
Niềng răng silicon trainer mặc dù không phải là phương pháp niềng răng chính dành cho người lớn. Tuy nhiên chúng là rất hữu ích đối với trẻ em, nên thường được sử dụng chủ yếu cho trẻ đang ở giai đoạn răng sữa.
Nhằm đạt hiệu quả chỉnh nha tối đa, khi sử dụng hàm trainer bạn cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của nha sĩ. Đồng thời bạn cũng cần nắm được cách sử dụng hàm trainer như hướng dẫn dưới đây.
- Đeo hàm: Bệnh nhân nên đeo hàm trainer vào ban đêm và đeo thêm ít nhất 1 tiếng vào ban ngày. Đối với trẻ em, thời gian đầu mới đeo niềng chưa quen, cảm thấy khó chịu thì có thể tập cho con đeo khoảng 2 – 3 tiếng/ngày.
- Vệ sinh hàm: Cần vệ sinh hàm trainer tối thiểu 2 lần/ngày với nước muối ấm để đảm bảo an toàn vệ sinh răng miệng, phòng tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh răng miệng cho người đeo niềng.
- Tái khám: Trong suốt quá trình đeo niềng cần thực hiện thăm khám định kì tại các cơ sở nha khoa khoảng 2 tháng/lần (hoặc tùy theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ).
- Đổi hàm: Sau khi đeo hàm được khoảng 8 – 10 tháng thì cần đến các cơ sở nha khoa để đổi hàm trainer. Thời gian đổi hàm có thể chênh lệch phụ thuộc vào tình trạng răng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định cụ thể cho từng bệnh nhân.
- Tác dụng phụ: Trong quá trình đeo niềng răng trainer, nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như đau răng hay viêm nướu,… Bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức và nên đến gặp nha sĩ.
Chi phí niềng răng trainer như thế nào?
Niềng răng trainer chỉ là giải pháp hỗ trợ để tăng hiệu quả niềng răng cũng như định hình hướng mọc răng. Do đó chúng không được coi là phương pháp cốt lõi trong việc chỉnh nha. Người bệnh chỉ cần mua hàm trainer tại các cơ sở nha khoa về là có thể tự sử dụng tại nhà. Chính vì vậy, chúng có mức giá thành thấp hơn nhiều so với các phương pháp niềng răng chính thống như niềng mắc cài và trong suốt.
Đọc ngay: Niềng Răng Tháo Lắp Là Gì? Đối Tượng Và Quy Trình Thực Hiện
Hiện nay, hàm silicon có mức giá khoảng từ 3.000.000đ – 6.000.000đ. Sự chênh lệch giá phụ thuộc vào loại hàm trainer mà bạn mua và do mỗi cơ sở cung cấp sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn như loại hàm trainer dành cho trẻ em và tuổi vị thành niên thường có mức giá thấp hơn so với hàm trainer dành cho người lớn. Thông thường, niềng răng trainer cho người lớn hết khoảng 6.000.000đ.
Mặc dù niềng răng trainer có giá thành thấp và rất dễ mua, nhưng người dùng tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng tại nhà mà không cần gặp nha sĩ để thăm khám và tư vấn. Thực tế, đã có không ít trường hợp tự mua hàm trainer về đeo dẫn đến hậu quả khôn lường như đau răng miệng, khó ăn uống,… Về lâu dài, có thể gây biến đổi cấu trúc răng, biến dạng khuôn mặt.
Nhằm đảm bảo an toàn khi niềng răng trainer, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Đồng thời điều này cũng thuận tiện cho bạn trong quá trình tái khám và thay hàm trainer định kỳ về sau.
Những lưu ý khi niềng răng trainer
Thực tế, niềng răng trainer đem lại nhiều hiệu quả chỉnh nha, đặc biệt đối với trẻ em. Vậy để đảm bảo công dụng tối đa khi niềng cũng như phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người niềng răng cần lưu ý như sau:
- Cần thăm khám và lắng nghe sự tư vấn từ nha sĩ trước khi quyết định niềng răng trainer để được xác định tình trạng răng hiện tại, từ đó nha sĩ chỉ định loại hàm phù hợp cho bạn.
- Ngoài việc lắng nghe kỹ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng hàm trainer tại nhà, khi bắt đầu đeo hàm, bạn nên đọc lại hướng dẫn sử dụng, thông số kỹ thuật,… của hàm trainer để sử dụng đạt hiệu quả cao.
- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý đến các thói quen xấu của trẻ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của răng như mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay,… Từ đó áp dụng giải pháp niềng răng trainer từ sớm cho trẻ vừa để hạn chế các thói quen xấu vừa định hình hướng răng mọc.
- Chú ý vệ sinh răng miệng cũng như hàm trainer đúng cách.
- Tháo hàm trainer ra trước khi ăn uống và chỉ đeo lại hàm trainer khi răng miệng đã được vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.
- Khuyến khích đeo hàm trainer vào ban đêm khi ngủ và đeo tối đa các khoảng thời gian trong ngày để đạt hiệu quả chỉnh nha cao hơn.
- Ngưng sử dụng và đến gặp nha sĩ ngay khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về răng miệng trong quá trình đeo hàm trainer, chẳng hạn như dấu hiệu đau nhức răng, viêm nướu, khó khăn trong việc ăn uống,…
Niềng răng trainer vẫn luôn được coi là một giải pháp hỗ trợ chỉnh nha hiệu quả đối với người lớn và là phương pháp chỉnh nha thuận tiện nhất dành cho trẻ em. Lời khuyên từ các chuyên gia nha khoa là cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng loại niềng này từ rất sớm cho trẻ để ngăn ngừa các thói quen xấu về răng miệng của trẻ cũng như giúp định hình răng mọc đều, đẹp hơn. Còn với người trưởng thành, bạn nên lựa chọn niềng với mắc cài hoặc trong suốt để đảm bảo hiệu quả về lâu dài. Chúc bạn đọc luôn có một hàm răng khỏe đẹp!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!