Sâm Ngọc Linh Đà Lạt: Quá Trình Nghiên Cứu Và Những Tiềm Năng Lớn
Sâm ngọc linh là loại dược liệu quý, về dược chất được xếp trên cả sâm của Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc, thậm chí còn được giới y học mệnh danh là “Nhất Đẳng Hùng Sâm". Bên cạnh giống sâm tại núi Ngọc Linh - Quảng Nam thì sâm ngọc linh Đà Lạt cũng được người dùng ưa chuộng và chuyên gia đánh giá cao.
Sâm ngọc linh là loại dược liệu quý, về dược chất được xếp trên cả sâm của Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc, thậm chí còn được giới y học mệnh danh là “Nhất Đẳng Hùng Sâm”. Bên cạnh giống sâm tại núi Ngọc Linh – Quảng Nam thì sâm ngọc linh Đà Lạt cũng được người dùng ưa chuộng và chuyên gia đánh giá cao.
Quá trình nghiên cứu và phát triển giống sâm ngọc linh Đà Lạt
Sau 4 năm thực hiện, dự án “Nghiên cứu khả năng ra hoa, tạo hạt của cây sâm ngọc linh invitro tại Đà Lạt” được triển khai bởi Ban Quản lý khu Công nghệ sinh học & Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt đã mở ra nhiều hướng đi mới đối với việc bảo tồn, nhân giống, phát triển sâm ngọc linh Đà Lạt.
Bắt đầu từ những cây giống có nguồn gốc nuôi cấy mô (invitro), các nhà nghiên cứu đã tiến hành nuôi trồng trên 12 loại giá thể khác nhau, chế độ dinh dưỡng và điều kiện sinh thái cũng khác nhau (1 điều kiện nhà mái che, 2 điều kiện nhà kính, 1 điều kiện trồng ngoài tự nhiên). Sau đó sẽ đánh giá ảnh hưởng của từng loại giá thể, chế độ dinh dưỡng, điều kiện sinh thái so với khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển của sâm.
Kết quả thu được đã cho thấy ảnh hưởng của các loại giá thể nuôi trồng, chế độ dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây sâm. Cụ thể, giá thể phù hợp nhất để trồng sâm ngọc linh Đà Lạt đó là: Đất mùn (hỗn hợp xơ dừa và phân bò khô), chế độ dinh dưỡng N-P-K (đạm, lân, kali) theo tỷ lệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Khi sống trong điều kiện thích hợp, sâm ngọc linh Đà Lạt sẽ phát triển mạnh về chiều cao, thân lá, đường kính tán, số lượng lá, thân cây to, cứng cáp, phần rễ lan rộng, đường kính củ lớn. Cây 5 năm tuổi đạt khối lượng thân rễ củ trung bình là 77,5g, thậm chí có những cây đạt tới 94,9g.
Với mỗi khu vực khác nhau của Lâm Đồng, kết quả nuôi trồng sâm cũng khác nhau. Cụ thể: Tỷ lệ sống sót cao nhất là ở nhà kính khu vực Đà Lạt (79,8%), tiếp đến là trồng ngoài trời tại hồ Tuyền Lâm (70%), khu vực có mái che là 61%) và thấp nhất là tại xã Đạ Sar – Lạc Dương 40%.
Giá trị dược tính và tiềm năng của sâm ngọc linh Đà Lạt
Theo kết quả nghiên cứu, khả năng tính lũy saponin của sâm ngọc Linh (4 – 5 năm tuổi) có nguồn gốc nuôi cấy invitro so với sâm tự nhiên tại vùng núi Ngọc Linh – Quảng Nam cho thấy: Sâm nuôi cấy có hàm lượng G-Rg1 và G-Rb1 tương đương nhau. Riêng chỉ có hàm lượng M-R2 thấp hơn (1,389 so với 2,04), đạt 67% so với sâm tại núi Ngọc Linh.
Tính tổng thể thì khi so sánh cây 4 năm tuổi với nhau, hàm lượng saponin của loại nuôi cấy invitro đạt được 85% so với loại được trồng tại vùng núi Ngọc Linh. Tuy thấp hơn nhưng nó vẫn đạt tiêu chuẩn dược điển sâm Việt Nam do Bộ Y tế ban hành. Đặc biệt, hàm lượng saponin đặc trưng của sâm ngọc linh là M-R2 trong loại nuôi cấy vượt gấp 3,5 lần so với tiêu chuẩn này.
Đổi lại, khối lượng trung bình đạt 77,5g khi nuôi trồng tại Đà Lạt lại có hiệu quả về năng suất tương đối cao, hứa hẹn mang đến những thành tựu mới trong tương lai. Đồng thời, hiện nay lượng sâm phân phối cho thị trường hiện khá hạn chế do ở môi trường tự nhiên cây phát triển chậm, cho năng suất thấp. Chính vì thế mà việc canh tác sâm ngọc linh tại Đà Lạt sẽ là nguồn cung cấp sâm quý giá.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra với điều kiện nuôi trồng như ở Đà Lạt, kết hợp cùng cách thức bố trí thí nghiệm tương đồng với vùng núi Ngọc Linh, cây hoàn toàn có thể thích nghi và sinh trưởng tốt. Thêm vào đó, nó sẽ tạo ra một hướng giải quyết những hạn chế chưa thể khắc phục được của phương pháp nhân giống bằng hạt truyền thống.
Thêm vào đó, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ tạo ra nguồn giống đủ nhiều để cung cấp cho người dân. Qua đó thúc đẩy quá trình xã hội hóa việc trồng sâm ngọc linh, mang lại lợi ích kinh tế cũng như phát triển thương hiệu sâm Việt Nam vươn tầm ra thế giới.
Sâm ngọc linh giờ đây không chỉ là dược liệu đặc hữu của Quảng Nam mà nó còn bén rễ trên mảnh đất lành của Đà Lạt. Việc nuôi trồng thành công và định hướng phát triển sâm ngọc Linh Đà Lạt sẽ là bước tiến vượt bậc của ngành dược liệu nước nhà.
Mặc dù với với tiến bộ khoa học, sâm Ngọc Linh đã nói có thể nuôi trồng tại Đà Lạt, tuy nhiên do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, chắc chắn hàm lượng dưỡng chất của sâm Ngọc Linh Đà Lạt vẫn không thể sánh ngang với sâm tại Quảng Nam và Kon Tum. Nơi được xem là “mảnh đất màu mỡ” làm nên “Quốc Bảo nước Nam” này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!